Kiến nghị đối với Hội sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng cá nhân tại vietinbank chi nhánh cẩm phả​ (Trang 96 - 102)

Xu thế hội nhập quốc tế đ i hỏi các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó. VT là một trong những ngân hàng đƣợc NHNN lựa chọn triển khai áp dụng Basel II.

Thời kỳ các ngân hàng cạnh tranh tăng trƣởng tín dụng, tăng trƣởng về kế hoạch doanh thu, lợi nhuận đã qua, VT hiện nay tập trung vào chất lƣợng tín dụng, hiệu quả quản trị rủi ro và giải quyết nợ xấu. Để việc triển khai Basel II diễn ra nhanh và hiệu quả, lãnh đạo VTB cần thay đổi khẩu vị về rủi ro, ƣu tiên và tập trung hoàn thiện về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Điều này s ẽ làm cho khoảng cách giữa các chỉ số rủi ro thực tế và mục tiêu basel II gần nhau hơn.

VTB cần xây dựng kế hoạch/hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý để hoàn thiện cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho việc chạy mô hình rủi ro cho kết quả chính xác nhất đối với từng ngân hàng: Cơ s ở dữ liệu là yếu tố tiên quyết để thực hiện triển khai Basel II, đây cũng là yếu tố quyết định đến sự thành bài của việc thực hiện chuẩn Basel II tại tất cả các ngân hàng. Vì vậy, VTB cần thực hiện rà soát, chuẩn hóa lại dữ liệu để chuẩn bị cho việc thực hiện (theo yêu cầu của Basel II, các thông tin/dữ liệu về khách hàng, thông tin về tài sản bảo đảm (bao gồm các biện pháp giảm thiểu rủi ro) phải đƣợc lƣu trữ trong thời gian từ 3-5 năm; các dữ liệu về nợ xấu phải đƣợc lƣu trữ từ 5-7 năm).

Ngân hàng cần tăng cƣờng tuyển chọn, đào tạo nhân sự có chất lƣợng, gắn bó lâu dài với ngân hàng: Trong các nguồn lực cần huy động, chuẩn bị để triển khai asel II, con ngƣời là nhân tố quan trọng nhất, bởi nếu không có nguồn nhân lực chất lƣợng thì các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu hiện đại và mô hình phức tạp đến đâu cũng không thể sử dụng hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, một dự án nói chung và dự án Basel II nói riêng cần khoảng thời gian dài, thông thƣờng tối thiểu 5 năm. Vì vậy, các ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng các nhân s ự chất lƣợng cao và cam kết gắn bó làm việc lâu dài để thực hiện dự án

một khó khăn cho các ngân hàng, đ i hỏi chi phí triển khai lớn. Trong tƣơng lai, chi phí tuân thủ trong lĩnh vực ngân hàng s ẽ tăng cao. Chi ph cho triển khai dự án tập trung vào chi ph đầu tƣ hệ thống công nghệ thông tin, chi ph thuê tƣ vấn và chi phí nguồn nhân lực. Việc thực hiện Basel II cần chi phí không hề nhỏ. VTB cần xây dựng kế hoạch sử dụng chi phí cho dự án đƣợc triển khai trong nhiều năm.

VTB có thể học hỏi kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ của ch nh đối tác chiến lƣợc của ngân hàng mình – đây đều là những ngân hàng đã đƣợc tìm hiểu, lựa chọn rất kỹ càng, có đủ năng lực và kinh nghiệm trong việc triển khai Basel II.

Các công cụ đo lƣờng RRTD là thƣớc đo để đánh giá công tác QTRR TD tại các ngân hàng. Vì vậy, việc hoàn thiện các công cụ đo lƣờng RRTD là việc hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả QTRR TD tại ng ân hàng.

Trong thời gian tới, VTB cần ph ải chú trọng hơn nữa đến đầu tƣ công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân t ch, đánh giá, đo lƣờng rủi ro.

Thông tin luôn là yếu tố quan trọng phục vụ cho công tác thẩm định, ra quyết định cho vay, đồng thời là cơ sở để NH tiến hành đánh giá và kiểm soát nguồn rủi ro tín dụng. Việc xác định đƣợc khả năng tổn thất tín dụng của một khoản cho vay là cơ sở quan trọng để ngân hàng đánh giá đúng năng lực quản lý rủi ro tín dụng của mình, đánh giá đúng năng lực của từng nhân viên và trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng ch nh xác hơn. Tuy nhiên, để ƣớc tính chỉ tiêu này, NH phải có cơ sở dữ liệu đầy đủ và đƣợc lƣu trữ khoa học. Vì thế, việc tăng cƣờng đầu tƣ hệ thống kho dữ liệu thông tin đáp ứng đƣợc các yêu cầu đầy đủ, cập nhật ch nh xác và đƣợc lƣu trữ khoa học sẽ giúp NH thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng nội bộ. Ngoài ra, cần phải tổ chức tập huấn, trang bị cho cán bộ về phƣơng pháp tìm kiếm, tra cứu, phân tích thông tin.

Hiện nay, tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Mặc dù trong những năm gần đây, trung tâm CIC của NHNN và trung tâm thông tin tín dụng VT đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn cũng nhƣ xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh làm cơ s ở trong phân tích tín dụng nhƣng khả năng đáp ứng các yêu cầu này còn nhiều hạn chế. Đặc biệt thông tin tín dụng tập trung vào nội dung

phản ánh, ít có tính dự báo, đƣa ra các giải pháp phòng ngừa và không phản ánh đƣợc đặc thù tình hình kinh tế xã hội tại địa phƣơng. Do đó, khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chƣa cao chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phòng ngừa rủi ro, do vậy cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có hữu ích cao hơn theo hƣớng:

- NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các NH để bổ sung đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà c n các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

- Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, trung tâm thông tin tín dụng của NH cần tổng hợp và đƣa ra các đánh giá, phân t ch và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng t ch hợp với kho dữ liệu của các NH khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh đƣợc đặt ra trong môi trƣờng hội nhập.

- VTB cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác thông tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nƣớc ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Đồng thời với việc thu thập thông tin, cần sử dụng các công cụ phân tích thông tin hiện đại để tăng độ chính xác của các kết quả đánh giá nhằm đƣa ra các quyết định đúng đắn. Trong điều kiện các chƣơng trình hỗ trợ thông tin về khách hàng còn nhiều hạn chế, VTB cần thiết lập các phần mềm hỗ trợ cung cấp thông tin về khách hàng (doanh s ố cho vay, thu nợ, dƣ nợ, tình trạng nợ...), phân loại tự động để đáp ứng nhu cầu thu nhập, xử lý thông tin đƣợc nhanh nhạy, chính xác.

KẾT LUẬN

Nợ xấu là những khoản vay mà ngƣời đi vay không có khả năng hoặc không muốn hoàn trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn nhƣ đã thỏa thuận trƣớc cho tổ chức tín dụng, hoặc những khoản vay mà tổ chức tín dụng cho rằng khách hàng không có khả năng hoặc không muốn hoàn trả gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn nhƣ đã thỏa thuận trƣớc. Chính vì vậy, không một NHTM nào mong muốn nợ xấu xảy ra.

Vietinbank Cẩm Phả đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1967. Đóng chân trên địa bàn thị xã Cẩm Phả, những năm trở lại đây nền kinh tế của địa phƣơng đƣợc cải thiện đáng kể, hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh cũng vì thế mà sôi động hơn. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ các hoạt động tín dụng khác, tín dụng bán lẻ cũng tồn tại những rủi ro, đặc biệt là nguy cơ phát sinh nợ xấu. Chính vì vậy, Chi nhánh rất chú trọng tới việc tăng cƣờng quản lý nợ xấu của khối khách hàng bán lẻ. Công tác này những năm qua đã đạt đƣợc những thành công nhất định. Chi nhánh đã xây dựng đƣợc mô hình QLRRTD trong cho vay tiêu dùng theo hƣớng tập trung khá phù hợp với đặc điểm kinh doanh. Công tác đo lƣờng nợ xấu đã đƣợc Chi nhánh sử dụng bằng xếp hạng tín nhiệm khách hàng dựa trên cả chỉ tiêu định tính và định lƣợng theo mô hình nƣớc ngoài,…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công thì công tác quản lý nợ xấu khách hàng bán lẻ của Chi nhánh vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Diễn biến tình hình nợ xấu đang có xu hƣớng biến động bất thƣờng. Mặc dù các t lệ nợ nợ xấu khối bán lẻ vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhƣng có năm vẫn tăng khá mạnh. Công tác phân tích khách hàng, xếp hạng tín dụng nội bộ của Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác nhận diện rủi ro tín dụng nhằm phòng ngừa từ xa nợ xấu chƣa đƣợc chú trọng thực hiện. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng c n chƣa t ch cực thu thập thông tin về khách hàng từ các đối tác, các cơ quan chức năng, từ các ngân hàng mà khách hàng có quan hệ tiền gửi, tín dụng,…

Từ những phân t ch, đánh giá trên, tác giả đề xuất những giải pháp, kiến nghị cần thiết nhằm tăng cƣờng quản lý và xử lý nợ xấu trong tín dụng bán lẻ tại Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả.

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu nhƣng do thời gian nghiên cứu có hạn và bị chi phối bởi nhiều yếu tố, luận văn chắc chắn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận đƣợc những góp ý của Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp và những ngƣời quan tâm đến vấn đề này để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Cƣờng (2006), trên tạp chí Thị trƣờng Tài chính tiền tệ, ứng dụng những nguyên tắc của Basel trong hoạt động quản lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới.

2. Huỳnh Thế Du (2004) trong chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright, TP Hồ Chí Minh, Một số mô hình xử lý nợ xấu trên thế giới: gồm mô hình xử lý nợ tập trung.

3. Lê Thị Huyền Diệu (2013), “ Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng. 4. Nguyễn Thị Thu Đông (2012) với đề tài: “ Nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Luận án tiến sĩ, Tƣờng Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Khemraj, Pasha (2009), Does Credit Rationing Reduce Defaults? Evidencefrom Rotating Savings and Credit Associations‟, Cornell University.

6. Phan Thị Thu Hà (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại, NXB ðại học KTQD, Hà Nội.

7. Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị Ngân hàng thƣơng mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

8. Đoàn Nguyễn Thị Mỹ Hằng (2013), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai, luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Hu và cộng sự (2006), The Macroeconomic Statistical Treatmentof Nonperforming Loans‟, Discussion Paper

10. IMF‟s Compilation Guide on Financial Soundness Indicators (2004), Guide. 11. Lê Thị Kim Nga (2001) về “ Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu cấp Viện.

12. Ngân hàng nhà nƣớc (2013), thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức tr ch, phƣơng pháp tr ch lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự ph ng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

13. Lê Tấn Phƣớc (2007), Luận án “Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Ch Minh”, Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

14. Nguyễn Thị Hoài Phƣơng (2011), “ Áp dụng những nguyên tắc của Basel trong quản lý nợ xấu Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng (10).

15. Nguyễn Thị Hoài Phƣơng (2012), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, luận án tiến sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân

16. Quốc Hội (2010), luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12

17. Rajan, Rajiv và Dhal (2003), „Non-performing Loans of Public Sector Banks- Some Panel results‟, Economic and Political weekly, February

18. Nguyễn Văn Tiến (2015), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội

19. Nguyễn Hà Thành (2013), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh 5 TPHCM, luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Đào Tố (2008), Sự cần thiết phải ứng dụng những nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu, từ đó xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM Việt Nam, trên tạp chí Ngân hàng, s ố 5.

21. Hà Thị Thuý Vân (2007), Các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động quản lý nợ xấu các ngân hàng, Trên tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 4.

22. Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (2005), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (A Revised Framework).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng cá nhân tại vietinbank chi nhánh cẩm phả​ (Trang 96 - 102)