Nhân giống trong bình lên men 10 lít (giống cấp 2)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số chủng vi sinh vật hữu ích để xử lý chất lót chuồng nuôi gia cầm làm giảm ô nhiễm môi trường từ các trại chăn nuôi (Trang 61 - 63)

Sau khi nhân giống các chủng VK và XK trong bình nón phát triển mạnh, bổ sung 3-5% giống cấp 1 vào bình lên men 10 lít có sục khí, nuôi ở nhiệt độ thích hợp. Kết quả phân tích số lượng của từng nhóm VSV được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Sự sinh trƣởng của vi khuẩn và xạ khuẩn trong các bình lên men 10 lít

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thời gian ( giờ)

Mật độ tế bào VK (OD, =560nm))

Sinh khối XK khô (mg/ml) 0 0,156 0,23 12 0,673 0,50 24 1,98 2,39 36 2,35 4,76 48 2,58 6,75 60 1,76 7,54 72 1,42 7,35

Từ kết quả ở bảng 3.11 cho thấy mật độ tế bào của các chủng VK trong bình lên men 10 lít lớn nhất ở 48 giờ, còn sinh khối của các chủng XK ở 60 giờ lên men. Vì vậy, thời gian làm giống cấp 2 của hỗn hợp các chủng VK trong bình lên men tốt nhất ở 36-48 giờ, còn các chủng XK ở 60-72 giờ. Thu nhận sinh khối dịch nuôi cấy phối trộn tạo hỗn hợp chế phẩm vi sinh Sagi Bio-1 để thử nghiệm phối trộn vào chất lót chuồng nuôi gà.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các yếu tố thích hợp cho quá trình nhân sinh khối của các chủng VSV và tham khảo các công trình nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã xây dựng quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm VSV xử lý chất lót chuồng nuôi gia cầm. Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật Sagi Bio- 1 được tóm tắt theo sơ đồ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.11. Sơ đồ quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý chất lót

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số chủng vi sinh vật hữu ích để xử lý chất lót chuồng nuôi gia cầm làm giảm ô nhiễm môi trường từ các trại chăn nuôi (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)