Mục tiêu, động cơ và lợi ích của quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp xây dựng tại việt nam trường hợp công ty tnhh an phú linh​ (Trang 34)

A) Mục tiêu quản trị rủi ro tài chính doannh nghiệp - Kiểm soát rủi ro tài chính

Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của quản trị rủi ro tài chính là phải kiểm soát được rủi ro tài chính đó. Đối với một quyết định đầu tư hay kinh doanh cụ thể, có nhiều rủi ro tiềm tàng cùng đe doạ xảy ra. Các rủi ro này có thể xảy ra, nhưng cũng có thể không xảy ra, tác động của chúng có thể dao động từ rất nhỏ đến rất lớn. Những rủi ro tài chính đó có thể chỉ là đe doạ, nhưng cũng có thể không xảy ra, tác động của chúng có thể dao động từ rất nhỏ đến rất lớn. Những rủi ro tài chính đó có thể chỉ là đe doạ, nhưng cũng có thể làm cho doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề. Do đó vấn đề là làm thế nào để kiểm soát được rủi ro tài chính, giới hạn tác động của nó trong phạm vi cho phép.

- Chuyển rủi ro tài chính thành lợi thế - đầu tư khi có cơ hội

Rủi ro được hiểu là những tình huống bất ngờ xảy ra trong tương lai nhưng rủi ro có thể được xảy ra một cách tích cực nếu chúng ta có đầy đủ thông tin, kiến thức và sự hiểu biết thì rủi ro có thể được xem như là một cơ hội

Do vậy ngoài mục tiêu hạn chế những tác động tiêu cực do rủi ro tài chính mang lại thì mục tiêu quan trọng khác của quản trị rủi ro tài chính là phải giúp doanh nghiệp nhận thức đúng thực trạng rủi ro tài chính và khả năng chuyển đổi rủi ro tài chính đó thành lợi thế. Trên cơ sở nhận thức, những thông tin, kiến thức và sự hiểu biết, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro tài chính để chuyển các rủi ro tài chính thành lợi thế của mình. Để đạt được múc tiêu này, doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao năng lực, chủ động xây dựng được phương án quản trị rủi ro tài chính phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và chủ động phòng ngừa rủi ro tài chính ngay từ khi bắt đầu triển khai kế hoạch kinh doanh. Doanh nghiệp cần xây dựng nhiều kịch bản từ tốt nhất đến xấu nhất, để luôn giữ được khả năng chủ động ứng phó trong mọi trường hợp

B) Động cơ quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp

Động cơ chính để quản trị rủi ro tài chính xuất pháp từ các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng và tổn thất to lớn xảy ra (nếu có) do rủi ro tài chính mang lại, có liên quan đến độ bất ổn của các nhân tố trên thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hoá, những khó khăn không lường trước được trong kinh doanh.

Quản trị rủi ro tài chính giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu hoặc triệt tiêu những tổn thất do rủi ro tài chính mang lại. Những bài học từ sự thất bại của các doanh nghiệp khác khi không quan tâm đến quản trị rủi ro tài chính cũng góp phần cảnh báo các doanh nghiệp khác cần phải chú trọng hơn đến vấn đề này. Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập một cách toàn diện vào thị trường thế giới, các quan hệ giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Cơ hội kiếm lợi nhuận nhiều hơn, nhưng rủi ro mà đặc biệt là rủi ro tài chính cũng nhiều hơn.

Những điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng đến quản trị rủi ro tài chính.

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, các sản phẩm phái sinh cũng được sử dụng rộng rãi nhằm hạn chế thấp nhất những nguy cơ do rủi ro tài chính mang lại. Chính sự phổ biến và ưu điểm của những sản phẩm này cũng tạo nên một tác động tâm lý to lớn về nhu cầu phòng ngừa rủi ro tài chính trong hầu hết mọi doanh nghiệp.

C) Lợi ích quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp

Quản trị rủi ro tài chính giúp doanh nghiệp phòng ngừa các rủi ro tài chính, hạn chế các rủi ro tài chính, triệu tiêu các rủi ro tài chính,… bằng cách giải quyết các tình huống bất ngờ xảy ra trong tương lai không phù hợp với sự báo hay kỳ vọng đã được xác định tại thời điểm hiện tại

Đối với doanh nghiệp không có sự khác biệt về chi phí giữa quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp và cá nhân chủ sở hữu, quản trị rủi ro tài chính có thể mang lại một số lợi ích sau:

- Quản trị rủi ro tài chính giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các lợi thế về khấu trừ thuế khi đầu tư tài sản mới, các khoản lỗ chuyển sang…cũng như phát huy tối đa lá chắn thuế để gia tăng giá trị doanh nghiệp

- Quản trị rủi ro tài chính giúp doanh nghiệp hạn chế, triệt tiêu các tổn thất, tránh rơi vào tình trạng phá sản, tiết kiệm chi phí phá sản

- Quản trị rủi ro tài chính bảo đảm cho doanh nghiệp có được trạng thái an toàn, tăng sự tự tin, tập trung cho hoạt động kinh doanh, ra quyết định đầu tư đúng đắn, tránh đầu tư lệch lạc, Trong một số trường hợp có thể biến rủi rỏ thành lợi thế để kiếm lợi nhuận.

- Một doanh nghiệp có chương trình quản trị rủi ro tài chính hiệu quả sẽ hoạt động ổn định, được các đối tác và các tổ chức tài trợ vốn tin cậy từ đó làm giảm chi phí đi vay.

- Quản trị rủi ro tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp tránh được trường hợp bị sa vào tranh chấp, kiện tụng; giảm hiteeur khả năng phạm luật trong kinh doanh.

- Hiện nay, với mức độ phát triển nhanh của thị trường chứng khoán, quản trị rủi ro tài chính mang tính chuyên nghiệp làm tăng giá trị thương hiệu, củng cố niềm tin nhà dầu tư tạo ra lợi thế về giá cổ phiếu trên thị trường, tăng tính thanh khoản – một trong những yêu cầu bức thiết nhất hiện nay trên thị trường chứng khoán

- Phòng ngừa rủi ro tài chính sẽ giúp doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi rủi ro tài chính đó đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và không làm giảm giá trị thị trường của doanh nghiệp. Vì vậy nếu quản trị rủi ro tài chính tốt doanh nghiệp có thể tối đa hoá lợi nhuận và tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, chống lại sự sụt giảm giá trị doanh nghiệp.

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài

+ Môi trường chính trị

Doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu được sự tác động của rủi ro hệ thống tới doanh nghiệp, ngược lại nếu môi trường chính trị bất ổn như xảy ra chiến tranh, việc thay đổi chế độ cầm quyền … thì ảnh

hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gây gián đoạn kinh doanh, sụt giảm lợi nhuận thậm chí có thể gây phá sản doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định cũng là tiền đề giúp doanh nghiệp có cơ sở thiết lập và triển khai các hoạt động quản trị rủi ro tài chính một cách hiệu quả dựa trên khả năng dự báo tốt hơn những biến động tới hoạt động của doanh nghiệp.

+ Môi trường pháp lý

Mọi doanh nghiệp hoạt động điều chịu sự tác động của hệ thống luật pháp, hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và có quy định rõ ràng, chặt chẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc tuân thủ và triển khai hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nếu hệ thống luật pháp thiếu đồng bộ, chồng chéo, thiếu ổn định, thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ, điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với những quy định trong luật.

Môi trường pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ không những giúp nhà nước thuận lợi trong việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp, mặt khác tính minh bạch trong hoạt động quản lý, trong công tác thanh tra, kiểm tra cũng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật.

+ Môi trường kinh tế

Khi xem xét tác động của môi trường kinh tế tới hoạt động quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp ta nghiên cứu những biến số quan trọng của nền kinh tế như:

– Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao

thông thông tin liên lạc, điện, nước…) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh.

– Tình trạng của nền kinh tế: một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng

thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư. Ngược lại, nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái thì doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ hội tốt để đầu tư.

– Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt

đến chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, lãi suất thị trường còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị trường tăng cao, thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, điều đó hạn chế đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

– Lạm phát: khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản

phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng. Nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể còn bị thất thoát vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài chính doanh nghiệp không ổn định.

– Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp:như các

chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách thuế; chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định… đây là yếu tố tác động lớn đến các vấn đề đề tài chính của doanh nghiệp.

– Mức độ cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề,

lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thụ và tiêu thụ sản phẩm v.v.

– Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: Hoạt động của

doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp có thể huy động gia tăng vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp. Sự phát triển của thị trường làm đa dạng hoá các công cụ và các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như sự xuất hiện và phát triển các hình thức thuê tài chính, sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán v.v.

Khi xem xét tác động của môi trường kinh tế – tài chính không chỉ xem xét ở phạm vi trong nước mà còn cần phải xem xét đánh giá môi trường kinh tế tài chính trong khu vực và trên thế giới. hiện nay, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, những biến động lớn về kinh tế, tài chính trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng mau lẹ đến nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của một quốc gia.

1.3.2. Các nhân tố bên trong

+ Năng lực và quyết định của nhà quản trị

Hoạt động quản trị rủi ro tài chính nói riêng, quản trị tài chính nói chung chịu sự tác động rất lớn bởi năng lực của nhà quản trị. Nhà quản trị có năng lực chuyên môn tốt sẽ nhìn nhận đúng mức về rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải, đề ra được những chiến lược phù hợp, các giải pháp cần thiết để quản trị rủi ro tài chính, ngược lại nếu năng lực của nhà quản trị hạn chế thì ngay từ việc nhận diện rủi ro gặp phải, đánh giá chính xác mức độ tác động cũng như các giải pháp đưa ra không phù hợp sẽ tác động rất lớn tới chi phí bỏ ra, kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các quyết định tài chính được nhà quản trị đưa ra cũng cần đặt trong bối cảnh tính đến những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải, như một doanh nghiệp đang có hệ số nợ cao nên cân nhắc việc huy động vốn từ việc phát hành vốn chủ sở hữu hay vay nợ, việc vay nợ một mặt có thể gia tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ tuy nhiên khi có sự biến động của dòng tiền của dòng nghiệp thì rủi ro về mất khả năng thanh khoản sẽ tăng cao.

+ Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau có đặc điểm khác nhau sự khác biệt này thể hiện ở một số khía cạnh như nhu cầu đầu tư tài sản cố định, vòng quay vốn, những rủi ro mang tính đặc thù riêng. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩng vực xây dựng thông thường có tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định lớn, nhu cầu vốn kinh doanh lớn do vậy những doanh nghiệp này thường đa dạng hóa nguồn huy động, có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay. Ngược lại, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn thấp, vốn tập trung nhiều vào hàng tồn kho và nợ phải thu. Do vậy trong công tác quản trị đề ra có trọng tâm khác nhau.

+ Chính sách tài chính của doanh nghiệp

Các chính sách tài chính của doanh nghiệp đặc biệt các chính sách tài chính chiến lược dài hạn như chính sách đầu tư, chính sách huy động vốn hay chính sách

phân phối lợi nhuận mà doanh nghiệp theo đuổi ảnh hưởng lớn tới rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

Doanh nghiệp theo đuổi sự gia tăng quy mô kinh doanh bằng việc ưu thích sử dụng nợ vay với kỳ vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ, tuy nhiên việc gia tăng vốn vay làm hệ số nợ tăng cao, nhu cầu dòng tiền chi trả gốc và lãi hàng năm tăng cao do vậy cũng đẩy rủi ro tài chính của doanh nghiệp tăng cao. Chỉ cần biến động của một biến cố trong môi trường kinh doanh làm mất cân đối dòng tiền của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng căng thẳng về tài chính, khó khăn trong cân đối dòng tiền. Ngược lại, nếu doanh nghiệp theo đuổi việc tăng trưởng bằng nguồn vốn nội sinh hay nguồn vốn chủ sở hữu áp lực dòng tiền trả gốc và lãi vay thấp tình ổn định trong hoạt động kinh doanh cao tuy nhiên sẽ bị ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.

Chính sách đầu tư của doanh nghiệp cũng là một chính sách tài chính ảnh hưởng mạnh tới rủi ro tài chính của doanh nghiệp, việc doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư sang những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới sẽ mang tới rủi ro tài chính cao hơn việc mở rộng kinh doanh những ngành nghề truyền thống. Việc tích hợp, phát triển hoạt động kinh doanh theo chuỗi giá trị dựa trên sự liên kết trong chuỗi sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho doanh nghiệp, ngược lại chạy theo xu hướng của thị trường đầu tư vào những lĩnh vực phi sản xuất như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản trong thời gian phát triển nóng tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp.

1.4. ERM - Mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp

ERM là từ viết tắt của Enterprise Risk Management, là một hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp, là khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý tình trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp xây dựng tại việt nam trường hợp công ty tnhh an phú linh​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)