4.1 Quy trình kiểm toán chung tại công ty
4.1.1.6 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận
Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ:
Hệ thống kiểm soát nội bộ ở cấp độ doanh nghiệp thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, hệ thống kiểm soát nội bộ ở cấp độ doanh nghiệp đã đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hiểu biết tốt về hệ thống kiểm soát nội bộ ở cấp độ doanh nghiệp sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn củ a mình để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở cấp độ doanh nghiệp bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 3 thành phần cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:
− Môi trường kiểm soát:
Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên.
Phong cách điều hành và triết lý của các nhà quản lý doanh nghiệp.
Cấu trúc tổ chức
Phân định quyền hạn và trách nhiệm
Chính sách nhân sự và thực tế về quản lý nhân sự. − Đánh giá rủi ro: Rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC. − Giám sát các hoạt động kiểm soát:
Giám sát thường xuyên và định kỳ.
Báo cáo các thiếu sót của hệ thống KSNB.
Đánh giá rủi ro gian lận:
Theo VSA 240 “Gian lận và sai sót” yêu cầu: “KTV phải xác định và đánh giá các rủi ro sai sót trọng yếu do gian lận ở cấp độ tổng thể BCTC và ở cấp độ cơ sở dẫn liệu của các nghiệp vụ, số dư tài khoản và thuyết minh BCTC”. Vì vậy, KTV cần xem xét các yếu tố rủi ro liên quan đến các sai sót phát sinh từ lập BCTC gian lận, sau đó đánh giá xem có tồn tại rủi ro trọng yếu hay không.
Các yếu tố rủi ro liên quan đến các sai sót phát sinh từ lập BCTC gian lận: − Động cơ /Áp lực:
Tình hình kinh tế, điều kiện ngành hay điều kiện hoạt động của đơn vị có tác động không tốt đến khả năng ổn định tài chính hay khả năng sinh lời. Các biểu hiện cụ thể như: Mức độ cạnh tranh cao hay thị trường bão hòa, kèm theo lợi nhuận suy giảm, lỗ từ hoạt động kinh doanh dẫn đến nguy cơ phá sản, các quy định mới về kế toán, pháp luật và các quy định khác có liên quan...
Áp lực cao đối với Ban giám đốc nhằm đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên thứ ba do: Tỷ suất lợi nhuận hay kỳ vọng theo xu thế của các nhà phân tích đầu tư, các nhà đầu tư là các tổ chức, các chủ nợ quan trọng hoặc các bên độc lập khác (đặc biệt là các kỳ vọng quá mức hoặc phi thực tế), bao gồm những kỳ vọng của Ban giám đốc trong các thông tin báo chí hoặc các thông tin trong báo cáo thường niên mang quá nhiều thông tin lạc quan...
Các thông tin cho thấy tình hình tài chính cá nhân của thành viên Ban giám đốc hoặc Hội đồng quản tri bi ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động tài chính của đơn vị do: Phần lớn thu nhập của Ban giám đốc hoặc Hội đồng quản tri (như tiền thưởng, quyền mua chứng khoán và các thỏa thuận thanh toán theo mức lợi
nhuận là chưa chắc chắn và phụ thuộc vào việc đạt được các mục tiêu về giá chứng khoán, kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính hoặc dòng tiền…
Áp lực cao đối với Ban giám đốc hoặc nhân sự phụ trách hoạt động để đạt được các mục tiêu tài chính được thiết lập bởi Hội đồng quản trị bao gồm các chính sách khên thưởng theo doanh thu hay tỷ suất lợi nhuận.
− Các cơ hội:
Tính chất của ngành nghề kinh doanh hay các hoạt động của đơn vị có thể tạo cơ hội cho việc lập BCTC gian lận có thể phát sinh từ: Đơn vi có các giao dịch quan trọng với bên liên quan nằm ngoài quá trình kinh doanh thông thường hoặc với các bên liên quan chưa được kiểm toán hoặc do công ty kiểm toán khác kiểm toán, đơn vi có tiềm năng tài chính mạnh chiếm ưu thế vượt trội trong một ngành nhất định, cho phép đơn vị có thể độc quyền quy định các điều khoản và điều kiện đối với các nhà cung cấp hoặc khách hàng, có thể dẫn đến các giao dịch không hợp lý hoặc các giao dịch bất thường….
Việc giám sát Ban giám đốc không hiệu quả do những nguyên nhân sau: Quyền quản lý bi một người hoặc một nhóm người (trong một doanh nghiệp không phải do chủ sở hữu quản lý) độc quyền nắm giữ mà không có hệ thống kiểm soát mức lương, thưởng, quyền giám sát của Hội đồng quản trị đối với quy trình lập BCTC và kiểm soát nội bộ kém hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức phức tạp hoặc bất ổn, thể hiện qua các hiện tượng: khó khăn trong việc xác định tổ chức hoặc cá nhân có quyền kiểm soát trong đơn vị, cơ cấu tổ chức phức tạp một cách cố ý bao gồm những pháp nhân hoặc những cấp quản lý bất thường, thay đổi thường xuyên Giám đốc (Tổng giám đốc), chuyên gia tư vấn pháp luật, hoặc Hội đồng quản trị...
Bộ phận kiểm soát nội bộ kém hiệu lực do những nguyên nhân sau: Chức năng kiểm soát bao gồm kiểm soát tự động và kiểm soát qua các BCTC giữa niên độ (ở những đơn vị có yêu cầu báo cáo độc lập) không thể giám sát đầy đủ, tuyển dụng hoặc thay đổi thường xuyên nhân viên kế toán, bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc nhân viên công nghệ thông tin nhưng không hiệu quả...
Thái độ/sự hợp lý hóa hành động: Cấp quản lý truyền đạt, thực hiện, hỗ trợ hoặc yêu cầu thực hiện các giá trị hoặc tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của doanh
nghiệp nhưng không hiệu quả, truyền đạt những giá trị hoặc tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp không phù hợp, thành viên Ban giám đốc không có chuyên môn tài chính can thiệp quá mức hoặc chiếm giữ quyền lựa chọn chính sách kế toán hoặc xác định những ước tính quan trọng, đã có lịch sử vi phạm phaps luật về chứng khoán hoặc pháp luật và quy định khác, đơn vị bị khiếu kiện hoặc Giám đốc cao cấp, Hội đồng quản trị bị cáo buộc gian lận hoặc vi phạm pháp luật, Ban giám đốc quan tâm quá mức tới việc duy trì hoặc gia tăng giá cổ phiếu hoặc xu hướng thu nhập của doanh nghiệp…