Thiết kế giáo ánbài: “thực hành: khảo sát chuyển động rơi tự do.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành khảo sát chuyển động rơi tự do xác định gia tốc rơi tự do dựa vào hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh lớp 10 thpt​ (Trang 40)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2. Thiết kế giáo ánbài: “thực hành: khảo sát chuyển động rơi tự do.

Xác định gia tốc rơi tự do” vật lý lớp 10 – thpt theo định hƣớng dựa vào hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh lớp 10 – thpt

Bài dạy: THỰC HÀNH: KHẢO SÁT

CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO. XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO

I, MỤC TIÊU

- Kiến thức: Ôn tập, củng cố được các kiến thức của bài “Sự rơi tự do”. - Kĩ năng:

+ Phát triển các kỹ năng phân tích, tổng hợp cơ sở lý thuyết, kỹ năng sử dụng các dụng cụ cần thiết một cách hiệu quả và thành thạo,...

+ Phát triển kỹ năng lắp ráp các dụng cụ, thiết bị,… thí nghiệm để thực hiện nhiệm vụ đặt ra, đáp ứng yêu cầu.

- Thái độ: Tự chủ, tự lực, hứng thú trong học tập, ... - Năng lực (những năng lực chung và năng lực đặc thù)

Năng lực phát triển nghề nghiệp, Năng lực dạy học thực hành môn Vật lý.

II. CHUẨN BỊ 1. Đối với giáo viên

- Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện thể hiện các sự vật hiện tượng, các bài tập liên quan đến chuyển động rơi tự do nhằm tạo hứng thú, gợi động cơ cho học sinh.

- Kế hoạch và triển khai giải các bài tập liên quan, thông tin cụ thể, rõ ràng để giới thiệu, hướng dẫn học sinh sử dụng dụng cụ thí nghiệm,…

2. Đối với học sinh

- Học sinh thực hành với tinh thần và thái độ tích cực

- Biết và thực hiện đúng quy định khi thực hiện các bài thực hành, cụ thể khi đo các đại lượng.

- Ăn mặc quần áo gọn gàng để đảm bảo an toàn cho chính mình và thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.

III. Tiến trình dạy học 2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là phép đo một đại lượng vật lý? - Các loại phép đo và các loại sai số?

- Cách xác định sai số và cách viết các kết quả đo? 3. Bài mới:

Hoạt động 1: (5 phút) Mục đích thực hành

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt

-GV nêu ví dụ và thực nghiệm (nếu có) về một hiện tượng rơi tự do trong thực tế (biện pháp 1). -HS lắng nghe và quan sát (nếu cần). -GV đã tạo được hứng thú, gợi động cơ học tập khi quan sát thí nghiệm thông qua ví dụ mà GV đã biểu diễn.

+VD: Trong không khí, thả một vật từ một độ cao nào đó, nó sẽ chuyển động không vận tốc đầu, vật sẽ chuyển động xuống dưới. Đó là sự rơi tự do của vật. a.Thí nghiệm

Để xét xem trong không khí vật nặng có luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ không, ta đồng thời thả nhẹ hai vật rơi xuống từ cùng một độ cao, rồi quan sát xem vật nào rơi xuống đất trước. -TN1: Thả một hòn sỏi và một tờ giấy (nặng hơn tờ giấy) -TN2: Như thí nghiệm một nhưng tờ giấy vo tròn và nén chặt lại. -TN3: Thả hai tờ giấy cùng một kích thước, nhưng một tờ để phẳng, một tờ vo tròn lại. -TN4: Thả hòn sỏi nhỏ vfa một tấm bìa phẳng +HS tư duy độc lập, phân tích về hiện tượng của ví dụ mà GV vừa nêu.

- Đảm bảo điều kiệnthực hành như môi trường, dụng cụ và thao tác.

đặt nằm ngang (nặng hơn hòn sỏi). b. Kết quả -TN1: vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. -TN2: hai vật nặng nhẹ khác nhau rơi nhanh như nhau.

-TN3: hai vật nặng nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau.

-TN4: vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng.

c. Kết luận

Không thể nói trong không khí vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

+Câu hỏi:

- Không khí ảnh hưởng rơi nhanh hay chậm của các vật?

- Trong quá trình thực hiện đo đạc các thông số liên quan đến chuyển động rơi tự do thì có trường hợp về sai số thực hành về lý thuyết

+HS suy nghĩ trả để trả lời.

không?

Hoạt động 2: (3 phút) Cơ sở lý thuyết.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt

-GV yêu cầu HS ôn tập lại cơ sở lý thuyết đã được học ở bài 4 liên quan đến bài thực hành (biện pháp 4).

-HS tìm hiểu thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết trong sách giáo khoa.

-HScó thể giải được các bài tập liên quan đến thời gian hoặc khoảng thời gian vật rơi chạm đất/đáy/vật hoặc chiều sâu của một hang,... -Học sinh có khả năng viết lại các công thức liên quan đến chuyển động rơi tự do.

Hoạt động 3: (5 phút)Giới thiệu và hướng dẫn HS sử dụngdụng cụ đo cần thiết (Biện pháp 2)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt

-Giáo giới thiệu trực tiếp tên các dụng cụ đo: + Giá đỡ thẳng đứng có dây dọi và ba chân có vít điều chỉnh thăng bằng

+ Trụ bằng sắt làm vật rơi tự do

-HS lắng nghe quan sát lời hướng dẫn và thao tác của giaó viên.

-HS lắng nghe quan sát lời hướng dẫn và thao tác của giáo viên.

-Học sinh có thể thực hiện lại các hoạt động của giáo viên.

+ Nam châm điện N có hộp công tắc đóng ngắt điện để giữ và thả rơi vật

+ Cổng quang điện E + Đồng hồ đo thời gian hiện số, độ chia nhỏ nhất 0,001s + Thước thẳng 800 mm gắn chặt vào giá đỡ + Một chiếc ke vuông ba chiều dùng xác định vị trí đầu của vật rơi + Hộp đựng cát khô có phủ miếng vải trên mặt để đỡ vật rơi.

- Cách ghép nối các dung cụ đo hoàn chỉnh -Giáohướng dẫn cách sử dụng từng dụng cụ một.

-Giáo viên hỏi cả lớp xem còn học sinh không hiểu?

-HS lắng nghe quan sát lời hướng dẫn và thao tác của giáo viên.

-HS lắng nghe quan sát lời hướng dẫn và thao tác của giáo viên.

-HS lắng nghe quan sát lời hướng dẫn và thao tác của giáo viên.

-HS lắng nghe quan sát lời hướng dẫn và thao tác của giáo viên.

-HS lắng nghe quan sát lời hướng dẫn và thao tác của giáo viên.

-HS lắng nghe quan sát lời hướng dẫn và thao tác của giáo viên.

-Học sinh đã hiểu

Hoạt động 4:(15 phút) Lắp ráp thí nghiệm

-Học sinh dựa trên yêu cầu bài thí nghiệm để tiến hành lắp ráp (Biện pháp 3). -Các thao tác lắp ráp của HS - GV quan sát cả lớp, từng nhóm, từng học sinh,.. - Nếu cần sự hộ trợ của giáo viên thì giáo viên sẽ hỗ trợ từng học sinh, nhóm.

-Học sinh ghép nối được các dụng cụ.

Hoạt động 5: (12 phút)Tiến hành thí nghiệm

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Yêu cầu cần đạt

-Học sinh tiến hành thí nghiệm: Đo thời gian rơi ứng với các khoảng cách s khác nhau (Biện pháp 3). -Tiến trình thực hành của HS - Quan sát cả lớp, từng nhóm, từng học sinh,.. - Nếu cần sự hộ trợ của giáo viên thì giáo viên sẽ hỗ trợ từng học sinh, nhóm.

- Học sinh đo được các kết quả và ghi vào bài báo cáo thực hành. -Mỗi một HS trong 1 nhóm đo đạc, đọc và ghi lại các số liệu ghi vào bản báo cáo thực hành. - Nộp bản báo cáo thực hành.

Hoạt động 5:(5phút) Cá nhân và nhóm đánh giá quá trình và kết quả thực hành

Đánh giá của HS Đánh giá của GV GV nhận xét, tổng kết

*HS nhận xét (biện pháp 5) về -Ưu điểm: *GV nhận xét (biện pháp 5) về -Ưu điểm: Trong quá trình tổ chức thực hành, GV đã có thể nhận định và rút ra các

+Tinh thầnvà Thái độ: Hầu hết học sinh có hứng thú hăng say với bài thực hành.

+Quá trình đo đạc khá nghiêm túc và an toàn, kết quả thu được đáng tin cậy.

+Sai số: khá ítdựa trên dữ liệu của bài thực hành. -Hạn chế: +Tinh thần: một số học sinh còn không tập trung. +Sai số : trong lớp học còn gió nên sẽ có sai số.

+Tinh thần và Thái độ: hầu hết các bạn học sinh đều có tinh thần và hứng thú làm bài thực hành +Quá trình đo đạc: khá nghiêm túc và an toàn, kết quả thu được đáng tin cậy

+Sai số: khá ít

-Hạn chế:

+Tinh thần và thái độ: một số học sinh vẫn không tập trung vào bài thực hành

+Sai số: trong lớp học còn gió nên sẽ có sai số.

kết luận như sau để tránh HS mắc phải các hạn chế, đó là:

- Kết quả thu được qua các lần đo đạc có thể kém chính xác nếu phòng thí nghiệm có sự lưu thông của luồng gió mạnh. -GV nhấn mạnh với HS về tinh thần,….với mục đích rút kinh nghiệm cho các lần thực hành sau.

-Kết luận: Học sinh tham gia HTTN đã trở nên có trách nhiệm hơn nhờ có môi trường trải nghiệm tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Tiểu kết chƣơng 2

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận đã trình bày trong chương 1, nội dung được trình bày trong chương 2 đã thể hiện được những công việc chính như sau:

-Nội dung của chương 2 được trình bày trong khoá luận đã thể hiện được rằng, tôi đã đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra bằng việc đề xuất được năm biện pháp HTTN cơ bản trong hoạt động học tập trải nghiệm ở môn vật lý 10 THPT và trong mỗi biện pháp đó đều đã nêu rõ cơ sở và mục đích đề xuất, cách thức thực hiện.

-Xác định rõ các đối tượng được sử dụng trong môn vật lý, ngôn ngữ thể hiện nội dung dùng để phản ánh các đối tượng đó. Từ đó, xác định phương tiện, trang thiết bị hữu hiệu nhất.

-Biên soạn giáo án nhằm vận dụng năm biện pháp đã đề xuấtdựa vào hoạt động học tập trải nghiệm. Giáo án này đã nêu rõ mục tiêu, đồ dùng và phương tiện dạy học, tiếng trình dạy học cũng như biện pháp được vận dụng.

-Trên cơ sở đề suất các biện pháp va giáo án đó, trong chương 3, nội dung khóa luận trình bày về thực nghiệm sư phạm, bao gồm các nội dung chính sau:

+ Tổ chức thực nghiệm sư pham. + Phân tích kết quả thực nghiệm.

CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích, đối tƣợng và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Kiểm nghiệm tính phù hợp, khả thi của các HĐHT trải nghiệm ở môn Vật lý cho các em học sinh lớp 10 trường THPT nhằm:

- Đánh giá tác động của các HĐHT trải nghiệm đến năng lực tự học đến kết quả học tập trong môn Vật Lý 10 THPT.

- Đánh giá tính hiệu quả của việc tổ chức HĐHT trải nghiệm cho học sinh ở trường THPT nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học: Nếu tổ chức HĐHT trải nghiệm trong Vật Lý 10 THPT thì sẽ tăng cường được thời lượng hoạt động tựhọc, thảo luận; qua đó sẽ nâng caođược năng lực tự học và hợp tác của học sinh,góp phần nâng cao chất lượng vàhiệu quả dạy học bộ môn trong đào tạo theo chương trình mới.

- Hiện thực hóa các mô hình HĐHT trải nghiệm khi vận dụng đồng thời năm biện pháp đã đề xuất trong chương 2.

3.1.2. Đối tƣợng thực nghiệm

Học sinh học trường THPT Yên Phong 1 khóa K56 :

-Số lượng học sinh K được chia làm 4 lớp chuyên lý mỗi lớp có 40 học sinh, trong 4 lớp, GV chọn một lớp làm TN, 3 lớp còn lại dạy theo phương pháp truyền thống và lấy 1 lớp làm ĐC. Khóa học Số lượng học sinh lớp TN Số lượng học sinh lớp ĐC Tổng số học sinh K56 40 40 80 3.1.3. Phƣơng pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm được thực hiện tuần tự theo 4 bước sau: Bước 1: chọn đối tượng thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm là học sinh không có sự khác biệt đáng kể về học lực đảm bảo tương đương về mặt số lượng với lớp ĐC

Bước 2: Tập huấn cho giáo vien dạy thực nghiệm -Về cách thức:

+ Chia nội dung môn học thành các chủ đề; các phần nội dung trong chủ đề. + lựa chọn các phần nội dung và xếp nhóm theo tiêu chí.

+ Chia học sinh trong lớp thành các nhóm HTTN -Về nội dung:

+ Thống nhất về nội dung học tập định hướng, nội dung thực hiện trong HĐHT trải nghiệm.

+ Thiết kế thông tin hướng dẫn HĐHT trải nghiệm. + Thiết kế tư liệu hỗ trợ hoạt động học tập.

-Về hoạt động:

+ Thực hiện định hướng cho học sinh trong tiết học. + Triển khai dạy thử để lấy kinh nghiệm (nếu cần). Bước 3: chọn GV dạy thực nghiệm.

-Người được tập huấn và sẵn sàng vận dụng lý thuyết HĐHT trải nghiệm.

-Trong mỗi giai đoạn, mỗi GV chỉ giảng dạy 1 lớp TN. Bước 4: Thực hiện quy trình dạy học HĐHT trải nghiệm:

Trong đó, sự khách nhau giữa 2 lớp ĐC và TN về các mặt theo bảng sau: Lớp ĐC Lớp TN

Trên lớp GV giảng dạy kiến thức cơ bản, định hướng tự học cho học sinh.

GV định hướng học tập, giảng dạy kiến thức cơ bản cho học sinh Tự học học sinh tự học theo tinh thần,

thái độ,…của cá nhận

họcsinh thực hiện tự học tập, nghiên cứu theo yêu cầu và có sản

phẩm ( các phiên bản nội dung kiến thức/ kinh nghiệm được hợp tác xây dựng/ chia sẻ và sự tương tác) trong HĐHT trải nghiệm. Giáo án Giáo án kiến thức cơ bản Giáo án kiến thức cơ

bản

Giáo án mẫu cho HĐHT trải nghiệm Giáo án mẫu cho tổ chức, tổng kết va đánh giá báo cáo

Phương pháp, phương tiện

Truyền thống hoặc/ và hiện đại (có thể áp dụng phương tiện, trang thiết bị,..hiện đại) khác HĐHT trải nghiệm.

Mô hình và biện pháp HĐHT trải nghiệm

Bình luận/ chia sẻ

Lượng và quy mô chia sẻ/ bình luận hẹp (GV hoặc các nhóm nhỏ).

Lượng và quy mô chia sẻ/bìnhluận rộng (GV và phần lớn học sinh). Khuyến khích

/ hỗ trợ

Có thể nhận khuyến khích từ GV hoặc học sinh khác khi phù hợp điều kiện.

Có thể/nhận khuyến khích/hỗtrợ từ GV và học sinh khác khi cần.

3.2.Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.2.1. Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm

Do định hướng thực nghiệm đối với học sinh là về HTTN và nhất là HS biết xác định nhiệm vụ học tập,…và do việc đối chứng có cơ sở, tôi đã điều tra đối với lớp sau thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm được thể hiện trên bảng 3.1, với chín tiêu chí như đã điều tra trước khi tiến hành thực nghiệm. Kết quả cụ thể với các số liệu được biểu diễn trên bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả điều tra thu được sau thực nghiệm

Tiêu chí Lượt

chọn 1. Xác định nhiệm vụ học tập trải nghiệm dựa trên kết quả đã đạt được 37

2. Đặt mục tiêu học tập cụ thểcho bản thân 16 3. Hình thành cách học riêng của bản thân 14 4. Suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm cho bản thân để

vận dụng vào các tình huống khác 20 5. Tự nhận ra những sai sót của bản thân trong quá trình học tập 13 6. Tự điều chỉnh cách học sao cho thuận lợi và phù hợp nhất với bản

thân 8

7.Đánh giá thực hiện kế hoạch học tập của bản thân 9 8. Khắc phục những hạn chế của bản thân 15 9. Biết thường xuyên rèn luyện những kĩ năng cho bản thân 7

Các thông số trong bảng trên, sau khi xử lý kĩ thuật, chúng được biểu diễn trên biểu đồ hình 3.1.

3.2.2. So sánh kết quả điều tra giữa lớp trước và sau thực nghiệm

Tổng hợp các số liệu thu được từ bảng 1.1 và bảng 3.1, sau đây tôi biểu diễn các số liệu đó trên bảng 3.2.

Bảng 3.2: Bảng số liệu kết quả điều tra đối với học sinh trước và sau thực nghiệm.

Trước TN

Sau TN 1. Xác định nhiệm vụ học tập trải nghiệm dựa trên kết quả đã

đạt được

26 37

2. Đặt mục tiêu học tập cụ thểcho bản thân 10 16 3. Hình thành cách học riêng của bản thân 8 14 4. Suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm cho bản

thân để vận dụng vào các tình huống khác 11 20

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành khảo sát chuyển động rơi tự do xác định gia tốc rơi tự do dựa vào hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh lớp 10 thpt​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)