Gia đình là một hình thức cộng đồng XH đặc biệt, là đơn vị XH nhỏ nhất được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở 2 mối quan hệ cơ bản : quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống Gia đình không chỉ là một đơn vị tình cảm, tâm lý mà còn là tổ chức kinh tế - tiêu dùng, một môi trường giáo dục – văn hóa và cơ cấu, thiết lập XH.
1. Vị trí của gia đình trong CNXH :
điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hòa của XH. Trình độ phát triển về mọi mặt của XH quyết định đến hình thức, tính chất, kết cấu và cả quy mô gia đình. Vì vậy gia đình là nơi biểu hiện đặc thù của bản chất XH, là nơi phản ánh trực tiếp thành tựu XH đạt được trên tất cả các lãnh vực đời sống con người
Thực tế lịch sử cho thấy gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với giai đoạn phát triển XH khác nhau. Trong XH công sản nguyên thuỷ, trình độ LLSX rất thấp, cá nhân không tách rời tập thể, cuộc sống cộng đồng về nhiều mặt … đã tạo nên hình thức gia đình tập thể - quần hôn. Bước sang chế độ nô lệ, trong XH nảy sinh hình thức gia đình cá thể - một vợ, một chồng “hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên mà dựa trên những điều kiện kinh tế - tức la trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thủy và tự phát”. Trãi qua các XH nô lệ, phong kiến, tư bản … gia đình các thể còn có những nét đặc thù. Đã xuất hiện mầm mống một kiểu gia đình mới mà hôn nhân không phải chủ yếu do mục đích kinh tế và vì kế thừa tài sản. Đến khi đó, gia đình mới có khả năng thể hiện đầy đủ vị trí xứng đáng của mình đối với sự phát triển chung của XH.
Như vậy, gia đình là sản phẩm của lịch sử. Nhưng với tư cách là tế bào của XH, gia đình tác động tích cực đến tiến trình phát triển của XH. Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự SX đó lại có 2 loại: một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và những công cụ cần thiết để SX; một mặt là sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trật tự XH, là do 2 loại sản xuất quyết định : một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình. Nhận định đó cho thấy rõ vai trò to lớn của gia đình đối với XH
- Gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình và XH. Trong XH mọi cộng đồng có một vị trí nhất định, trong đó gia đình và XH có quan hệ mật thiết với nhau. Nhiều thông tin về XH tác động đến con người thông qua gia đình. XH nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về một người khi nhận rõ hoàn cảnh gia đình của người ấy, nhiều nội dung quản lý XH thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến con người; nghĩa vụ và quyền lợi XH của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác chung của các thành viên gia đình. Qua đó, ý thức công dân của các cá nhân được nâng cao và sự gắn bó giữa gia đình và XH có nội dung xác thực. XH tiến bộ tạo điều kiện cho các tế bào gia đình phát triển lành mạnh. Gia đình hạnh phúc góp phần vào sự phát triển hài hoà của cơ cấu XH, gia đình vận động vừa tuân thủ những quy luật và cơ chế chung của XH vừa theo những quy luật và cơ chế riêng của mình. Do đó gia đình phản ánh những mặt bản chất của XH nhưng vẫn mang tính độc lập nhất định. Mặt khác XH có vai trò quan trọng đối với gia đình, với mức độ phát triển cụ thể về KT XH. Gia đình bị XH chi phối nhưng gia đình là đơn vị hoạt động tích cực năng động sáng tạo tác động lại sự tồn tại phát triển của XH. Đồng thời gia đình là một yếu tố năng động lần lượt biến đổi tương ứng với những giai đại lịch sử khác nhau của XH và chuyển từ hình thức thấp lên hình thức cao.
- Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con
người. Trong gia đình, cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo
dục về tâm hồn; trẻ thơ có điều kiện được an toàn và không lớn, người già có nơi nương tựa, lao động được phục hồi sức khoẻ và thoải mái tinh thần
Vì vậy, việc xây dựng gia đình mới là một trong những vấn đề quan trọng của sự nghiệp cách mạng XHCN. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “nhiều gia đình cộng lại mới thành XH, gia đình tốt thì XH mới tốt. Hạt nhân của XH là gia đình. Chính vì muốn xây dựng CNXH mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.
Gia đình có 5 chức năng như sau :
- Chức năng sinh sản :là chức năng tái SX ra con người, là vấn đề “đặc thù” “tự nhiên” của gia đình, chỉ có gia đình mới có chức năng duy nhất tái tạo ra con người để tiếp tục nòi giống, bảo đảm nhu cầu về sức lao động cho XH và tái tạo ra sức lao động cho XH. Tuỳ theo đều kiện cụ thể từng nước mà có sự khuyến khích hay hạn chế sinh đẻ. Tuy có sự hướng dẫn của nhà nước nhưng cơ bản vẫn là chức năng độc lập của gia đình.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, việc thực hiện chức năng này của gia đình diễn ra theo hướng ngày càng tăng cường sự kết hợp gia đình – XH theo định hướng của XH nhằm bảo đảm cho mỗi gia đình có cuộc sống ấm no hạnh phúc trẻ em trong mọi gia đình đều được học hành và do đó XH cũng phát triển. Sinh đẻ có kế hoạch đang là một yêu cầu của XH ta hiện nay đồng thời còn là yêu cầu và tiền đề để gia đình nuôi dưỡng con cái ngày càng tốt hơn. Thực hiện tốt vấn đề này chính là gia đình đã góp một phần quan trọng làm cho XH phát triển. Gia đình còn là môi trường thuận lợi nhất để tổ chức nghỉ ngơi, giải trí bảo đảm tái tại bảo dưỡng sức lao động XH của các thành viên trong gia đình. Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch và kế hoạch hoá gia đình ở nước ta hiện nay chính là nhằm giúp cho gia đình thực hiện tốt chức năng XH quan trọng này, đồng thời có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển KT- XH
- Chức năng bồi dưỡng giáo dục thế hệ con cái thành những
công dân tốt cho XH : gắn liền với chức năng sinh đẽ là chức năng nuôi
dưởng giáo dục con cái. Nuôi dạy con cái một cách toàn diện, trước hết nghĩa vụ trách nhiệm của các bậc cha me “cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, chăm lọ việc học tập và phát triển lành mạnh của con về thể chất. trí tuệ và đạo đức”. Gia đình là môi trường XH quan trọng đầu tiên có tác dụng mạnh mẽ đến những định hướng và hành vi XH của các cá nhân. Giáo dục gia đình chính là ở cuộc sống của gia đình, là tổ chức đời sống và hoạt động cho con cái.
Dưới CNXH lợi ích của gia đình về căn bản gắn bó với lợi ích XH, trẻ em thật sự trở thành tương lai của XH. Do vậy chăm lo bồi dưởng giáo dục con cái cón là trách nhiệm nghĩa vụ của gia đình đối với XH. Làm tốt chức năng này cũng chính là vì hạnh phúc của mỗi gia đình bởi vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói :XH tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì XH mới tốt.
- Chức năng Kinh tế : Dưới CNXH gia đình còn có chức năng kinh tế. Chức năng này còn tồn tại lâu dài do tính đa dạng của chế độ sở hữu XHCN quy định. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, còn sản xuất hàng hóa, còn nhiều thành phần ki nh tế và phi kinh tế tập thể, quốc doanh chưa đáp ứng được nhu cầu đầy đủ mức sống của người lao động thì kinh tế gia đình tất yếu còn có tầm quan trọng đối với gia đình và cả XH. Khuyến khích và bảo vệ kinh tế gia đình phát triển trong khuôn khổ và định hướng XHCN, là chính sách lâu dài của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ quá độ. Đây là chức năng nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và
hạnh phúc gia đình. Ở đây 2 yếu tố tình yêu và hạnh phúc cần phải gắn bó với nhau. Song nếu chỉ có tình yêu mà khó khăn thật sự về kinh tế thì tình yêu hạnh phúc sẽ không bền vững. Thực hiện tốt chức năng này gia đình chẳng những có được những điều kiện vật chất để tổ chức tốt đời sống nuôi dạy và giáo dục con cái tốt hơn mà gia đình góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng CNXH bằng những việc là cụ thể. Dưới chế độ XHCN Đảng và những rất quan tâm đến việc “xây dựng gia đình ấm no hoà thuận tiến bộ”. Đáp lại sự quan tâm đó nhiều gia đình đã tiến hành những hoạt động SX kinh doanh, dịch vụ để tăng thêm nguồn thu nhập chính đáng của gia đình và góp phần thức đẩy nền KT-XH phát triển.
- Chức năng tổ chức đời sống gia đình : Đây là chức năng rất cần thiết của mọi gia đình. Tổ chức đời sống vật chất và tinh thần là chức năng thường xuyên của gia đình nhằm duy trì việc tổ chức tiêu dùng, tổ chức công việc nội trợ nhằm tái tạo sức lao động, nâng cao sức
ngày càng tăng của gia đình. Tổ chức tốt đời sống gia đình là việc sử dụng một cách hợp lý các khoảng thu nhập của các thành viên trong gia đình và quỹ thời gian nhàn rỗi nhằm tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình; trong đó tình cảm ruột thịt, quyền lợi vật chất của mỗi thành viên được bảo đảm làm cho gia đình thực sự là tổ ấm, phát triển nhân cách con người và làm phong phú tình cảm mỗi người trong gia đình. Trong CNXH, Đảng và Nhà nước rất quan tâm tạo điều kiện để mỗi gia đình có thể tổ chức tốt đời sống gia đình trong những điều kiện hiện có; bởi vì cuộc sống gia đình được tổ chức tốt là điều kiện quan trọng để người lao động yên tâm làm tốt nhiệm vụ XH
- Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý của các thành viên
trong gia đình : Gia đình còn có chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh
lý. Sự hiểu biết tâm – sinh lý , sở thích của nhau để ứng xử phù hợp, chân thành và tế nhị, tạo bầu không khí tâm lý ổn định trong gia đình làm cho các thành viên yên tâm sống và làm việc. Chức năng này làm nhiệm vụ cân bằng tình cảm, thoả mãn hợp lý nhu cầu tình dục vợ chồng, góp phần cũng cố hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Song chúng ta ý thức
giáo dục sinh lý định hướng cho các cháu về vấn đề tình dục lành mạnh giữ gìn sức khỏe. Mọi quan hệ tình dục bừa bãi, thiếu văn hóa, đồi trụy là cái gốc của sự thiếu hiểu biết về sinh lý của con người một cách khoa học
Tóm lại, trên đây là những chức năng cơ bản nhất , thông qua việc thực hiện những chức năng này mà gia đì nh tồn tại và phát triển đồng thời tác động đến tiến bộ chung của XH, các chức năng được thực hiện trong sự tác động thúc đẩy hỗ trợ lẫn nhau. Việc phân chia nhữn g nội dung của chúng chỉ là tương đối, các chức năng được thể hiện một công việc hoặc nhiều hoạt động của gia đình. Ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, những nội dung của mỗi chức năng trên được biến đổi phù hợp với những điều kiện cụ thể.
- Phương hướng gia đình mới của CNXH ra đời trong sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình trong lịch sử dân tộc, tiếp thu chọn lọc những tinh hoa của thời đại về gia đình. Gia đình truyền thống được hun đúc lâu đời trong lịch sử dân tộc. Bước vào thời kỳ mới, gia đình ấy bộc lộ cả những mặt tích cực và tiêu cực. Xây dựng gia đình mới – XHCN là biết duy trì và phát huy những nét đep và có ích đồng thời hạn chế và tiến tới khắc phục những thủ tục lạc hậu của gia đình cũ. Mặt khác, gia đình còn liên quan và chịu ảnh hưởng của tình hình quốc tế. Nhiều tiêu cực ở khắp các châu lục đang gây ra những lo lắng cho mọi người và tác hại đến sự phát triển lành mạnh của gia đình, như tính thực dụng trong tình yêu, quan hệ tình phóng đãng và những hậu quả của nó. Tình trạng ly hôn tăng, mâu thuẩn thế hệ, người già cô đơn.. Xây dựng gia đình mới không không ngăn chặn những hiện tượng trên, đồng thời cũng chú ý tiếp thu có chọn lọc những nét đẹp tinh hoa của gia đình ở các nước khác trên thế giới.
- Phương hướng quan trọng để xây dựng gia đình mới là hiện thực hôn nhân tiến bộ. Hôn nhân tiến bộ coi tình yêu chân chính là cơ sở chủ yếu, là yếu tố quyết định nhất của hôn nhân. Theo quan điểm Chủ nghĩa Mác Lênin, thì không thể tách rời tình yêu với tình người, trong đó lòng nhân ái là cội nguồn, là điểm xuất phát của tình yêu chân chính. Tình yêu chân chính là trạng thái say mê rất hiện thực nhưng không rơi vào tầm thường, dung tục. Nó khác về căn bản với tình dục đơn thuần. Tình yêu thật sự là phải phù hợp đạo đức, nồng nhiệt, bền bỉ ở cả 2 phía của lứa đôi. Tình yêu lành mạnh là phải tiến tới hôn nhân. Coi việc yêu nhau và lấy nhau – hình thành gia đình - là một nghĩa vụ chân chính
- Phương hướng hôn nhân tiến bộ là hình thức gia đình một vợ