Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết​ (Trang 29 - 30)

Các biến được lựa chọn đưa vào mô hình nghiên cứu dựa vào những nghiên cứu trước đây liên quan đến sự tác động của chính sách vốn lưu động đến tỷ suất sinh lợi và rủi ro lợi nhuận của các doanh nghiệp, đặc biệt là của các tác giả T.Afza và M.S. Nair (2007); Faris Nasif Alshubiri (2011); Mohammad Hassani và Arezoo Rajab Tavosi (2014).

Cụ thể, nhóm tác giả T.Afza và M.S. Nair (2007) đã nghiên cứu tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro của doanh nghiệp bằng cách sử dụng tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản ( TCA/TA) và tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (TCL/TA) thông qua việc đo lường độ lệch chuẩn của các biến Doanh thu (SDsale), độ lệch chuẩn các tỷ suất sinh lợi trên tài sản (SDROA), độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ (SDROE), và độ lệch chuẩn của chỉ số giá thị trường (SDq).

Trong khi đó, Faris Nasif Alshubiri (2011) cũng sử dụng phương pháp và mô hình hồi qui của nhóm tác giả T.Afza và M.S. Nair (2007), đồng thời bổ sung thêm hai biến phụ thuộc là độ lệch chuẩn của tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư (SDROI) và độ lệch chuẩn tỷ lệ sinh lời trên vốn (SDROC) để phân tích mối quan hệ của chính sách vốn lưu động đến rủi ro hoạt động của doanh nghiệp.

n (2014), để

đánh giá tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro lợi nhuận các doanh nghiệp, nhóm tác giả cũng sử dụng tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (TCA/TA) và tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (TCL/TA) là các biến độc lập chính, đồng thời thêm vào các biến kiểm soát như Qui mô của doanh nghiệp (Size), tốc độ tăng trưởng doanh thu (Sales growth), tỷ số nợ (Leverage) và tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản (WCTA) thông qua việc đo lường độ lệch tuyệt đối của tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ADROA), độ lệch tuyệt đối tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ADROE), độ lệch tuyệt đối tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ADROI) và độ lệch tuyệt đối tỷ suất sinh lời trên vốn ( ADROC).

Tuy nhiên, để phù hợp với dữ liệu thu thập được ở các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam. Tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu của tác

Hassan (2014) và kết hợp với phương pháp đo lường thông qua độ lệch chuẩn của tác giả Faris Nasif Alshubiri (2011) để đánh giá tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)