5. Kết cấu của luận văn
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Lục Yên * Vị trí địa lý.
Lục Yên là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái. Có tọa độ địa lý từ 21055’30’’ đến 22003’30’’ vĩ độ Bắc; từ 104030’ đến 104053’30’’ kinh độ Đông. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 đến 150m.Tổng diện tích đất tự nhiên 810,0 km2, gồm 24 đơn vị hành chính (01 thị trấn và 23 xã), trung tâm huyện lỵ cách thành phố Yên Bái 93 km.
- Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang và Quang Bình, tỉnh Hà Giang; huyện Bảo Yên, tỉnh Lao Cai;
- Phía Đông giáp huyện Hàm Yên (Tuyên Quang); - Phía Tây giáp huyện Văn Yên (Yên Bái);
- Phía nam giáp huyện Yên Bình (Yên Bái);
* Địa hình, khí hậu:
Huyện Lục Yên bị chia cắt bởi hai dãy núi chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, tạo ra các thung lũng, bồn địa bằng phẳng.
Phía hữu ngạn sông Chảy là dãy núi Con Voi chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình bị chia cắt tạo thành những thung lũng nhỏ và các khe suối. Toàn bộ vùng này là đất đá cổ phong hoá mạnh, có khả năng phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp và nông nghiệp.
Phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, hầu hết vùng núi đá có rừng tự nhiên. Đây là dãy núi đá vôi có nguồn tài nguyên mỏ quý hiếm đang từng bước được đầu tư nghiên cứu, thăm dò và khai thác.
Vùng đất thấp bằng phẳng được xen kẽ giữa 2 dãy núi và triền sông Chảy đất đai phì nhiêu là những khu tập trung dân cư sinh sống và sản xuất nông, lâm nghiệp.
Vùng hồ Thác Bà được hình thành từ năm 1970 sau khi xây dựng nhà máy thuỷ điện.
Huyện Lục Yên nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.Thích ứng với phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên cần chú ý đến các yếu tố đặc thù của tiểu vùng khí hậu để bố trí cơ cấu vùng sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật hợp lý tạo ra năng suất cây trồng cao.
* Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất đai
Huyện Lục Yên có diện tích đất tự nhiên lớn thứ 4 trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh, được phân ra thành 2 hệ đất chính đó là hệ đất phù sa do sông Chảy bồi đắp và hệ đất Feralit phát triển trên nền địa chất đa dạng của địa hình đồi núi phù hợp cho phát triển nông lâm nghiệp.
Về sử dụng đất đai: Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện năm 2016 là 81.001,41 ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 71.491,08 ha chiếm 88,26% diện tích đất tự nhiên; + Đất phi nông nghiệp: 7.587,46 ha chiếm 9,37% diện tích đất tự nhiên; + Đất chưa sử dụng: 1.922,87 ha chiếm 2,37% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi, là tiềm năng để Lục Yên đẩy mạnh phát triển sản suất nông, lâm nghiệp góp phần váo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Huyện Lục Yên có hệ thống sông Chảy qua địa phận dài 65 km với nhiều chi lưu lớn. Hồ Thác Bà thuộc địa phận Lục Yên có diện tích 4.560,5 ha, đây là nguồn nước mặt vô cùng quan trọng trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Lục Yên năm 2014-2016
STT Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng
bình quân 3 năm (%) Diện tích
(ha) Cơ (%) Diện tích (ha) Cơ (%) Diện tích (ha) Cơ (%)
TỔNG SỐ 80.898,36 100,00 81.001,40 100,00 81.001,41 100,00 0,06 1 Đất nông nghiệp 69.904,32 86,41 71.524,90 88,30 71.491,08 88,26 1,14
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.310,79 13,98 12.792,50 15,79 12.788,82 15,79 6,54 1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 58.373,21 72,16 57.973,00 71,57 57.942,96 71,53 (0,37) 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 220,32 0,27 759,40 0,94 759,30 0,94 122,33
1.4 Đất nông nghiệp khác - - - - - - -
2 Đất phi nông nghiệp 8.399,35 10,38 7.510,30 9,27 7.587,46 9,37 (4,78)
2.1 Đất ở 786,61 0,97 795,50 0,98 797,95 0,99 0,72
2.2 Đất chuyên dùng 2.417,15 2,99 2.283,80 2,82 2.358,55 2,91 (1,12) 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 9,68 0,01 9,30 0,01 9,28 0,01 (2,07) 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 83,31 0,10 111,00 0,14 110,97 0,14 16,61 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 5.059,33 6,25 4.308,10 5,32 4.308,08 5,32 (7,42) 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 43,27 0,05 2,60 0,00 2,63 0,00 (46,42)
3 Đất chưa sử dụng 2.594,69 3,21 1.966,20 2,43 1.922,87 2,37 (13,21)
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 191,35 0,24 340,70 0,42 340,58 0,42 39,01 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 560,45 0,69 1.183,00 1,46 1.182,97 1,46 55,54 3.3 Núi đá không có rừng cây 1.842,89 2,28 442,50 0,55 399,32 0,49 (42,87)
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lục Yên 2014-2016)
Nguồn nước ngầm: Qua nghiên cứu phát hiện bờ trái Sông Chảy trong các trầm tích biến chất thuộc phức hệ sông Chảy và bờ phải thuộc phức hệ sông Hồng địa tầng dãy núi Con Voi đều có một dải chứa nước liên tục theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
Chất lượng nước mặt và nước ngầm trên địa bàn huyện Lục Yên được đánh giá là khá tốt, chưa bị ô nhiễm, đảm bảo cho sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống nhân dân.
- Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp hiện nay là 57.942,96 ha chiếm 71,53% diện tích đất tự nhiên (trong đó rừng sản xuất chiếm 55,60%, rừng phòng hộ chiếm 15,93%). Tỷ lệ che phủ rừng năm 2016 đạt 67%, nhận thức được tài nguyên rừng là thế mạnh, huyện tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo về bảo vệ và phát triển rừng, gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân các quy định về quản lý, bảo vệ phát triển rừng.
-Tài nguyên khoáng sản
Cấu tạo địa chất vùng Lục Yên khá phức tạp, phía hữu ngạn sông Chảy nằm trong phức hệ sông Hồng có tuổi ackeozôi cổ nhất nước ta, phía tả ngạn sông Chảy phức hệ Granitôit sông Chảy có tuổi Prôtêrozôi muộn, Cambri sớm, nó liên quan đến sự tạo thành của các loại khoáng sản thuộc nhóm nguyên liệu công nghiệp.
- Than nâu trữ lượng 16.000 tấn.
- Đá trắng trữ lượng khoảng 270 triệu m3. - Đá vôi trữ lượng khoảng 135 triệu m3. - Photphorit trữ lượng khoảng 5.800 tấn. - Pyrít trữ lượng 112.000 tấn.
- Đá quý và bán quý phân bố trên diện tích 113 km2.
Tuy nhiên khoáng sản có trữ lượng lớn nhưng đến nay khai thác chưa đáng kể, vẫn ở dạng tiềm năng là chính.
* Tiềm năng du lịch:
Là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa như: Chợ đá quý Yên Thế - Động Hương Thảo, Hang Hùm (Tân Lập) - Di tích khảo cổ học Đền Đại Cại, Miếu Tháp Hắc Y (Tân Lĩnh) - đền Suối Tiên (Tô Mậu) - bình nguyên xanh du lịch sinh thái (xã Khai Trung) - Di tích lịch sử chiến khu Cổ Văn (Mường Lai) - Di tích nơi thành lập Trung đoàn 165 (Khánh Thiện) – du lịch sinh thái sông Chảy, hồ Thác Bà, các hang động Bản Khéo, hang Nà Kèn, Thẳm Dường và thác Nặm Chắn (Lâm Thượng), đó là những lợi thế về phát du lịch trên địa bàn huyện, tuy nhiên trong thời qua ngành Du lịch của huyện chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, do hiện trạng cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, dịch vụ du lịch là một ngành mới mẻ nên chưa được xem là thế mạnh phát triển kinh tế.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lục Yên
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Năm 2016 dân số trung bình của huyện Lục Yên 108.376 người, bao gồm 19 dân tộc sinh sống, dân số trung bình của huyện mức tăng ổn định trong 3 năm 2014-2016 bình quân tăng 0,72%/năm. Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy dân số trung bình 3 năm của huyện tăng không nhiều, năm 2016 so với năm 2014 dân số trung bình toàn huyện tăng 1.554 người.
Tỷ lệ giới tính trên địa bàn huyện Lục Yên khá cân bằng năm 2014 dân số nam 52.896 người (chiếm 49,5%), dân số nữ 53.926 người (chiếm 50,5%); Năm 2016 dân số nam 53.748 (chiếm 49,6%), dân số nữ 54.592 (chiếm 50,4%), cơ cấu dân số phân bố tương đối ổn định giữa khu vực thành thị và nông thôn là những điều kiện rất thuận lợi để huyện Lục Yên thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Bảng 3.2. Dân số, lao động chia theo giới tính, thành thị, nông thôn huyện Lục Yên giai đoạn 2014 – 2016
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Dân số Người 106.822 107.732 108.376 100,85 100,60 Nam Người 52.896 53.449 54.283 101,05 101,56 Nữ Người 53.926 54.283 54.592 100,66 100,57
Phân theo thành thi, nông thôn Người 106.822 107.732 108.376 100,85 100,60
Thành thị Người 8.492 9.026 9.127 106,29 101,12 Nông thôn Người 97.880 98.706 99.249 100,84 100,55
Lực lượng lao động Người 69.525 70.025 70.365 100,72 100,49
Nam Người 34.398 34.750 34.910 101,02 100,46
Nữ Người 35.127 35.275 35.445 100,42 100,48
Phân theo thành thi, nông thôn Người 69.525 70.025 70.365 100,72 100,49
Thành thị Người 5.624 5.880 5.990 104.55 101.87 Nông thôn Người 63.901 64.145 64.375 100,38 100,36
Lao động đang làm việc phân
theo loại hình kinh tế Người 64.519 65.280 66.463 101,18 101,81
Nhà nước Người 3.512 3.552 3.420 101,14 96,28 Ngoài nhà nước Người 60.554 61.273 62.560 101,19 102,10 Khu vực có vốn nước ngoài Người 453 455 483 100,44 106,15
Số LĐ được giải quyết việc làm Người 3.015 3.155 2.765 104,64 87,64
Trong đó: xuất khẩu lao động Người 72 100 171 138,00 171,00
Tỷ lệ LĐ được đào tạo % 45,00 48,00 51,00 107,43 106,76
0.82%
51.98%
17.82% 10.6%
18.78%
Dân tộc tày Dân tộc Dao
Dân tộc Kinh Dân tộc nùng
Dân tộc khác
Hình 3.1. Cơ cấu dân số chia theo dân tộc năm 2016
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lục Yên)
Qua hình 3.1 cho thấy dân số huyện Lục Yên người dân tộc ít người chiếm tỷ lệ cao 82,18% trong đó: Người Tày 51,98%; Người Dao chiếm 18,78%; Người Kinh chiếm: 17,82%; Người Nùng chiếm 10,6%;Người dân tộc thiểu số khác chiếm: 0,82%. Đây là yếu tố gây khó khăn cho phát triển kinh tế-xã hội, cũng như thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo bền vững của huyện.
Qua số liệu Bảng 3.2 cho thấy, năm 2016 nguồn lao động là 70.365 người, chiếm 64,92 % dân số, trong đó có khả năng lao động là 69.675 người chiếm 99,01 %; còn lại 690 người không có khả năng lao động, chiếm 0,99 %. Tỷ lệ lao động chưa có việc làm ổn định ở khu vực thành thị giảm từ 0,25% năm 2014 xuống 0,22% năm 2016.
Lao động trong các ngành kinh tế thực hiện năm 2014 là 64.519 người, chiếm 60,40% dân số; năm 2015 là 65.280 người, chiếm 60,58% dân số; năm 2016 là 65.870 người, chiếm 60,78% dân số trung bình và chiếm 93,61 % trên tổng số người trong độ tuổi lao động toàn huyện.
Cơ cấu lao động theo loại hình kinh tế trong 3 năm 2014-2016 chuyển dịch không rõ rệt theo mô hình thu gọn lao động hoạt động trong loại hình kinh tế Nhà nước, giảm từ 5,46% năm 2014 xuống còn 5,14% năm 2016; đồng thời khuyến khích các loại hình kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng chiếm lần lượt 94,12% và 0,72% năm 2016. Cơ
cấu lao động tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân vận động theo hướng giảm tỷ lệ lao động từ nông nghiệp nông thôn sang các khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ; tăng tỷ lệ lao động ở thành thị, giảm tỷ lệ lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện còn chậm.
3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
a) Tăng trưởng giá trị sản xuất
Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân 3 năm 2014-2016 (giá so sánh 2010) đạt 19,9%.Trong đó: Nông,lâm nghiệp, thủy sản tăng 16,02 %; Công nghiệp - Xây dựng tăng 24,59% và Dịch vụ tăng 18,98%. Kết quả cụ thể được tổng hợp trong bảng 3.3: Hàng năm được sự quan tâm đầu tư của tỉnh và nhà nước theo các chương trình như chương trình giảm nghèo bền vững trong đó có chương trình 135, các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chất lượng nguồn lao động được nâng lên... Đến năm 2016, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 43,3 triệu đồng, tăng 2,99 lần so với năm 2010. Bình quân 3 năm tăng 16,34%. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ các hoạt động buôn bán thương mại dịch vụ và đạt mức thu nhập khá so với các huyện khác trong toàn tỉnh.
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất giai đoạn 2014-2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 215 Năm 2016
Tốc độ tăng bình quân
(%) 1. GTSX (giá 2010) 2.521.578 2.858.136 3.614.337 19,90
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 735.674 741.713 973.277 16,02 - Công nghiệp, xây dựng 854.796 1.008.423 1.323.060 24,59 - Dịch vụ 931.108 1.108.000 1.318.000 18,98
2. GTSX (giá HH) 3.422.502 4.072.997 4.695.261 17,14
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1.038.639 1.194.992 1.415.203 16.74 - Công nghiệp, xây dựng 1.173.423 1.473.985 1.716.058 21.02 - Dịch vụ 1.210.440 1.404.000 1.564.000 13.69
3. GTSX bình quân đầu người 32,0 37,8 43,3 16,34
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2014 - 2016 huyện Lục Yên vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, một trong những nguyên nhân tác động đến tốc độ tăng trưởng đó là tổng vốn đầu tư toàn xã hội được huy động cao hơn mức dự kiến, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng, số lượng và chất lượng nguồn lao động được nâng lên, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn luôn được chú trọng phát triển. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phát triển kinh tế chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của địa phương, nội bộ các ngành kinh tế chuyển dịch chậm, chưa tạo ra được sản phẩm đặc trưng, mũi nhọn và chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; nguyên nhân chủ yếu là do tổng mức đầu tư phát triển còn phụ thuộc nhiều từ bên ngoài. Sự tác động của việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc phát triển các ngành, hàng có thế mạnh chưa cao và chưa thực sự rõ nét.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế huyện thời gian qua chuyển dịch đúng hướng. Trong 3 năm với chủ trương phát triển công nghiệp là khâu bứt phá, tạo động lực cho phát triển các ngành kinh tế, dịch vụ và phát triển văn hóa, huyện đã tập trung đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp góp phần làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng.
Bảng 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất giai đoạn 2014 -2016
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng số 100 100 100
1. Nông lâm thuỷ sản 30,35 29,34 30,14
2. Công nghiệp, xây dựng 34,29 36,19 36,55
3. Dịch vụ 35,37 34,47 33,31
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lục Yên năm 2014-2016)
Năm 2014, GTSX theo giá hiện hành đạt 3.422,5 tỷ đồng năm 2016 đạt 4.695,2 tỷ đồng, tăng 1.272,7 tỷ đồng so với năm 2014, bình quân 3 năm tăng 17,14%. Trong đó: Ngành nông, lâm, thủy sản năm 2014 đạt 1.038,6 tỷ đồng, chiếm 30,35%, năm 2016 đạt 1.415,2 tỷ đồng chiếm 30,14%; Công nghiệp- Xây dựng năm 2014 đạt 1.173,4 tỷ đồng, chiếm 34,29%, năm 2016 đạt
1.716,058tỷ đồng chiếm 36,55%; Dịch vụ năm 2014 đạt 1.210,4tỷ đồng, chiếm 35,37%, năm 2016 đạt 1.564,0tỷ đồng chiếm 33,31% tổng GTSX.
Qua hình 3.2 cho thấy năm 2010 tỷ trọng GTSX ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 35,4%, đến năm 2016 giảm còn 30,14%; Ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 33,9% năm 2010, tăng lên 36,55% năm 2016; Ngành dịch vụ năm 2010 chiếm tỷ trọng 30,7% đến năm 2016 là 33,31%; Cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng tích cực giảm tỷ trọng Nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng Công nghiệp-Xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
NLN, Thủy sản 35,4% CN- XD 33,9% Dịch vụ 30,7% 0% 2010
Hình 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lục Yên)
Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, kinh tế của huyện tăng trưởng khá