Tổng quan về ngành xây dựng và tình hình tài chính của một số doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp xây dựng tại việt nam trường hợp công ty tnhh an phú linh​ (Trang 52 - 56)

nghiệp tƣ nhân An Phú Linh

3.1.1. Tổng quan về ngành xây dựng và tình hình tài chính của một số doanh nghiệp trong ngành nghiệp trong ngành

- Vị trí, vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân

Ngành xây dựng là ngành có vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân, góp phần hình thành nên các tài sản cố định của nền kinh tế, đặc biệt là nhà xưởng, thiết bị. Tầm quan trọng của ngành thể hiện ở một số điểm:

– Ngành xây dựng là ngành đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế quốc dân: Ngành xây dựng là một trong những ngành đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế và trực tiếp hình thành nên hệ thống tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Một cơ thể chỉ có thể khỏe mạnh và phát triển khi hệ thống xương sống vững chắc và phát triển đóng vai trò là nền tảng và là lực đỡ cho toàn cơ thể, do đó, ở mỗi quốc gia ngành xây dựng phát triển mạnh sẽ tạo điều kiện tốt cho việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của quốc gia, tạo tiền đề cho phát triển các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế.

- Ngành xây dựng có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế:Ngành xây dựng sử dụng các sản phẩm đầu vào là vật liệu xây dựng của

rất nhiều ngành kinh tế đóng vai trò là ngành cung ứng như: Ngành thép, xi măng, gạch ốp lát, đồ gỗ…. Sự phát triển của ngành xây dựng sẽ tạo ra nhu cầu kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan.

– Ngành xây dựng phát triển còn là tiền đề quan trọng để giải quyết những vấn đề an sinh xã hội khi là nhân tố quan trọng hình thành nên các sản phẩm nhà ở

cho người dân trong một quốc gia. Ở mỗi quốc gia, chương trình xây dựng phát triển nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện an sinh xã hội và đảm bảo chỗ ở cho người dân có thu nhập trung bình và thấp, vốn chiếm một tỷ trọng lớn dân cư.

– Các sản phẩm xây dựng thường có giá trị lớn, thời gian thi công có thể kéo dài hơn nữa ngành có quy mô đầu tư lớn, chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân do vậy ở hầu hết các quốc gia, ngành xây dựng đều sử dụng một lực lượng lớn lao động trên thị trường lao động, thu hút lượng vốn lớn trong nền kinh tế, tác động lớn tới hoạt động của thị trường tài chính trong nền kinh tế, ngành xây dựng phát triển gắn với sự phát triển của thị trường bất động sản, do vậy sự phát triển của ngành tác động trực tiếp và gián tiếp tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân

- Tình hình tài chính của một số doanh nghiệp trong ngành

Tổng Cục thống kê cho biết, ngành xây dựng 9 tháng đầu năm 2018 duy trì được mức tăng trưởng khá với tốc độ 8.46%. Nhóm doanh nghiệp xây dựng niêm yết cũng tạo ra doanh thu tăng trưởng.

Theo thống kê của Vietstock, trong 9 tháng đầu năm 2018, 122 doanh nghiệp xây dựng niêm yết đã tạo ra 95,214 tỷ đồng doanh thu, tăng 6.76% so với cùng kỳ năm 2017. Thế nhưng, lãi ròng tạo ra giảm đến 26.5% so với cùng kỳ, chỉ đạt 5,375 tỷ đồng.

Ông Trương Quang Nhật, Phó Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC), đánh giá vốn FDI vào ngành công nghiệp, chế biến chế tạo trong năm 2019 được dự báo sẽ tăng mạnh. Cùng với việc có thêm sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào ngành bất động sản tại Việt Nam. Đây chính là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của ngành xây dựng trong năm sau.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) dẫn báo cáo từ The FitchGroup Company cho rằng ngành xây dựng và hạ tầng Việt Nam có kỳ vọng tăng trưởng trung bình 7,2%/năm cho giai đoạn 2017 - 2026.

Kỳ vọng này dựa trên tiềm năng tăng trưởng dân số tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM sẽ thúc đẩy nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, năng lượng, tiện ích và các công trình dân dụng. Trong khi đó, Chính phủ đang nỗ lực thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước để bổ sung vốn phục vụ cho các công trình cơ sở hạ tầng cấp thiết.

Tại TP HCM, nhiều công trình hạ tầng trọng điểm như dự án đường song hành cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường Vành đai 2; dự án cầu đường Bình Tiên, khép kín đường Vành đai 2, đoạn từ An Lạc đến Nguyễn Văn Linh, nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ, 4 cầu thép trên đường Lê Văn Lương, tuyến trục Bắc – Nam...được triển khai giải quyết ùn tắc giao thông.

Một số dự án lớn tại các tỉnh khác như sân bay Long Thành, đường sắt cao tốc, Metro Hà Nội, Nhà máy nước thải Yên Xá… cũng được lên kế hoạch triển khai. Các dự án của doanh nghiệp tư nhân như Nhà máy Thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhà máy sản xuất Ô tô Vinfast (Hải Phòng)… cũn được cho là yếu tố có thể hỗ trợ thị trường.

Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, đại diện Tập đoàn Hòa Bình nhận định, giá vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ ổn định trong năm tới nhưng còn lệ thuộc ít nhiều vào chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Điều này có thể dẫn đến những diễn biến khó lường, đặc biệt là giá thép.

Biểu đồ 3.2. Mức tăng chi phí xây dựng một số nƣớc năm 2013

Một vấn đề khác là chi phí nhân công. Năm vừa qua, chi phí nhân công tăng do việc thay đổi của pháp luật lao động về quy định đối tượng lao động tham dự Bảo hiểm bắt buộc áp dụng từ ngày 01/01/2018. Ước tính năm 2019, chi phí này sẽ tiếp tục tăng do việc Nhà nước dự kiến tăng mức lương tối thiểu vùng lên khoảng 5,8% so với năm 2018.

Biểu đồ 3.3. So sánh chi phí lao động theo giờ tại các thị trƣờng khác nhau trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp xây dựng tại việt nam trường hợp công ty tnhh an phú linh​ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)