Thực trạng xử lý rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp xây dựng tại việt nam trường hợp công ty tnhh an phú linh​ (Trang 71)

dựng

Hầu hết các doanh nghiệp trong mẫu chọn đều nhận định mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính ở cao tuy nhiên vẫn đưa ra nhận định đảm bảo khả năng thanh toán, không có rủi ro đòn bẩy tài chính trọng yếu. Chính vì vậy, phương pháp doanh nghiệp đưa ra để xử lý rủi ro đòn bẩy tài chính dựa chính trên việc doanh nghiệp chủ động điều chỉnh mức độ sử dụng đòn bẩy.

Bảng 3.10. Kết quả khảo sát biện pháp doanh nghiệp áp dụng xử lý rủi ro đòn bẩy tài chính Các biện pháp xử lý Mức độ áp dụng Không sử dụng Đã từng sử dụng Thường xuyên sử dụng Điều chỉnh mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính 41,7% 25% 33,3%

Có 58,3% doanh nghiệp được hỏi sử dụng biện pháp chủ động điều chính mức độ sử dụng đòn bẩy để giảm thiểu rủi ro đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, cũng có tới 41,7% số doanh nghiệp không sử dụng biện pháp này. Các doanh nghiệp cũng không đưa ra biện pháp khác cụ thể để xử lý rủi ro đòn bẩy tài chính.

Như vậy, với rủi ro đòn bẩy tài chính các doanh nghiệp phần lớn lựa chọn chiến lược giảm nhẹ rủi ro thông qua giảm mức độ sử dụng của đòn bẩy qua đó giảm mức độ tác động khi rủi ro xảy đến.

+ Giải pháp xử lý rủi ro lãi suất

Hầu hết các doanh nghiệp xây dựng trong mẫu chọn đều nhận diện chịu sự tác động của rủi ro khi lãi suất thay đổi, với mỗi doanh nghiệp có mức độ sử dụng nợ vay khác nhau cũng như phương thức vay nợ khác nhau do vậy chịu sự tác động của biến cố rủi ro lãi suất khác nhau. Biện pháp xử lý các doanh nghiệp đưa ra chủ yếu như sau:

- Linh hoạt lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp sao cho chi phí huy động là thấp nhất.

- Chủ động cơ cấu lại nguồn vốn khi có sự biến động của lãi suất thị trường. Như vậy, các giải pháp đưa ra còn khá trừu tượng, việc điều hành triển khai các giải pháp này phụ thuộc vào biến động lãi suất trên thị trường (tức khi đó biến cố rủi ro đã xảy ra).

Chiến lược xử lý rủi ro chủ yếu sử dụng là chấp nhận và giảm nhẹ rủi ro. Một phần do các doanh nghiệp xây dựng này phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng, việc thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn là bài toán mang tính dài hạn, do vậy chấp nhận rủi ro trên cơ sở nhận định tác động của rủi ro lãi suất không trọng yếu.

+ Giải pháp xử lý rủi ro tỷ giá

Biến động của biến cố rủi ro tỷ giá là một nhân tố các nhà quản trị của các doanh nghiệp xây dựng trong mẫu chọn ít quan tâm nhất bởi các nguyên nhân đã chỉ ra như: ảnh hưởng không trọng yếu tới hoạt động của doanh nghiệp, thiếu các công cụ phái sinh giúp doanh nghiệp xử lý rủi ro tỷ giá, chi phí xử lý rủi ro lớn hơn giá trị tác động khi biến cố rủi ro xảy đến. Chính bởi các nguyên nhân này, hoạt động xử lý rủi ro tỷ giá chưa được triển khai ở hầu hết các doanh nghiệp trong mẫu chọn.

+ Giải pháp xử lý rủi ro thanh khoản

Nhiều doanh nghiệp đánh giá rủi ro thanh khoản ở doanh nghiệp mình ở mức cao, chênh lệch thanh khoản thuần lớn, tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa đưa ra được giải pháp để xử lý rủi ro thanh khoản. Thống kê cho thấy chỉ 4/47 doanh nghiệp đưa ra được giải pháp cụ thể khắc phục chênh lệch thanh khoản thuần, cải thiện tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, xử lý rủi ro thanh khoản. 43/ 47 doanh nghiệp còn lại điều hành xử lý rủi ro thanh khoản thông qua việc xử lý tác nghiệp dòng tiền hoạt động kinh doanh hàng năm.

Bảng 3.11. Tổng hợp những giải pháp hạn chế chênh lệch thanh khoản thuần các doanh nghiệp trong mẫu chọn

Biện pháp cải thiện tính thanh khoản của doanh nghiệp Số

lượng Tỷ lệ Đẩy mạnh thu hồi công nợ, quyết toán các công trình, chủ động

liên hệ các khoản vay 3 6.4%

Sử dụng các công cụ như trái phiếu chuyển đổi 1 2.1% Phụ thuộc vào khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh 43 91.5%

Nguồn: Tổng hợp từ Thuyết minh BCTC của các doanh nghiệp trong ngành

Số lượng các doanh nghiệp sử dụng các công cụ tài chính để xử lý rủi ro thanh khoản (như sử dụng trái phiếu chuyển đổi chủ động tạo dòng tiền) rất thấp chỉ 2,1%. Phần lớn bị động dựa trên khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh và đẩy mạnh quyết toán các công trình.

Qua đó, chiến lược chính doanh nghiệp sử dụng là chấp nhận rủi ro và giảm nhẹ rủi ro. Các biện pháp sử dụng chủ yếu hạn chế những tác động không mong muốn của rủi ro thanh khoản trên cơ sở vẫn triển khai tín dụng thương mại. Các biện pháp mạnh như tránh né rủi ro (ngừng triển khai, chuyển sang lĩnh vực khác, dự án khác ...), chuyển giao rủi ro (mua bảo hiểm đối với các hợp đồng ký kết) về cơ bản chưa được các doanh nghiệp áp dụng.

+ Giải pháp xử lý rủi ro về giá

Hoạt động quản trị được các doanh nghiệp triển khai trong thời gian qua để hạn chế rủi ro về giá được chia thành hai mảng: mảng biến động giá cổ phiếu đối với hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp và mảng biến động giá đầu vào đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Với mảng biến động giá cổ phiếu, hoạt động quản trị doanh nghiệp đưa ra chủ

yếu là kiểm soát hoạt động đầu tư này theo hai hướng:

Nhóm cổ phiếu đầu tư nắm giữ dài hạn như đầu tư vào công ty con, công ty

liên kết, chứng khoán đầu tư dài hạn khác. Với nhóm này biến động giá trong ngắn hạn của các cổ phiếu này không phải là mục tiêu nhà quản trị quan tâm, hơn thế nữa lợi ích mà doanh nghiệp từ hoạt động đầu tư này không phải đến từ sự tăng trưởng giá cổ phiếu mà là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư, cũng như những lợi ích đi kèm như mở rộng thị phần, tiết giảm chi phí, chủ động trong kinh doanh đối với doanh nghiệp đầu tư. Do vậy, doanh nghiệp không tính đến yếu tố biến động giá trong trường hợp này.

Nhóm cổ phiếu đầu tư tài chính ngắn hạn, biến động giá cổ phiếu trực tiếp tác

động tới kết quả của hoạt động đầu tư, tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp thiêu bộ phận nhận định thị

trường, nhận định đầu tư do vậy phần lớn giải pháp xử lý đưa ra là xây dựng hạn mức đầu tư nhằm giới hạn thiệt hại cho doanh nghiệp. Đi kèm với đó, mỗi quyết định đầu tư đều cần có sự phê duyệt của Ban lãnh đạo công ty.

Với mảng biến động giá nguyên vật liệu đầu vào, giải pháp chủ yêu các doanh

nghiệp đưa gia nhằm xử lý biến động giá nguyên vật liệu đầu vào gồm:

- Lựa chọn kỹ nhà cùng cấp đảm bảo lượng cung hàng ổn định, chi phí thấp nhất. Do nguyên liệu đầu vào cho hoạt động xây dựng khá phổ biến, doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi các nhà cung cấp sao cho có chi phí thấp nhất.

- Đặt hàng nhà cung cấp với số lượng lớn để hưởng ưu đãi về giá.

Các giải pháp xử lý rủi ro về giá (cả về giá cổ phiếu và giá nguyên vật liệu đầu vào) các doanh nghiệp đưa ra sau những biến động của thị trường, chưa có những nhận định, những giải pháp chủ động phòng ngừa. Chiến lược chính cho rủi ro biến động giá vẫn là giảm nhẹ rủi ro thông qua áp dụng các biện pháp lựa chọn kỹ nhà cung cấp, lựa chọn kỹ cổ phiếu đầu tư.

+ Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng đến từ cả đối tượng chủ thể bên ngoài (khách hàng) và bên trong ( các khoản phải thu nội bộ). Do vậy, các doanh nghiệp chủ động đưa ra các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh, cũng như hạn chế tác động của rủi ro tín dụng tới hoạt động của doanh nghiệp:

- Thẩm định kỹ khách hàng: Trước khi chấp thuận cấp tín dụng thương mại (hay bán chịu) cho khách hàng, doanh nghiệp đặc biệt cân nhắc, xem xét, đánh giá từng khách hàng. Đánh giá về tiềm lực tài chính, uy tín thanh toán, lịch sử thanh toán ... để từ đó lựa chọn được những khách hàng có uy tín, có tiềm lực tài chính tốt và doanh nghiệp cấp tín dụng ở quy mô phù hợp.

- Thường xuyên đốc thúc thu hồi công nợ: Sau khi bán chịu, phát sinh công nợ phải thu, đối với doanh nghiệp hoạt động đốc thúc thu hồi công nợ được tiến hành để đảm bảo thu đúng thời hạn, đảm bảo đủ số tiền cần thu hồi.

- Chủ động trích lập dự phòng đối với những khoản phải thu khó đòi: Trong trường hợp phát sinh công nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp chủ động với những

tổn thất tài chính có thể phát sinh, do vậy một giải pháp được doanh nghiệp đưa ra là trích lập dự phòng để chủ động ứng phó với cú sốc khi biến cố xảy ra.

Rủi ro tín dụng là rủi ro được đánh giá xảy ra với tần suất cao ở các doanh nghiệp do vậy các chiến lược đưa ra khá phong phú vừa giảm nhẹ rủi ro thông qua các biện pháp tác nghiệp (trích lập dự phòng, đốc thúc thu hồi công nợ ...), vừa chuyển giao rủi ro (bán nợ) dù chưa được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Đánh giá chung về thực trạng xử lý rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trong ngành

Hoạt động xử lý rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trong ngành về cơ bản còn khá bị động, điều hành xử lý rủi ro tài chính chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Việc tài trợ chi phí cho các công cụ phái sinh, các hợp đồng bảo hiểm để hạn chế rủi ro, tổn thất với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Điều này được thể hiện rõ trong kết quả khảo sát dưới đây: Các biện pháp mà doanh nghiệp nơi ông / bà đang làm việc đã sử dụng để xử lý rủi ro tài chính?

Bảng 3.12. Kết quả khảo sát biện pháp doanh nghiệp sử dụng để xử lý rủi ro tài chính

Các biện pháp xử lý

Mức độ áp dụng Không sử

dụng Đã từng sử dụng Thường xuyên sử dụng 1.Sử dụng công cụ tài chính phái

sinh 66,7% 25% 8,3% 2. Hợp đồng bảo hiểm 66,7% 25% 8,3% 3. Phân tích tình hình tài chính khách hàng 33,3% 0% 66,7% 4. Trích lập dự phòng 0% 50% 50% 5. Điều chỉnh mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính 41,7% 25% 33,3% 6. Lập kế hoạch tài chính 8,3% 0% 91,7% 7. Ý kiến khác 100%

Theo kết quả khảo sát, giải pháp được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất là chủ động lập kế hoạch tài chính trong đó có tính đến yếu tố rủi ro tài chính trên cơ sở đó tính đến tác động tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận kế hoạch của doanh nghiệp, có tới 91,7% số doanh nghiệp sử dụng phương pháp.

Biện pháp tiếp theo được sử dụng phổ biến là phân tích tình hình tài chính khách hàng, việc phân tích này được tiến hành cả trước, trong khi phát sinh các khoản phải thu của khách hàng trên cơ sở đó doanh nghiệp chủ động đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Có tới 66,7% số doanh nghiệp được hỏi thường xuyên sử dụng biện pháp này trong xử lý rủi ro tài chính.

Có tỷ lệ sử dụng thường xuyên thấp, nhưng 100% số doanh nghiệp đều đã từng áp dụng trong xử lý rủi ro tài chính đó là việc trích lập dự phòng.

Về cơ bản những biện pháp thường xuyên được doanh nghiệp sử dụng trong xử lý rủi ro tài chính là những biện pháp xây dựng trên cơ sở doanh nghiệp chủ động được, ít hoặc không cần bỏ chi phí. Những biện pháp xử lý rủi ro theo hướng đẩy rủi ro cho bên thư ba nhưng mất phí như mua bảo hiểm hay thực hiện các nghiệp vụ hợp đồng phái sinh ít được sử dụng.

Thực trạng xử lý rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng Hầu hết các doanh nghiệp trong mẫu chọn đều nhận định mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính ở cao tuy nhiên vẫn đưa ra nhận định đảm bảo khả năng thanh toán, không có rủi ro đòn bẩy tài chính trọng yếu. Chính vì vậy, phương pháp doanh nghiệp đưa ra để xử lý rủi ro đòn bẩy tài chính dựa chính trên việc doanh nghiệp chủ động điều chỉnh mức độ sử dụng đòn bẩy.

Bảng 3.13. Kết quả khảo sát biện pháp doanh nghiệp áp dụng xử lý rủi ro đòn bẩy tài chính Các biện pháp xử lý Mức độ áp dụng Không sử dụng Đã từng sử dụng Thường xuyên sử dụng Điều chỉnh mức độ sử dụng đòn 41,7% 25% 33,3%

bẩy tài chính

Có 58,3% doanh nghiệp được hỏi sử dụng biện pháp chủ động điều chính mức độ sử dụng đòn bẩy để giảm thiểu rủi ro đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, cũng có tới 41,7% số doanh nghiệp không sử dụng biện pháp này. Các doanh nghiệp cũng không đưa ra biện pháp khác cụ thể để xử lý rủi ro đòn bẩy tài chính.

Như vậy, với rủi ro đòn bẩy tài chính các doanh nghiệp phần lớn lựa chọn chiến lược giảm nhẹ rủi ro thông qua giảm mức độ sử dụng của đòn bẩy qua đó giảm mức độ tác động khi rủi ro xảy đến.

+ Giải pháp xử lý rủi ro lãi suất

Hầu hết các doanh nghiệp xây dựng trong mẫu chọn đều nhận diện chịu sự tác động của rủi ro khi lãi suất thay đổi, với mỗi doanh nghiệp có mức độ sử dụng nợ vay khác nhau cũng như phương thức vay nợ khác nhau do vậy chịu sự tác động của biến cố rủi ro lãi suất khác nhau. Biện pháp xử lý các doanh nghiệp đưa ra chủ yếu như sau:

- Linh hoạt lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp sao cho chi phí huy động là thấp nhất.

- Chủ động cơ cấu lại nguồn vốn khi có sự biến động của lãi suất thị trường. Như vậy, các giải pháp đưa ra còn khá trừu tượng, việc điều hành triển khai các giải pháp này phụ thuộc vào biến động lãi suất trên thị trường (tức khi đó biến cố rủi ro đã xảy ra).

Chiến lược xử lý rủi ro chủ yếu sử dụng là chấp nhận và giảm nhẹ rủi ro. Một phần do các doanh nghiệp xây dựng này phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng, việc thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn là bài toán mang tính dài hạn, do vậy chấp nhận rủi ro trên cơ sở nhận định tác động của rủi ro lãi suất không trọng yếu.

+ Giải pháp xử lý rủi ro tỷ giá

Biến động của biến cố rủi ro tỷ giá là một nhân tố các nhà quản trị của các doanh nghiệp xây dựng trong mẫu chọn ít quan tâm nhất bởi các nguyên nhân đã chỉ ra như: ảnh hưởng không trọng yếu tới hoạt động của doanh nghiệp, thiếu các công cụ phái sinh giúp doanh nghiệp xử lý rủi ro tỷ giá, chi phí xử lý rủi ro lớn hơn giá trị tác động

khi biến cố rủi ro xảy đến. Chính bởi các nguyên nhân này, hoạt động xử lý rủi ro tỷ giá chưa được triển khai ở hầu hết các doanh nghiệp trong mẫu chọn.

+ Giải pháp xử lý rủi ro thanh khoản

Nhiều doanh nghiệp đánh giá rủi ro thanh khoản ở doanh nghiệp mình ở mức cao, chênh lệch thanh khoản thuần lớn, tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa đưa ra được giải pháp để xử lý rủi ro thanh khoản. Thống kê cho thấy chỉ 4/47 doanh nghiệp đưa ra được giải pháp cụ thể khắc phục chênh lệch thanh khoản thuần, cải thiện tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, xử lý rủi ro thanh khoản. 43/ 47 doanh nghiệp còn lại điều hành xử lý rủi ro thanh khoản thông qua việc xử lý tác nghiệp dòng tiền hoạt động kinh doanh hàng năm.

Bảng 3.14. Tổng hợp những giải pháp hạn chế chênh lệch thanh khoản thuần các doanh nghiệp trong mẫu chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp xây dựng tại việt nam trường hợp công ty tnhh an phú linh​ (Trang 71)