Những phương hướng chủ yếu phát huy vai trò nhân tố con người ở

Một phần của tài liệu Đề cương môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học có đáp án (Trang 34 - 37)

phát huy vai trò nhân tố con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay:

Nước ta hiện nay đang trong thời kỳ chuyển mình sang phát triển nền KT hàng hóa nhiều thành phần, vấn đề con người luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm phát triển. Song trong thực tế vẫn còn một số vấn đề về con người ở từng nơi, từng lúc có những tình trạng cần phải quan tâm khắc phục: Đó là những vấn đề điểm nóng ở Thái Bình, Tây Nguyên vừa qua, tuy mặt nổi là vấn đề dân tộc, tôn giáo nhưng sâu xa phải nói đến yếu tố con người ở đây chưa được phát huy đầy đủ tại các địa phương, do hệ thống hệ thống chính trị cở sở ở đó quan liêu, xa rời nhân dân, không quan tâm hay quan tâm không đầy đủ đến lợi ích của nhân dân lao động cả về vật chất và tinh thần, cán bộ cơ sở tham nhũng, yếu kém năng lực phẩm chất đã gây ra tình trạng vừa qua. Mặt khác tình trạng người dân đi khiếu kiện trong cả nước hiện nay tranh chấp về đất đai, giá cả bồi hoàn, giải tỏa để xây dựng các công trình… có lúc thành điểm “nóng” mà chính phủ phải đứng ra giải quyết, cho thấy thực hiện việc khiếu kiện cho người dân là chưa đúng, từng lúc từng nơi ức hiếp dân, không dân chủ, quan liêu, tham nhũng.

Về KT, tuy nhà nước ta đã có nhiều chính sách về người lao động (Luật lao động), các tổ chức công đoàn trong các đơn vị KT (quốc doanh và ngoài quốc doanh) có tiến bộ một bước trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động phát huy quyền làm chủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi

không hoặc chưa phát huy quyền làm chủ của người lao động hay quyền làm chủ còn hình thức; áp đặt trong lao động, thực hiện chi trả lương cho công nhân không đúng, không đủ, không công bằng và bất hợp lý giữa các ngành nghề. Còn một số tổ chức Công đoàn cơ sở KT chưa thực sự quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động nhất là chưa bảo vệ được quyền lợi cho người lao động làm việc trong các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và trong xuất khẩu lao động.

Nền KT thị trường cũng tạo sự phân hóa giàu, nghèo sâu sắc, xuất hiện một số người bị nhiễm lối sống thực dụng chạy theo “đồng tiền”, các bất bình đẳng trong XH, trong cuộc sống và ngay cả trong từng gia đình còn nhiều bất công, làm ảnh hưởng nền tảng đạo đức truyền thống của con người VN. Trong tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã sớm có phương hướng, giải pháp khắc phục bằng các chính sách, kịp thời điều chỉnh để thực hiện quyền con người, khắc phục một bước các tiêu cực của XH.

Về sử dụng con người trí thức ở nước ta tuy có chiến lược phát triển nhưng do sự thiếu đồng bộ và chưa thật sự tạo mọi điều kiện cho mọi tài năng của con người được phát huy một cách tốt nhất, mà còn nặng chính sách bao cấp thể hiện ở chế độ đãi ngộ vật chất, chưa quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng kỷ thuật để cho khoa học phát triển, chưa tận dụng được chất xám và nhân tài, còn phân biệt đối xử giữa các tầng lớp trí thức, phân biệt hoặc ưu tiên ngành khoa học này không phát triển ngành khoa học khác, điều đó làm cho con người ở nước ta thiếu sáng tạo và không cồng hiến nhiều cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Để phát huy vai trò nhân tố con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã đề ra một số phương hướng chủ yếu sau:

- Một là, xây dựng và thực hiện một chính sách XH đúng đắn và phù hợp vì lợi ích của con người, do con người hay vì hạnh phúc con người. Trên cơ sở lấy con người làm mục tiêu của sự phát triển, mọi sự phát triển phải xoay quanh con người chứ không phải con người xoay quanh mọi sự phát triển. Khi nói con người có vai trò to lớn, không phải là khai thác không có định hướng mà phải trên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng con người, tạo ra môi trường sống lành mạnh, tôn trọng bằng cách phát triển nét độc đáo ưu điểm của từng cá nhân.

- Hai là, Phát triển nền KT hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nền KT đó phải đảm bảo vừa là phương thức nền tảng để phát huy vai trò khai thác nhân tố con người có hiệu quả nhất, vừa là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ những khả năng, năng khiếu của mình. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành giúp giải phóng mọi sức SX, mọi tiềm năng của xã hội, sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo các cá nhân khai thác tốt nhất các tiềm năng đó của đất nước, đồng thời tạo điều kiện cho con người lao động sáng tạo, năng động hơn, phát triển KHKT, từ đó tác động trở lại phát triển con người. Nhưng cũng cần phải luôn lưu ý, nền kinh tế hàng hóa có mặt trái của nó và là nguyên nhân làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả phát triển con người. Nó làm cho con người dễ chạy theo lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền. Vì vậy, nhà nước cần phải có sự kiểm tra, kiểm soát, điều tiết kịp thời làm hạn chế những nảy sinh tiêu cực trong cơ chế thị trường.

- Ba là, Xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, bảo đảm cuộc sống an toàn cho mọi người và an ninh cho xã hội. Ngăn chặn và trừng trị có hiệu quả những hành vi xâm phạm đến tài sản, phẩm giá của từng cá nhân trong cộng đồng; bảo vệ người lao động, trừng trị những người vì lợi ích trước mắt của cá nhân mình mà làm tổn hại đến sức khỏe người khác;

đồng thời thực hiện dân chủ hóa trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đảm bảo người dân thực sự làm chủ xã hội của mình theo đúng tiêu chí: Nhà nước của dân, do dân và vì dân; chống tham ô, tham nhũng; thực hiện công bằng xã hội nhất là về mặt phân phối lợi kinh tế .

- Bốn là, Thực hiện cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực văn hóa tinh thần, tạo điều kiện xây dựng cho người lao động có một đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú. Trong phát triển kinh tế thì phải lấy văn hóa làm mục tiêu phát triển. Quan tâm đổi mới giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo tay nghề, đào tạo nhân tài và thực hiện tốt việc chăm lo sức khỏe của con người, chăm lo đời sống tinh thần nhân dân.

- Năm là, xây dựng và thực hiện giá trị, thang bậc giá trị của người lao động trong đời sống xã hội để khuyến khích các cá nhân hoạt động tích cực, sáng tạo; nhằm thực hiện việc phân phối một cách tốt nhất, hạn chế thái độ ỷ lại, trông chờ hay lao động không chân chính.

Tóm lại, trên cơ sở lý luận của CN

Mác-Lênin về con người, trong tiến trình cách mạng Đảng ta đã từng bước đề ra mục tiêu xây dựng con người XHCN ở nước ta. Các Văn kiện Đại hội IV, V và VI của Đảng ta đã xác định những đặc trưng cơ bản của con người mới XHCN là: con người lao động kiểu mẫu, có tinh thần và năng lực làm chủ, có tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản, có lối sống lành mạnh, trong sáng, văn minh.

Và để VN ta có được những con người mới XHCN như mục tiêu của Đảng đã đề ra thì trong giai đoạn cách mạng hiện nay, việc nghiên cứu một cách khoa học CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM, đề ra và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người có ý nghĩa vừa cấp bách, vừa cơ bản, để khơi dậy những tiềm năng to lớn của nhân tố con người, tạo ra những điều kiện động lực cho quá trình phát triển KTXH trong

thời kỳ CNH, HĐH đất nước hiện nay, đồng thời vừa là động lực phát triển cho chính bản thân con người VN thời đại./.

Vấn đề 7 : Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ

lên CNXH ở Việt Nam khẳng định “Gia đình là tế bào của XH, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” (Cương lĩnh xây dựng đất nước … NXB Sự thật, 1991, trang 15). Bằng lý luận CNXH khoa học và thực hiện, đồng chí hãy phân tích và làm rõ luận điểm trên.

BÀI LÀM

Con người sinh ra và lớn lên từ gia đình, gia đình có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển cá nhân và XH. Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển của XH, với nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó gia đình đã trở thành những vấn đề thời sự được nhân loại quan tâm. Chủ nghĩa XH KH đề cập đến vấn đề gia đình như là một vấn đề lý luận không thể thiếu được trong toàn bộ học thuyết phát sinh và phát triển của XH XHCN. Cách mạng XHCN đã làm thay đổi tất cả mọi mặt của lĩnh vực đời sống XH, trong đó có đời sống gia đình. Xây dựng gia đình văn hóa mới là mục tiêu cụ thể của cách mạng XHCN, nhằm mục đích mang lại đời sống ấm no hạnh phúc cho từng gia đình và tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng CNXH. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam khẳng định “Gia đình là tế bào của XH, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” (Cương lĩnh xây dựng đất nước … NXB Sự thật, 1991, trang 15). Bằng lý luận CNXH khoa học và thực hiện, chúng ta hãy phân tích và làm rõ luận điểm trên

Một phần của tài liệu Đề cương môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học có đáp án (Trang 34 - 37)