Vai trò của các cấp ủy Đảng, Chính quyền là hết sức quan trọng. Hoạt động của một trạm y tế xã có tốt hay không thì vai trò của Trung tâm y tế, Đảng ủy, UBND xã có ảnh hưởng rất lớn, nếu trạm y tế xã không có sự quan tâm đúng mức của Trung tâm y tế, Đảng ủy, Chính quyền địa phương thì mọi hoạt động của trạm đó chỉ có cầm chừng và không có hiệu quả.
Qua thảo luận với các đối tượng chúng tôi nhận thấy, mặc dù các cấp có quan tâm đến hệ thống y tế xã, tuy nhiên đôi khi chưa triệt để. Việc thực thi các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Y tế còn có những bất cập, chưa kịp thời và chưa hiệu quả. Chưa có chính sách ưu tiên, đầu tư (con người, trình độ, nhà cửa, trang thiết bị) cho hệ thống y tế tuyến xã. Việc thiếu nhân lực, cán bộ y tế không làm đúng chức năng (bác sỹ, y sỹ làm dược sỹ, YHCT ...), hoặc đồng lương, phụ cấp của họ thấp...Theo chúng tôi, mặc dù có khó khăn nhất định, nhưng các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Tuyên Quang có thể giải quyết được một số vấn đề. Ví dụ: Sở Y tế, Sở Giáo dục & Đào tạo cần rà soát nhân lực, đánh giá sự thiếu hụt về số lượng, chất lượng cán bộ y tế. Sở sẽ xây dựng đề án đào tạo cán bộ có trình độ đại học, trên cơ sở đó sẽ tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh có kế hoạch
đào tạo cán bộ người địa phương (theo hình thức liên kết) để bù đắp sự thiếu hụt về nhân lực. Sở Y tế cũng cần tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND đưa ra chính sách thu hút, đãi ngộ thích đáng đối với cán bộ về Tuyên Quang công tác (chính sách trải thảm đỏ như tỉnh đã thực hiện: ngoài việc thưởng 30 – 40 triệu đồng cho cán bộ có trình độ đại học xin về Tuyên Quang công tác, cần chú ý bổ sung thêm như cung cấp nhà ở, tăng lương cơ bản, cho đi học sau đại học ngay sau khi nhận công tác...). Hoặc nhà cửa, trang thiết bị có thể thực hiện được thông qua dự trù kinh phí hàng năm của địa phương, hoặc xin kinh phí thông qua các tổ chức, dự án...Có như vậy, sẽ cải thiện được điều kiện làm việc tại tuyến cơ sở, góp phần thu hút cán bộ y tế đến làm việc và yên tâm công tác tại tuyến cơ sở.
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân lực y tế xã, phường thị trấn theo đánh giá của cán bộ y tế và người dân đánh giá của cán bộ y tế và người dân
85,
. Tuy nhiên
...
* Sự thiếu hụt và biên chế giao hàng năm ít:
Có thể nói số lượng và chất lượng cán bộ y tế tuyến xã của Tuyên Quang hiện nay là vấn đề khá nổi cộm. Tuy số lượng cán bộ y tế tuyến xã của Tuyên Quang đã đủ với yêu cầu của Bộ Y tế, Nhưng vẫn thiếu về chất lượng (không đủ cán bộ có trình độ đại học, sau đại học). Do thiếu số lượng nên sự sắp xếp cán bộ không phù hợp, còn sai so với quy định (y sỹ, điều dưỡng làm thay cho dược sỹ trung cấp; không đủ y sỹ y học cổ truyền, y sỹ sản nhi ...). Tất cả những nguyên nhân trên sẽ tạo ra vòng luẩn quẩn. Thiếu nhân lực nên
họ phải căng ra làm việc, áp lực công việc rất lớn, trong khi đó lương và phụ cấp đãi ngộ không hợp lý, không khuyến khích họ yên tâm công tác; mặt khác cũng không có chính sách thu hút cán bộ y tế có trình độ đại học sau tốt nghiệp trở về quê hương công tác. Thiếu số lượng nên cán bộ y tế không có cơ hội đi học tập nâng cao chuyên môn, ít có cơ hội thăng tiến...
Trong cơ chế thị trường, ở tuyến xã ít có sức thu hút (nếu không nói là không có sức lôi cuốn), không có khả năng giữ chân hộ yên tâm ở lại công tác; bên cạnh đó họ lại bị sức cuốn hút của y tế tuyến trên, những vùng thuận lợi hơn. Việc thiếu số lượng, chất lượng cán bộ y tế và dịch chuyển nhân lực không riêng gì ở Tuyên Quang, mà các địa phương khác đang gặp phải (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái...)[26], [43], [44], [60], [71]. Đây là bài toán khó – cần có đáp số cho hệ thống y tế cơ sở. Đòi hỏi phải có chính sách từ Trung ương; sự chỉ đạo kịp thời, có sự đầu tư thích hợp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Y tế.... Nếu không có giải pháp kịp thời và đồng bộ, hệ thống y tế tuyến xã, phường của Tuyên Quang trong thời gian tới sẽ vẫn còn nhiều bất cập.
Kết quả thu được ở bảng 3.4 cho thấy: Ở các đơn vị, số cán bộ y tế theo biên chế được giao đã tuyển đủ, tuy nhiên chỉ đạt trên 92% so với quy định tại Thông tư số 08/2007 của Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nghèo, kinh phí tỉnh hạn chế nên việc giao chỉ tiêu biên chế hàng năm tăng rất ít. Trong khi đó các trạm y tế không có nguồn kinh phí nào để hợp đồng cán bộ.
* Điều kiện làm việc tại cơ sở khó khăn:
Kết quả thu được tại bảng 3.19 cho thấy: 14,2% cán bộ y tế trả lời không muốn gắn bó lâu dài với y tế cơ sở, lý do chủ yếu là muốn tìm nơi có thu nhập cao hơn và muốn có điều kiện cho con cái sau này; 20% cán bộ y tế
trả lời là: “Ít được quan tâm”. Đây thật sự là điều đáng suy nghĩ đối với các nhà quản lý, câu hỏi đặt ra là làm thế nào động viên được cán bộ để họ yên tâm công tác lâu dài?
Có 35% ý kiến trả lời cho rằng khí hậu ở vùng cao, miền núi khắc nghiệt và giao thông đi lại khó khăn, vấn đề này không thể riêng ngành y tế giải quyết được.
* Cơ hội nghề nghiệp, cơ hội học tập, đào tạo, cơ hội thăng tiến:
Cơ hội nghề nghiệp, cơ hội học tập, đào tạo, cơ hội thăng tiến cũng có những ảnh hưởng nhất định đến nguồn nhân lực. Trong hoạt động nghề nghiệp, bất cứ ai, bất cứ ngành nghề nào đều phải quan tâm tới vấn đề này. Ai cũng có mong có cơ hội được học tập nâng cao trình độ, được khám chữa bệnh nhiều hơn, được thăng tiến. Ở tuyến xã hiện nay hầu hết cán bộ sau khi nhận công tác đều có ít cơ hội được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý... Một phần, ở giai đoạn hiện nay, do nhu cầu tuyến xã không cần cán bộ có trình độ cao như giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa 2, thạc sỹ... Mặt khác, bản thân trạm y tế đang thiếu cán bộ, khối lượng công việc quá tải, do vậy việc cử đi học sẽ gặp khó khăn, nếu cử cán bộ đi học, ngay lập tức trạm không có người làm việc (chưa kể đến số cán bộ được học tập nâng cao, sau đó họ cũng xin chuyển công tác, thậm chí xin bỏ việc về các bệnh viện có thu nhập cao, ở các thành phố lớn). Một điều cũng nên đề cập đó là tuyến xã có ít bệnh nhân, ít loại bệnh, hoặc bệnh nhẹ, ít được khám chữa bệnh tư. Với hầu hết các bác sỹ ai cũng muốn được khám chữa bệnh thường xuyên, khám nhiều bệnh thì mới có khả năng nâng cao tay nghề, khi có tay nghề cao mới thu hút đông bệnh nhân, càng đông bệnh nhân lại càng có tay nghề cao, càng có thêm thu nhập. Trong khi đó ở tuyến xã, dân số khoảng 2000 - 4000 người, mô hình bệnh tật diễn biến không thuận lợi cho
các cán bộ y tế được chuyển giao, tiếp cận khoa học kỹ thuật trong khám, chưa bệnh và chăm sóc dự phòng cho nhân dân; mặt khác khi cán bộ y tế có tay nghề cao, nhưng lại ở xa, đường xá đi lại khó khăn cũng khó có thể có đông bệnh nhân. Như vậy, ở trạm y tế các cán bộ không có cơ hội học tập nâng cao, ít có cơ hội thăng tiến, ít được khám chữa bệnh, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các bác sỹ mới ra trường không muốn xin về tuyến xã công tác hoặc không yên tâm gắn bó với y tế xã, phường.
Trong quá trình công tác cán bộ trạm y tế xã gặp phải những khó khăn nhất định: 60,2% cán bộ được điều tra cho rằng cơ sở vật chất thiếu thốn, 89,7% cán bộ được điều tra cho rằng thiếu trang thiết bị phương tiện làm việc. Điều kiện, phương tiện làm việc của trạm y tế xã là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng cung cấp dịch vụ. Dù trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ công tác tại trạm y tế có tốt đến đâu nhưng cơ sở nhà cửa, trang thiết bị của trạm y tế không đảm bảo sẽ không gây được niềm tin, không thu hút được người dân đến sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế đó. Trong quá trình điều tra phỏng vấn đối với người dân, nhiều người có ý kiến nhận xét: Cơ sở vật chất và trang thiết bị của tuyến xã chưa đáp ứng mong muốn của người dân.
Về trang thiết bị của trạm y tế phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh là một yếu tố lớn ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ tại trạm y tế xã trạm. Kết quả thực hiện phân tuyến kỹ thuật cho thấy nguyên nhân không nhỏ là thiếu trang thiết bị nhất là phân tuyến thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm. Người dân cần trạm y tế có phương tiện xét nghiệm thông thường như máy điện tim, siêu âm, kính hiển vi, các bộ kít xét nghiệm máu, sinh hoá máu để phục vụ hoạt động khám chữa bệnh tại trạm. Đây là nhu cầu hoàn toàn chính đáng của người dân, cũng là vấn đề cần lưu ý quan tâm vì
thông qua hoạt động khám chữa bệnh tại trạm y tế có ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin và sự hài lòng của người dân. Từ đó họ sẵn sàng tham gia các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng khi trạm y tế tổ chức triển khai.
Về thuốc phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh: Hoạt động cung ứng thuốc thiết yếu là nhiệm vụ của cơ quan quản lý, thuộc nhóm các chỉ số đầu vào, đó là việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu theo yêu cầu của mô hình bệnh tật, theo chủng loại và theo nhu cầu của người dân. Khi thảo luận, một số người dân có ý kiến cho rằng trạm y tế thiếu thuốc, khi đến trạm khám bệnh thì được trả lời là hết thuốc. Do vậy họ phải mua thuốc ngoài, chất lượng thuốc không đảm bảo, có khi lại phải chịu mua thuốc giá cao. Như vậy, vấn đề đặt ra cho ngành y tế cần phải chú trọng công tác cung ứng thuốc cho các trạm y tế xã, luôn luôn đảm bảo tính sẵn có để đảm bảo phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Về cơ sở nhà cửa của trạm y tế xã: Hoạt động tại trạm là một trong hai nhóm hoạt động về chuyên môn, kỹ thuật của trạm y tế xã. Do đó, cơ sở nhà trạm là một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của trạm y tế xã, vì đây là cơ sở y tế gần dân nhất, nơi người dân đến khám, chữa bệnh khi ốm đau và tiếp cận với các dịch vụ y tế khác. Nhà trạm không đảm bảo yêu cầu là một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của trạm y tế xã.
Nhà trạm, trang thiết bị, thuốc là những điều kiện làm việc tối thiểu đảm bảo cho hoạt động khám chữa bệnh tại trạm. Nếu điều kiện làm việc tốt sẽ thu hút được nhân dân đến khám, điều trị đông đảo, doanh thu của trạm được tăng lên, mức sống của cán bộ trạm y tế được cải thiện, nâng cao. Niềm tin của đảng ủy, chính quyền, người dân ngày càng nâng lên – sẽ là liều thuốc động viên tinh thần cho cán bộ y tế tuyến xã. Cứ như vậy,
vòng tác động của cơ sở vật chất đến năng lực làm việc, lòng yêu ngành, yêu nghề của cán bộ y tế tuyến xã ngày càng được nâng lên. Đảm bảo điều kiện làm việc là một yếu tố có tác dụng dương tính đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã. Hiển nhiên, nếu thiếu điều kiện làm việc tối thiểu sẽ có ảnh hưởng không tốt đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, số cán bộ y tế đến làm việc tại tuyến xã sẽ có xu hướng giảm, cán bộ hiện có tại tuyến xã sẽ có xu hướng di chuyển đến nơi có điều kiện làm việc tốt hơn.
Mặc dù những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như trình độ của cán bộ y tế xã còn có những hạn chế nhất định, nhưng người dân vẫn đến sử dụng các dịch vụ y tế tại trạm, và họ vẫn lựa chọn TYT là cơ sở thực hiện khám chữa bệnh ban đầu. Về nguyên lý có vẻ như mâu thuẫn giữa khả năng, điều kiện cung cấp dịch vụ với việc tiếp cận sử dụng dịch vụ. Nhưng thực tế hai vấn đề này hoàn toàn có lôgíc với nhau, vì thực tế có thể họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài trạm y tế hoặc họ cho rằng dịch vụ y tế do trạm y tế xã cung cấp là phù hợp với bản thân và cộng đồng nơi họ sinh sống và cũng có thể họ không thể có điều kiện về tài chính để sử dụng dịch vụ do cơ sở y tế khác cung cấp. Tuy nhiên, việc đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trạm y tế xã phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thực tế ở mỗi địa phương trên cả các mặt kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội; nhưng quan trọng phải làm sao đạt được tính hiệu quả trên các mặt. Từ kết quả này, vấn đề cần đặt ra với các cơ quan có thẩm quyền quản lý ở địa phương, để thu hút người dân đến sử dụng dịch vụ y tế tại trạm, ngoài tăng cường năng lực chuyên môn cho trạm y tế xã bằng việc có chức danh bác sỹ làm việc tại xã dưới các hình thức khác nhau; đồng thời cũng cần phải trang bị những dụng cụ xét nghiệm giúp cho các bác sĩ hoạt động, tăng chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh tại tuyến xã.
Điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội nơi công tác, sự khác biệt về phong tục tập quán, ngôn ngữ cũng ảnh hưởng tới nguồn nhân lực y tế tuyến xã. Đường xá đi lại khó khăn, địa hình hoạt động rộng, sự bất đồng về ngôn ngữ, khác biệt phong tục tập quán... của người dân cũng khó khăn cho công tác tuyên truyền, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Do vậy, trong tương lai các nhà hoạch định chính sách cần xem xét đến ưu tiên đào tạo cán bộ y tế người địa phương (theo địa chỉ, cử tuyển, 62 huyện nghèo...). Sau khi tốt nghiệp họ cam kết trở về địa phương công tác, có như vậy bài toán thiếu hụt cán bộ y tế tuyến xã mới được giải đáp.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng nguồn nhân lực y tế xã, phƣờng tại tỉnh Tuyên Quang:
Về số lượng cán bộ y tế xã:
Nhân lực y tế xã đã đủ so với quy định tại Thông tư 08: Bình quân mỗi trạm y tế ở Tuyên Quang có 5,53 cán bộ y tế, đạt 92% so với quy định tuy nhiên kết quả này chưa áp dụng hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý.
Về cơ cấu, trình độ cán bộ y tế xã :
Bác sỹ: 72,34 % trạm y tế xã có bác sỹ. Đặc biệt thiếu bác sỹ ở những huyện vùng cao như Lâm Bình (25,0%)
Y sỹ: Nhiều nhất là Huyện Na Hang (76,2%), thấp nhất là huyện Yên
Sơn (66,7%).
Hộ sinh trung cấp: Thừa 1,4% so với quy định, có 2/141 trạm y tế xã
có 2 hộ sinh.
Dược sỹ trung cấp: Chỉ có 4/141 trạm y tế xã có dược sỹ trung cấp. Riêng Thành phố Tuyên Quang, huyện Chiêm Hóa, huyện Na Hang, huyện