Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về con người :

Một phần của tài liệu Đề cương môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học có đáp án (Trang 31 - 33)

Theo quan điểm của CN Mác-Lênin, con người có những đặc điểm sau:

- Con người vừa là một thực thể tự nhiên có cấu trúc sinh học, vừa là một thực thể xã hội mang bản chất xã hội. Nói đến bản chất “thực thể tự nhiên” của con người là nói đến tiền đề vật chất, nói đến nhu cầu ăn uống, đi lại, hoạt động của cơ thể sống con người. Tuy nhiên đặc trưng cơ bản riêng có của con người là bản chất xã hội. Con người phát triển cao hơn các con vật khác là nhờ thông qua quá trình lao động. Nhờ tác động của tự nhiên và xã hội mà con người ngày càng được phát triển nâng lên về mọi mặt, nhờ đó mà những hành vi có tính sinh vật, tình cảm bản năng của con người đang mang tính xã hội, tình người khác hẳn ở con vật. Con người hoạt động có ý thức không lệ thuộc vào tự nhiên mà con người còn có thể cải tạo tự nhiên tốt hơn. Con người là sự thống nhất biện chứng giữa mặt vật chất và mặt tinh thần, giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Con người bên cạnh những nhu cầu lợi ích về tinh thần còn có cả nhu cầu lợi ích về vật chất, không được tuyệt đối hóa một mặt nào. Nếu chúng ta đề cao, tuyệt đối hóa bản chất tư nhiên của con người, phủ nhận mặt xã hôi thì sẽ rơi vào tình trạng hạ thấp con người, thậm chí xem con người ngang hàng con vật. Nếu tuyệt đối hóa mặt xã hội, phủ nhận mặt sinh học của nó thì ta sẽ rơi vào quan điểm duy tâm, không thừa nhận coi người hiện thực hoặc xem con người phi hiện thực. Con người vừa chịu sự tác động của qui luật tự nhiên vừa chịu sự tác động của qui luật xã hội.

- Bản chất của con người không phải là cái trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người và người, như quan hệ về chính trị, đạo đức, pháp quyền, tôn giáo, kinh tế…. trong đó, quan hệ SX có ý nghĩa quyết định. Do đó muốn thay đổi bản chất của con người thì không thể không thay đổi các mối quan hệ xã hội của nó và điều này thì không dễ dàng.

- Với bản chất xã hội, con người luôn gắn bó chặt chẽ với đồng loại, đồng thời lại là những cá nhân với ý nghĩa ngày càng đầy đủ. Xã hội càng phát triển, thì một mặt mối liên hệ cộng đồng giữa người và người ngày càng trở nên bền vững, nhưng mặt khác mỗi con người ngày càng có xu hướng “tách biệt” thành những cá nhân độc lập.

- Con người với tư cách là những cá nhân độc lập nhưng luôn sống trong mối quan hệ xã hội của cộng đồng, như cộng đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp, cộng đồng nhân loại… Nói đến cá nhân là nói đến trình độ phát triển của con người cả về thể chất, nhân cách. Mác luôn phê phán tình trạng kìm hãm sự phát triển của cá nhân, phê phán tình trạng biến con người thành những đồng danh không có bản sắc riêng. Con người bao giờ cũng có nhu cầu sở thích riêng, có cá tính. Tính cá nhân của con người chỉ được khẳng định kể từ khi phương thức sản xuất TBCN ra đời. Trong chế độ phong kiến thì con người lệ thuộc vào các vị vua, chúa. Còn trong chế độ TBCN, nền SX hàng hóa lấy kinh doanh làm cơ sở, con người trở thành động lực của cuộc cách mạng tư sản, điều này là sự tiến bộ. Tuy nhiên, nếu tính cá nhân được đẩy lên quá cao thì sẽ trở thành chủ nghĩa cá nhân. Để tránh hạn chếu đó, xã hội XHCN lấy mục đích vì sự phát triển con người khắc phục chủ nghĩa cá nhân, CNXH tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, cho nên bản

chất của CNXH khác với bản chất CNTB về vấn đề con người.

- Trong xã hội có giai cấp, con người cũng mang tính giai cấp, đó là sự đồng nhất giữa các cá nhân có cùng lợi ích, trong mối quan hệ đó các cá nhân từng bước nhận thức lợi ích riêng chỉ được thực hiện khi lợi ích chung trở thành động lực chi phối hành vi của con người. Do vậy, phải đứng trên lập trường quan điểm của giai cấp mình để giải quyết mọi việc, tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa tính giai cấp, không nên đối lập với dân tộc và nhân loại bởi vì con người bao giờ cũng hiện diện như là một phần tử của một giai cấp, thành viên của một dân tộc, cá thể của cộng đồng nhân loại. Tính dân tộc được thể hiện qua ngôn ngữa, tình cảm, tính cách tâm lý của dân tộc, tính dân tộc trong con người rất là bền vững. Ngoài ra, cùng với tính giai cấp, tính dân tộc con người còn có tính nhân loại, đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức, lý trí, tình cảm của con người trong xã hội. Trong chế độ CNXH, các giai cấp và tầng lớp xã hội đều xích lại gần nhau, mối quan hệ xã hội dần dần được điều chỉnh, đó là mảnh đất hội nhập những lợi ích giai cấp chân chính, những bản sắc dân tộc đậm đà và bền vững, hướng con người vào sự phát triển toàn diện và vươn tới sự hoàn thiện.

- Con người vừa mang tính thời đại, vừa mang tính lịch sử. Con người bao giờ cũng gắn liền với một thời đại – “thời đại nào, con người đó”. Trong mỗi thời đại, con người có một hệ tiêu chí riêngtrong đó con người là tiêu điểm phản ánh trình độ văn minh của thời đại đó. Mỗi thời đại có một mẫu người riêng, đặc trưng cho thời đại đó. Chẳng hạn, trong chế độ phong kiến thì có con người phong kiến, chế độ TBCN thì có con người tư bản trong đó đề cao chủ nghĩa cá nhân, còn chế độ XHCN thì con người gắn liền với lợi ích cá nhân với lợi ích dân tộc, lợi ích nhân loại. Tuy nhiên con người của thời đại mới bao giờ cũng được hình thành bắt đầu từ những giá trị truyền thống được kết tinh trong lịch

sử dân tộc, đất nước. .Con người mang tính lịch sử bởi vì nó vừa có kiến thức những giá trị tích cực, tinh hoa của quá khứ đồng thời vừa mang những hạn chế, tiêu cực của quá khứ. Để hiểu rõ bản chất con người mới, con người XHCN, xét trong mối quan hệ biện chứng thì tính thời đại và tính lịch sử có quan hệ gắn bó với nhau, nói cách khác con người là sự đồng nhất biện chứng giữa yếu tố thời đại và yếu tố lịch sử. Vì thế không nên đối lập một cách cực đoan giữa con người cũ với con người mới. Sự kết hợp đúng các giá trị lịch sử với các giá trị tiến bộ của thời đại, trong đó có các giá trị truyền thống được bổ sung, nâng lên và hoàn thiện từng bước, con người XHCN cũng như phát huy vai trò nhân tố con người. Hình tượng Bác Hồ là con người mới tiêu biểu nhất của sự kết hợp những giá trị cao đẹp nhất của truyền thống với chân lý của thời đại.

- Con người vừa là sản phẩm của lịch sử, đồng thời vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, con người lại qui định bởi các mối quan hệ xã hội, đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn con người thúc đẩy xã hội phát triển tiến lên. Con người luôn là mục tiêu, đồng thời luôn là năng lực của tiến trình cách mạng theo hướng tiến bộ. Có hiện thực hóa được vấn đề đó thì cách mạng mới dành được thắng lợi. “Tất cả vì con người” đó là mục tiêu mà mỗi hoạt động XH con người đều phải hướng tới, phải luôn được cải thiện không ngừng về điều kiện vật chất và tinh thần, được đối xử bình đẳng, được sống tự do để hoạt động sáng tạo, nâng cao ý thức và năng lực làm chủ cá nhân, khi đó con người sẽ phát huy tích cực, tạo thành động lực thực hiện mục tiêu cách mạng.

Tóm lại, chủ nghĩa Mác-Lênin đã đặt ra và giải quyết vấn đề con người một cách nhất quán triệt để. chủ nghĩa Mác- Lênin là học thuyết giải phóng con người, tôn vinh con người, con người ở đây là con người chủ thể sáng tạo ra lịch sử, là

giá trị xã hội, văn hóa cao nhất trong các giá trị vật chất tinh thần của lịch sử.

Một phần của tài liệu Đề cương môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học có đáp án (Trang 31 - 33)