Nhận xét thực trạng hoạt động tín dụng tại VPBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại vpbank chi nhánh lê văn việt​ (Trang 52 - 53)

4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tài chính,

3.1.1 Nhận xét thực trạng hoạt động tín dụng tại VPBank

Nhìn chung dư nợ tín dụng cuối kỳ của VPBank tăng trưởng đều qua mỗi năm. Cụ thể năm 2013 tăng thêm 15.571 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 42,2%. Năm 2014 tăng 25.905 triệu đồng so với năm trước tương ứng tăng trưởng 49,4%. Để tăng trưởng tín dụng tốt trong điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp, VPBank đã liên tục áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và với nhiều đối tượng khách hàng.

Xét theo kỳ hạn đang có sự chuyển đổi cho nhau giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn về cơ cấu trong tổng dư nợ. Cụ thể, năm 2012 tỷ trọng của nợ ngắn hạn chiếm 61,64%, năm 2013 là 46,83%, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, sang đến năm 2014 tỷ trọng này chỉ còn 31,79% và đang dần được thay thế bởi nợ trung và dài hạn chiếm 68,21%. Sự phân chia đồng đều trong cơ cấu tổng dư nợ giúp cho ngân hàng có thể linh hoạt trong kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch tín dụng của ngân hàng, giảm thiểu áp lực lên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tìm kiếm khách hàng.

Về đối tượng khách hàng, dư nợ cho vay cá nhân và doanh nghiệp đều có xu hướng tăng và tỷ trọng chênh lệch nhau không nhiều. Trong giai đoạn 2012 – 2014, mức tăng tuyệt đối với cho vay khách hàng cá nhân tăng 18.898 triệu đồng, cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng 22.578 triệu đồng. Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm 53,25% (Trong đó chủ yếu là cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ). Điều này hoàn toàn đi theo đúng chiến lược bán lẻ của VPBank đó là chú trọng phát triển hỗ trợ phân khúc khách hàng cá nhân và phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó, VPBank cũng đã dành khối lượng vốn lớn để cho vay với lãi suất ưu đãi cho các khu vực kinh tế mà Chính phủ khuyến khích như nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Cụ thể là so với năm 2013, cho vay nông nghiệp và lâm nghiệp tăng 48%, thương mại sản xuất và chế biến tăng 156%, trong khi cho vay xây dựng (Bất động sản) chỉ tăng nhẹ 10%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại vpbank chi nhánh lê văn việt​ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)