Phƣơng pháp tiền bản quyền trong thẩm định giá nhãn hiệu

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIỀN bản QUYỀN vào THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ NHÃN HIỆU RẠNG ĐÔNG của CÔNG TY cổ PHẦN GIẤY RẠNG ĐÔNG (Trang 26 - 33)

3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, CÂU HỎ

1.4.2. Phƣơng pháp tiền bản quyền trong thẩm định giá nhãn hiệu

hình phải trả cho chủ sở hữu nhãn hiệu để đƣợc quyền sử dụng nhãn hiệu đó, khoản tiền này đƣợc quy định rõ trong các hợp đồng cấp phép.

1.4.2. Phƣơng pháp tiền bản quyền trong thẩm định giá nhãn hiệu. hiệu.

1.4.2.1 Giới thiệu.

Phƣơng pháp tiền bản quyền dựa trên giả định rằng doanh nghiêp không có sở hữu nhãn hiệu cần phải trả tiền bản quyền sử dụng nhãn hiệu cho bên thứ ba. Phƣơng pháp tiền bản quyền ƣớc tính giá trị nhãn hiệu bằng việc chiết khấu dòng tiền bản quyền sau thuế mà nhãn hiệu đó tạo ra trong tƣơng lai về hiện tại. Về mặt kỹ thuật thì phƣơng pháp tiền bản quyền đƣợc xếp trong cách tiếp cận dựa vào thị trƣờng vì trong phƣơng pháp tiền bản quyền để tách dòng thu nhập cho nhãn hiệu tạo ra, phƣơng pháp áp dụng cách tiếp cận thị trƣờng để ƣớc tính tỷ lệ bản quyền hợp lý do nhãn hiệu tạo ra nếu nhƣ nhãn hiệu đó đƣợc cấp phép sử dụng trong giao dịch công khai. Trong việc sử dụng phƣơng pháp này thì các hợp đồng cấp phép hoặc tỷ lệ tiền bản quyền sẽ đƣợc lựa chọn sao cho các số liệu phản ánh đƣợc mức độ rủi ro và các đặc tính về lợi nhuận của nhà đầu tƣ tƣơng tự với nhãn hiệu cần thẩm định.

Phƣơng pháp tiền bản quyền đƣợc sử dụng với ba lý do:

Trƣớc hết, đây là cách tiếp cận đƣợc công nhận trên toàn thế giới. Trong các lĩnh vực nhƣ kế toán, thuế và pháp lý ngƣời sử dụng phƣơng pháp này vì nó tính toán giá trị nhãn hiệu bằng cách dùng tài liệu tham khảo để so sánh.

Thứ hai, phƣơng pháp này có liên quan trực tiếp đến thực tế thƣơng mại (thể hiện sự thỏa thuận giữa hai bên).

Cuối cùng, phƣơng pháp này có thể đƣợc thực hiện trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc từ các nguồn thông tin tài chính công bố công khai.

1.4.2.2 Các bước tiến hành:

Bƣớc 1: Ƣớc tính doanh số bán hàng/ lợi nhuận (tùy theo điều khoản hợp đồng cấp phép) trong khoảng thời gian nhãn hiệu còn đƣợc bảo hộ, với những giả định tăng trƣởng dựa trên dữ liệu lịch sử, phát triển thị trƣờng, các đối thủ cạnh tranh, và các nhà phân tích dự đoán.

25

Dòng thu nhập đƣợc ƣớc tính thông qua việc thu tiền sử dụng nhãn hiệu. Khi tiến hành thẩm định giá trị tài sản vô hình, tùy vào mục đích thẩm định giá, có thể phân tích: dòng thu nhập từ việc sử dụng nhãn hiệu đối với ngƣời sử dụng nhãn hiệu, dòng thu nhập từ việc thu tiền sử dụng nhãn hiệu đối với ngƣời sở hữu tài sản vô hình, hoặc cả hai dòng thu nhập trên.

Bƣớc 2: Thiết lập phạm vi tỷ lệ tiền bản quyền nhãn hiệu cho mỗi trƣờng hợp áp dụng của nhãn hiệu bằng cách xem xét so sánh những thỏa thuận cấp phép tƣơng tự và tỷ lệ tiền bản quyền nhãn hiệu của ngành. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc cấp phép sử dụng nhãn hiệu:

- Chi phí – khả năng chi trả của ngƣời mua quyền sử dụng nhãn hiệu. Nói lên khả năng tài chính của ngƣời mua licensee trong việc chi trả các chi phí ban đầu, cũng nhƣ chi phí tiền bản quyền hàng tháng.

- Khả năng điều hành kinh doanh của ngƣời mua có đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn của nhãn hiệu đề ra hay không.

- Nhu cầu của thị trƣờng về sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu cung cấp. - Mức độ cạnh tranh của thị trƣờng về sản phẩm, dịch vụ gắn nhãn hiệu.

- Hỗ trợ của ngƣời cấp nhãn hiệu trong các hợp đồng cấp phép sử dụng nhãn hiệu.

- Kế hoạch mở rộng kinh doanh của ngƣời cấp phép nhãn hiệu.

Các dạng tiền bản quyền.

Có nhiều kiểu hợp đồng tiền bản quyền. Đôi khi tiền bản quyền là một khoản trả trƣớc cho dù hợp đồng đó là hợp đồng trả một lần hay trả hàng tháng. Đôi khi tiền bản quyền là toàn bộ số tiền cần phải trả. Thông thƣờng khoản tiền bản quyền bao gồm tiền trả trƣớc và tiền bản quyền hiện hành.

Tiền bản quyền hiện hành có thể hiểu là một dạng tiền bồi thƣờng. Tiền bản quyền hiện hành đƣợc tính bằng một số công thức sẽ là cơ sở cho các khoản thành toán tiền bản quyền tƣơng lai. Công thức phổ biến nhất là tỷ lệ tiền bản quyền đƣợc áp dụng nhƣ tham số. Các công thức thông thƣờng tính tỷ lệ tiền bản quyền là phần trăm hay một số tiền trả trên mỗi đơn vị. Các mối quan hệ thể hiện nhƣ sau:

- Tiền bản quyền = Rb x Rr Với Rb là các tham số nhƣ:

26

Thu nhập trƣớc thuế.

Thu nhập thuần sau thuế.

Khoản chi tiết kiệm đƣợc.

Số lƣợng sản phẩm bán ra. Với Rr là cơ sở tính nhƣ:

Phần trăm (doanh thu thuần, thu nhập trƣớc thuế, thu nhập thuần sau thuế. Khoản chi tiết kiệm đƣợc, số lƣợng sản phẩm bán ra).

Phần trăm tối thiểu, doanh thu tối đa.

Tiền trả cho mỗi sản phẩm bán đƣợc.

Có thể có các khoản tiền bản quyền trả trƣớc, với tiền bản quyền tƣơng lai. Cũng có các hợp đồng nhƣợng quyền yêu cầu tiền trả trƣớc ngoài khoản tiền bản quyền hiện hành. Cho đến nay, hầu hết các hợp đồng tiền bản quyền nhãn hiệu thông thƣờng dựa trên phần trăm doanh thu thuần hay tiền trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra.

Cho ra một khoảng giá trị tỷ lệ tiền bản quyền, xác định chính xác giá trị tỷ lệ tiền bản quyền bằng việc sử dụng “Sức mạnh nhãn hiệu” – một công cụ dùng để xác định sức mạnh nhãn hiệu – để cho ra điểm số nhãn hiệu.

Bƣớc 3: Tính tỷ lệ chiết khấu.

Khi tiến hành tính tỷ lệ chiết khấu theo phƣơng pháp thu nhập cần phản ánh đƣợc giá trị biến đổi theo thời gian của tiền tệ và các rủi ro liên quan tới thu nhập từ nhãn hiệu cần thẩm định.

Tỷ suất chiết khấu đƣợc ƣớc tính thông qua các thông tin từ thị trƣờng của các nhãn hiệu tƣơng tự, có thể là tỷ suất sinh lời trung bình của nhãn hiệu đó trên thị trƣờng.

Tỷ suất chiết khấu đối với dòng tiền đƣợc tạo ra bởi nhãn hiệu cần thẩm định giá thƣờng cao hơn chi phí sử dụng vốn bình quan gia quyền (WACC) (do chứa đựng nhiều rủi ro hơn) và thấp hơn tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). Riêng đối với các nhãn hiệu có giá trị chiếm đa số trong tổng giá trị của doanh nghiệp đang sử dụng nhãn hiệu đó, có thể cân nhắc sử dụng WACC của doanh nghiệp để làm tỷ suất chiết khấu.

27

WACC = RE* + RD*(1- )*(1-T).

Trong đó:

RE: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. RD: Lãi suất vay.

T: Thuế suất. E: Vốn chủ sở hữu. V: Tổng nguồn vốn.

Xác định tỷ suất chiết khấu nhãn hiệu để hiện giá dòng tiền mà nhãn hiệu mạng lại cho doanh nghiệp trong tƣơng lai về hiện tại. Việc xác định giá trị nhãn hiệu đƣợc tiến hành theo các bƣớc của mô hình interbrand áp dụng.

- Đánh giá điểm số sức mạnh nhãn hiệu mang lại từ các khảo sát chuyên gia. Sau khi đã có đƣợc kết quả đó thì chúng ta thực hiện theo công thức sau để tiến hành xác định suất chiết khấu nhãn hiệu:

Suất chiết khấu nhãn hiệu =

Bƣớc 4: Tính toán dòng thu nhập tiền bản quyền trong tƣơng lai bằng cách áp dụng tỷ lệ tiền bản quyền đƣợc xác định trong bƣớc 2 để ƣớc tính doanh số bán hàng/lợi nhuận trong tƣơng lai từ bƣớc 1. Chiết khấu thu nhập tiền bản quyền trong tƣơng lai để tính NPV bằng cách sử dụng tỷ số chiết khấu đƣợc xác định trong bƣớc 3. NPV của dòng tiền bản quyền này (danh nghĩa) là giá trị nhãn hiệu.

1.4.2.3 Một số cách xác định tỷ lệ tiền bản quyền

Tỷ lệ tiền bản quyền thị trƣờng.

Một kỹ thuật ƣớc lƣợng tiền bản quyền là nhìn vào các tỷ lệ đã đƣợc thỏa thuận trong các hợp đồng trên thị trƣờng. Đối với kỹ thuật này, ngƣời thẩm định cần phải tìm đƣợc các hợp đồng cấp phép tƣơng đồng nhất với hợp đồng cấp phép nhãn hiệu mình đang thẩm định giá trong hàng ngàn hợp đồng cấp phép đã đƣợc ký kết.

Các nguồn số liệu ngƣời thẩm định có thể tiếp cận đƣợc nhƣ:

- Thông qua các mối quan hệ trong công việc. Một cách tổng quát, những hợp đồng này không thể tiết lộ để đảm bảo sự tin cậy của khách hàng.

28

- Các loại tài liệu công nhƣ quyết định của tòa án, báo cáo thƣờng niên của công ty, số liệu của Ủy ban chứng khoán và ngoại tệ, những bài báo…

Nguồn số liệu tiền bản quyền theo ngành.

Trong trƣờng hợp không thể xác định đƣợc tỷ lệ tiền bản quyền của các nhãn hiệu có hợp đồng nhƣợng quyền tƣơng đồng thì thẩm định viên có thể sử dụng các tỷ lệ tiền bản quyển của ngành đƣợc các tổ chức thống kê, để làm cơ sở cho việc điều chỉnh cho phù hợp với nhãn hiệu đang đƣợc định giá.

Đánh giá sức mạnh nhãn hiệu.

Một nghiên cứu về tỷ lệ tiền khác thƣờng đƣợc dùng là dựa trên việc cho điểm hoặc tiêu chí xếp hạng dùng để định lƣợng các thuộc tính khác nhau của nhãn hiệu đƣợc nghiên cứu với nhãn hiệu đƣợc chuyển nhƣợng, và tỷ lệ tiền bản quyền đã biết dựa vào các cách thu thập đã đề cập ở trên.

Giả sử chúng ta làm một khảo sát về tỷ lệ tiền bản quyền trong các ngành chúng ta đã nghiên cứu, và tất nhiên là các hợp đồng chuyển nhƣợng chúng ta biết.

Để đánh giá đƣợc sức mạnh nhãn hiệu cho mục đích thâu tóm, sáp nhập thì việc xem động cơ thực hiện thƣơng vụ là yếu tố quyết định để xem xét yếu tố nào của nhãn hiệu sẽ làm thay đổi tỷ suất sinh lợi của chủ thể thực hiện thƣơng vụ. Một khi tỷ suất lợi nhuận giảm xuống thì dòng tiền mà nhãn hiệu mang lại sẽ giảm sút, bị kỳ vọng giảm trong tƣơng lai, từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến tỷ lệ tiền bản quyền mà chủ thể chấp nhận chi trả cho việc mua lại nhãn hiệu, và dẫn đến giảm giá trị nhãn hiệu đang thẩm định.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Khôi và cộng sự (2012) thì các yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị của nhãn hiệu trong hoạt động M&A là:

 Mức độ biết đến: nhãn hiệu đƣợc quốc tế biết đến, nhãn hiệu đƣợc khu vực biết đến, nhãn hiệu đƣợc quốc gia biết đến, nhãn hiệu không đƣợc biết đến.

 Sự khác biệt.

 Danh tiếng nhãn hiệu.

 Sự mở rộng của phân loại sản phẩm.

 Phạm vi bao trùm.

 Các đặc tính của nhãn hiệu: Nhãn hiệu chữ và hình, nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình.

29

Kết luận.

Đối với việc thẩm định giá nhãn hiệu, có nhiều cách tiếp cận và trong mỗi cách tiếp cận lại có nhiều phƣơng pháp khác nhau, điều quan trọng là ngƣời thẩm định phải xem xét mục đích định giá, điều kiện thị trƣờng, nguồn số liệu thu thập đƣợc, hình thức của nhãn hiệu, để lựa chọn một phƣơng pháp thích hợp.

Do đó với mục đích mua bán, sáp nhập nhãn hiệu thì phƣơng pháp tiền bản quyền càng trở nên hữu hiệu trong việc thuyết phục các bên cũng nhƣ tƣ vấn cho các bên tham gia vào thƣơng vụ. Khi phƣơng pháp này đƣợc tiến hành dựa trên những khảo sát, đánh giá thị trƣờng cũng nhƣ đánh giá tình hình tài chính của nhãn hiệu và các bên tham gia thƣơng vụ để đƣa ra kết quả thẩm định giá, làm cho sức thuyết phục trở nên cao hơn so với các phƣơng pháp khác.

Việc xác định các yếu tố của nhãn hiệu ảnh hƣởng đến thƣơng vụ thâu tóm, sáp nhập cũng rất quan trọng để khảo sát thị trƣờng, nhằm đƣa ra tỷ lệ chiết khấu nhãn hiệu hợp lý nhất. Bởi vì, mỗi bên trong một thƣơng vụ M&A lại có một cách nhìn nhận nhãn hiệu khác nhau tùy vào mục đích của thƣơng vụ là gì, có thể là loại bỏ nhãn hiệu, mở rộng thị trƣờng hay mục đích khác sẽ hình thành những tiêu chí đánh giá giá trị nhãn hiệu khác nhau. Do đó, điều quan trọng trong thẩm định nhãn hiệu cho mục đích thâu tóm, sáp nhập sẽ phụ thuộc nhiều vào việc tìm hiểu động cơ của các bên tham gia vào thƣơng vụ.

Tuy nhiên, khi sử dụng phƣơng pháp này ngƣời thẩm định phải lƣu ý đến một số điểm sau:

Phải xác định đƣợc đầy đủ các quyền sẽ đƣợc mua bán, sáp nhập trong thƣơng vụ. Đó là cơ sở để xác định tiền bản quyền một cách hợp lý nhất.

Nghiên cứu, đánh giá kỹ thị trƣờng mà nhãn hiệu đó tham gia cũng nhƣ các thông tin thu thập từ các hợp đồng trƣớc về tỷ lệ tiền bản quyền, tiềm năng phát triển của nhãn hiệu để có số liệu thuyết phục nhất.

Cần quan tâm đến các bên tham gia vào thƣơng vụ mua bán, sáp nhập bằng việc đặt ra những câu hỏi cần giải đáp:

Bên mua giấy phép có sẵn sàng trả một tỷ lệ tiền bản quyền nhƣ thế cho nhãn hiệu này?

Bên mua nhãn hiệu có thực sự kiếm đƣợc tiền từ việc mua, sáp nhập hay không?

30

31

Chƣơng II: ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP TIỀN BẢN QUYỀN VÀO THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ NHÃN HIỆU RẠNG ĐÔNG CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY RẠNG ĐÔNG.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIỀN bản QUYỀN vào THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ NHÃN HIỆU RẠNG ĐÔNG của CÔNG TY cổ PHẦN GIẤY RẠNG ĐÔNG (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)