Các biến kiểm soát được sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết​ (Trang 31 - 39)

Size: Quy mô của doanh nghiệp, biến này được đo lường bằng tổng tài sản của doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp được kỳ vọng là tác động âm đến rủi ro lợi nhuận của doanh nghiệp.

AFP = Tổng nợ ngắn hạn (TCL) Tổng tài sản (TA) AIP = = Tổng tài sản ngắn hạn (TCA) Tổng tài sản (TA)

Growth: Biến số tăng trưởng của doanh nghiệp. Đối với các nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển thì biến số tăng trưởng được đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q (tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách của tổng tài sản), tuy nhiên theo Budia và cộng sự (2000) thì đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi có thị trường chứng khoán còn kém phát triển thì phải sử dụng tốc độ tăng trưởng doanh thu để đo lường biến số này. Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thì hiệu quả hoạt động cũng sẽ cao, kỳ vọng dấu (+).

Leverage : tỷ số nợ, biến này được xác định bằng tổng nợ trên tổng tài sản, và được kỳ vọng tác động dương (+) đến rủi ro lợi nhuận của doanh nghiệp.

WCTA : tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản, và được tính bằng tổng vốn lưu động ròng chia cho tổng tài sản. Tỷ lệ vốn lưu động ròng trên tổng tài sản được kỳ vọng tác động âm (-) đến rủi ro lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ind : ngành nghề, và việc phân ngành dựa theo “ Tiêu chí phân ngành kinh tế” của Tổng cục thống kê. Trong bài nghiên cứu các doanh nghiệp khảo sát được phân loại theo 6 nhóm ngành chính sau: Ind 1: Ngành dịch vụ; Ind 2: Ngành bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng; Ind 3: Ngành tiêu dùng và chế biến thực phẩm; Ind 4: Ngành thép và sản xuất bao bì; Ind 5: Ngành nông nghiệp và chế biến thủy sản; Ind 6: Ngành công nghiệp.

Age : tuổi đời doanh nghiệp. Tuổi đời càng cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tăng lên do doanh nghiệp đã có các trải nghiệm thị trường và có nền tảng vững chắc về thị trường, cũng như xây dựng được chính sách tài chính cho doanh nghiệp nên rủi ro lợi nhuận sẽ giảm, kỳ vọng tác động âm (-)

Ngoài ra để đo lường sự khác biệt trong các chính sách tài chính, các nghiên cứu còn sử dụng tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản, tỷ số này sử dụng để đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp. Khi đó, nếu tỷ số này thấp hoặc tỷ số này âm cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, thông qua tỷ số này cũng cho thấy khả năng quản lý chính sách vốn lưu động của doanh nghiệp. Tỷ số này thấp hoặc âm cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động với mức vốn lưu động thấp, nghĩa là doanh nghiệp đang có một chính

sách vốn lưu động phù hợp và sử dụng hiệu quả. Tùy theo đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp mà các nhà quản lý có thể quyết định tỷ lệ này ở một mức phù hợp. Tỷ số này được xác định như sau:

WCTA =

Vốn lưu động ròng ( TCA – TCL) Tổng tài sản (TA)

Bảng 3.2:Bảng tóm tắt các biến trong mô hình và nguồn dữ liệu

STT Kí hiệu Tên biến Nguồn dữ

liệu

1 SD ROA Độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên Tổng tài sản

Báo cáo tài

chính SD ROA = δ2

RO A

2 SD ROE Độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Báo cáo tài

chính SD ROE = δ2

RO E

3 SD ROI Độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên vốn đầu tư

Báo cáo tài

chính SD ROI = δ2 RO I Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Nợ ngắn hạn Tổng tài sản

6 Size Qui mô công ty Báo cáo tài

chính Size = Logarit của tổng tài sản D.thu t - D.thu t-1 D.thu t-1 Tổng nợ Tổng tài sản Vốn lưu động ròng Tổng tài sản 10 Age Tuổi đời của doanh

nghiệp Thuyết minh BCTC Age = Logarit

( TG tính toán - TG thành lập ) WCTA =

9 WCTA Vốn lưu động ròng trên tổng tài sản

Báo cáo tài chính 5 7 8 Tỷ số nợ 4 Growth = Leverage = Báo cáo tài

chính

Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính Growth Tăng trưởng của doanh

nghiệp Leverage

Phương pháp tính

TCA/TA (%) Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản TCL/TA (%) Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản TCA/TA = TCL/TA = 11

Ind 6: ngành công nghiệp

Ind Ngành nghề Bản cáo bạch

Ind 2: bất động sản và VLXD Ind 3: ngành tiêu dùng và chế biến thực phẩm

Ind 4: NPL, bao bì, sản xuất thép Ind 5: nông nghiệp, chế biến thủy sản.

3.3

(Pinches,1991 (2005)

. T

(Gardner et al (1986), Weinraub & Visscher (1998), Mohammad Hassan (2014). Bên cạnh đó, vẫn có một số nghiên cứu cho rằng chính sách vốn lưu động mạo hiểm không ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro lợi nhuận như T.Afza và M.S. Nair (2007). Với mục tiêu tìm hiểu mối quan hệ giữa chính sách vốn và

kinh doanh của doanh nghiệp, đặt ra các giả thiết nghiên cứu sau: H0 (Null Hypothesis): có mối quan hệ giữa chính sách và

đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Giả thuyết chung trên được cụ thể hóa bằng 3 giả thuyết:

Giả thuyết 1: có mối quan hệ giữa chính sách vốn lưu động và độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tài sản đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Giả thuyết 2: có mối quan hệ giữa chính sách vốn lưu động và độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Giả thuyết 3: có mối quan hệ giữa chính sách vốn lưu động và độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên vốn đầu tư đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

iả thiết trên được nghiên cứu qua mô hình định lượng: trên cơ sở kết hợp

mô hình của nhóm tác giả Mohammad Hassan (2014) và

mô hình của Faris Nasif ALShubiri (2011). :

Trong đó:

Yi,t = β0 + β1 (TCA/TA)i,t + β2 (TCL/TA)i,t + β3 Size i,t + β4 Growth i,t + + β5 Leverage i,t + β6 WTCA i,t+ β7 Age i,t + β8 Ind i,t + εi,t

Biến phụ thuộc: Y là rủi ro lợi nhuận được đo lường bằng độ lệch chuẩn của ROA, ROE, ROI.

Biến độc lập chính:

TCA/TAi,t : Bình quân tổng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp i cho giai đoạn t.

TCL/TAi,t : Bình quân tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp i cho giai đoạn t

Các biến kiểm soát: các biến kiểm soát khác cũng được đưa vào mô hình để đánh giá sự tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro lợi nhuận của doanh nghiệp như: Qui mô doanh nghiệp (Size), biến tăng trưởng (Growth), biến tỷ số nợ (Leverage), ngành nghề (Ind) và tuổi đời của doanh nghiệp (Age) được tính toán theo mô tả trên.

Bảng 3.3: Bảng tóm tắt chiều hướng tác động của các biến

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu thu thập được ở các mô hình này là dữ liệu bảng ( Panel data). Phương pháp hồi qui dữ liệu bảng sẽ tốt hơn vì dữ liệu bảng chứa nhiều thông tin hữu ích, tính biến thiên ít hơn, hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến ít hơn. Theo

STT KÍ HIỆU TÊN BIẾN DỰ BÁO

1 TCA/TA Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản - 2 TCL/TA Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản +

3 Size Qui mô của doanh nghiệp -

4 Growth Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp +

5 Leverage Tỷ số nợ +

6 WCTA Vốn lưu động ròng trên tổng tài sản -

7 Age Tuổi đời của doanh nghiệp -

đó, để đánh giá tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro lợi nhuận, các mô hình cần sử dụng kiểm định gồm:

Mô hình hồi qui gốc: hồi qui theo phương pháp OLS thông thường, không quan tâm đến sự khác biệt của dữ liệu theo thời gian.

Mô hình tác động cố định: với giả định các hệ số độ dốc (βi ) theo các doanh nghiệp là hằng số nhưng tung độ gốc (αi ) thay đổi theo từng doanh nghiệp.

Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên: cũng giống mô hình tác động cố định nhưng với giả định hệ số αi là một biến ngẫu nhiên.

Phương trình chính của mô hình được ước lượng qua 3 phương pháp gồm mô hình Pooling OLS, mô hình Fixed effect và mô hình Random effect. Theo đó, các biến SDROA, SDROE và SDROI sẽ được hồi qui cùng với giá trị trung bình của TCA/TA, TCL/TA và các biến kiểm soát Size, Growth, WCTA, Ind và Age qua 7 (bảy) năm của giai đoạn 2008 – 2014.

Sau khi xây dựng mô hình, tác giả xem xét mức độ phù hợp của mô hình đối với dữ liệu qua giá trị R2 đồng thời thực hiện các kiểm định LM và kiểm định

Hausman dựa trên các giả thuyết đặt ra. Trên cơ sở các kiểm định sẽ lựa chọn

mô hình phù hợp nhất Tiếp đến, xem xét hiện tượng tương quan có xảy ra hay không để đưa ra kết quả mô hình nghiên cứu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này mô tả dữ liệu dùng để nghiên cứu, đồng thời giải thích và mô tả các biến được sử dụng để đo lường rủi ro lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua đó đưa ra các giả thuyết để đánh giá mối quan hệ giữa chính sách vốn lưu động và rủi ro lợi nhuận. Dựa trên các giả thuyết đặt ra và kế thừa các kết quả từ mô hình của

nhóm tác giả Mohammad Hassan (2014), mô hình của

Faris Nasif ALShubiri (2011) tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu:

Để đánh giá sự tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro lợi nhuận của các doanh nghiệp thông qua các giả thuyết và mô hình đưa ra, các phương pháp nghiên cứu được chọn lựa để phân tích và kiểm định hiện tượng tương quan giữa các biến trong mô hình. Trên cơ sở đó đưa ra mô hình phù hợp nhất cho bài nghiên cứu.

Yi,t = β0 + β1 (TCA/TA)i,t + β2 (TCL/TA)i,t + β3 Size i,t + β4 Growth i,t + + β5 Leverage i,t + β6 WTCA i,t+ β7 Age i,t + β8 Ind i,t + εi,t

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

: pooling OLS (tác

động

grangian

Multiplier – LM Test ( – Hausman

Test (Hausman, 1978).

Mô hình Pooling OLS là mô hình đơn giản nhất khi không xem xét tới sự khác biệt giữa các

.

Mô hình Fixed effect (FEM): phát triển thêm từ Pooling OLS

hình và các biến độc lập.

Mô hình Random effect (REM)

có mối quan hệ nào giữa phần dư và các biến độc lập của mô hình.

:

1

: H0

ing ; H1:

2:

Random effect, với giả thuyết: H0: Mô hình Random effect là phù hợp; H1: Mô hình Fixed effect là phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết​ (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)