TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán immanuel thực trạng và giải pháp hoàn thiện​ (Trang 38 - 51)

4.1 Lập kế hoạch kiểm toán

4.1.1 Tiền lập kế hoạch kiểm toán

a. Xem xét, chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

Năm 2016 Cty TNHH Hanul Line Việt Nam yêu cầu dịch vụ kiểm toán từ CN Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel. Vì Hanul Line Việt Nam là khách hàng cũ nên KTV sẽ cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại về khách hàng để tránh những rủi ro, mâu thuẩn, tranh chấp có thể xảy ra và đưa ra kết luận có tiếp tục chấp nhận khách hàng hay không.

Thông tin chung về khách hàng: Công ty TNHH Hanul Line Việt Nam

- Tên giao dịch : Hanul Line Viet Nam Co., Ltd, là Công ty TNHH một thành viên 100% vốn đầu tư nước ngoài (sau đây viết tắt là "Công ty"), được lập theo Giấy phép đầu tư số 60/GP-ĐN do Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cấp ngày 18 tháng 11 năm 1998.

- Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án là: 14.400.000.000 VND (Mười bốn tỷ bốn trăm triệu đồng), tương đương 900.000 USD (Chín trăm ngàn đô la Mỹ).

- Vốn điều lệ của công ty là 4.355.840.000 VND (Bốn tỷ ba trăm năm mươi lăm triệu tám 272.240 USD (Hai trăm bảy mươi hai ngàn hai trăm bốn mươi đô la Mỹ).

- Vốn thực góp của công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2016: 4.409.126.364 VND (Bốn tỷ bốn trăm lẻ chín triệu một trăm hai mươi sáu ngàn ba trăm bốn mươi thành ngàn đồng), tương đương 272.240 USD (Hai trăm bảy mươi hai ngàn hai trăm bốn mươi đô la Mỹ).

- Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. - Chủ sở hữu: CTY TNHH Hanul Line, một công ty được thành lập tại Hàn Quốc. - Người đại diện theo pháp luật: Ông Hwang Ho Suk - Quốc tịch: Hàn Quốc - Trụ sở chính của công ty đă ̣t tại: Quốc lộ 1A, Phường Xuân Bình, Thị xã Long khánh, tỉnh Đồng Nai.

Nhận xét:

- Tại thời điểm 31/12/2016 so với 31/12/2015 thì công ty TNHH Hanul Line không có thay đổi quan trọng nào làm ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động kinh doanh.

- KTV đánh giá rủi ro hợp đồng ở mức độ thấp.

Kết luận: Chấp nhận duy trì khách hàng. (Xem Phụ lục 1-A120)

b. Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn đội ngũ KTV

Hợp đồng kiểm toán được ký kết giữa Chi nhánh và khách hàng. Hợp đồng chính là căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm toán, bảo vệ quyền lợi cho cả công ty kiểm toán và phía khách hàng.

Sau khi hợp đồng kiểm toán đã được ký kết, công ty sẽ thực hiê ̣n phân công KTV tiến hành cuộc kiểm toán. Đây phải là những KTV có kinh nghiê ̣m, có trı̀nh độ, có được hiểu biết nhất đi ̣nh về lı̃nh vực kinh doanh của khách hàng và đă ̣c biê ̣t là phải độc lâ ̣p với khách hàng. Immanuel luôn đánh giá cao tính độc lập, điều này góp phần tạo niềm tin vào các ý kiến kiểm toán mà công ty đưa ra từ phía những người sử dụng kết quả kiểm toán. Tı́nh độc lâ ̣p của KTV được đảm bảo thông qua Bản cam kết về tı́nh độc lâ ̣p do công ty lâ ̣p ra. (Xem Phụ lục 2 và 3-A260 và A270)

Mục tiêu kiểm toán: KTV đưa ra ý kiến về việc lập và trình bày BCTC của Công ty TNHH Hanul Line Việt Nam

Phạm vi kiểm toán: Theo thỏa thuận, Immanuel sẽ tiến hành kiểm toán BCTC cho năm tài chính 2016 nhằm đưa ra ý kiến về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty, phù hợp với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp và các quy định có liên quan hay không. (Xem Phụ lục 4-A230)

Trách nhiệm ban giám đốc khách hàng: Lập BCTC trung thực và hợp lý, tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan.

Trách nhiệm của KTV: Đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của BCTC Công ty TNHH Hanul Line Việt Nam.

Mức phí kiểm toán: 80.000.000 VND.

c. Thu thập thông tin về khách hàng Vài nét về Công ty Hanul Line Việt Nam:

- Lĩnh vực kinh doanh: gia công, sản xuất ngành may mặc.

- Kỳ kế toán: Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Chế độ kế toán áp dụng: Áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Báo cáo tài chính kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành có liên quan tại Việt Nam.

- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.

- Đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Các khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản (tiền, nợ phải thu…) đánh giá lại theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng giao dịch ngày 31/12/2016. (Xem Phụ lục 5-TM BCTC)

d. Tìm hiểu về hệ thống KSNB

Vì Hanul Line là khách hàng truyền thống nên Immanuel đã có những thông tin về hệ thống KSNB của đơn vị. Do đó, việc đánh giá hệ thống KSNB chủ yếu dựa vào kết quả kiểm toán năm trước, KTV chỉ tìm hiểu một số thay đổi trong hệ thống này bằng phương pháp phỏng vấn, quan sát, xem xét thêm tài liệu một cách sơ bộ. KTV đã phỏng vấn giám đốc, kế toán trưởng của Hanul Line để có thêm thông tin về hệ thống KSNB.

Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB khách hàng, KTV nhận thấy công ty khách hàng có thiết kế và vận hành hệ thống KSNB hiệu quả.

e. Xác lập mức trọng yếu

- Mức trọng yếu được xác định dựa trên một trong các chỉ tiêu như sau: + Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10%

+ Doanh thu: 0.5% - 3% + Vốn chủ sở hữu: 1% - 5% + Tài sản: 2%

KTV của Immanuel lựa chọn chỉ tiêu doanh thu làm tiêu chí để tính mức trọng yếu. + Tổng doanh thu thuần năm 2016: 230.461.198.509 đồng.

+ Mức trọng yếu tổng thể: = 3% * tổng doanh thu

+Mức trọng yếu thực hiện: = 50% * mức trọng yếu tổng thể + Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua: = 4% * mức trọng yếu thực hiện

Bảng 4.1 Xác lập mức trọng yếu (Trích phụ lục 6-A710)

ĐVT: đồng

Tỉ lệ Năm nay

Mức trọng yếu tổng thể (PM) 3% 6.913.835.955

Mức trọng yếu thực hiện (TE) 50% 3.456.917.978 Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua 4% 138.276.719

4.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán

Công ty Immanuel sử dụng chương trình kiểm toán mẫu theo VACPA để kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng cho Công ty Hanul Line Việt Nam.

Bảng 4.2 Chương trình kiểm toán nợ phải thu (Trích phụ lục 7-D330)

Khách hàng CTY HANUL LINE VIỆT NAM Tên Ngày

Ngày khóa sổ 31/12/2016 Người thực hiện Dung 20/3/2017

Người soát xét Trung 25/3/2017

Người soát xét Toàn 25/3/2017

Nội dung Chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng Mục tiêu Đảm bảo tất cả khoản phải thu KH ngắn hạn/dài hạn là có thực;

thuộc quyền sở hữu của DN; được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng niên độ và đánh giá theo giá trị thuần; và trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Thực hiện

STT THỦ TỤC THAM

CHIẾU

I.Thủ tục chung

1 Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và

phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. D310 2 Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối

chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

D310

II. Thủ tục phân tích

1 So sánh số dư phải thu KH bao gồm cả số dư dự phòng năm nay với năm trước kết hợp với phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm

D340

2 So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trước để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng (nếu có)

III. Kiểm tra chi tiết

1 Thu thập bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các khoản phải thu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với Bảng CĐKT và so sánh với năm trước. Xem lướt qua Bảng kê chi tiết để xem có các khoản mục bất

thường không? D341

2 Gửi thư xác nhận và thủ tục thay thế

2.1 Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải thu cho các đối tượng cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và đối chiếu số được

xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch. D342 2.2 Gửi thư xác nhận lần thứ 2 nếu không nhận được hồi đáp. D342 2.3 Trường hợp không trả lời, thực hiện các thủ tục thay thế như: kiểm tra

các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc năm hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ bán hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng,...) trong năm.

D342

3 Đọc lướt Sổ Cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường về giá trị, về tài khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ. Kiểm tra đến chứng từ

gốc (nếu cần). D343

4. Kiểm tra các khoản dự phòng nợ khó đòi và chi phí dự phòng: D344 4.1 Kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập dự

phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận. D344 4.2 Xem xét Bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về khả năng

thu hồi nợ và dự phòng nợ khó đòi. D344

4.3 Kiểm tra độ tin cậy của Bảng phân tích tuổi nợ bằng cách: Đối chiếu tổng của Bảng phân tích tuổi nợ với Bảng CĐKT; Đối chiếu các mẫu hóa đơn đã chọn về giá trị, ngày hết hạn, ngày hóa đơn được ghi trên bảng phân tích…

D344

4.4 Xem xét các dự phòng bổ sung có thể phải lập, đối chiếu với câu trả lời

của bên thứ ba (khách hàng, luật sư,...) D344 4.5 Đảm bảo đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, có

liên hệ và có thể ảnh hưởng tới nợ phải thu khách hàng. D344 5. Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ của các khoản phải thu kết hợp với tính

đúng kỳ của doanh thu hoặc kiểm tra các khoản thu tiền sau ngày kết thúc năm tài chính.

D345

6 Thu thập danh sách các khoản KH trả tiền trước, đối chiếu với Sổ Cái, kiểm tra chứng từ, đánh giá tính hợp lý của các số dư KH trả trước lớn qua việc xem xét lý do trả trước, mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày khóa sổ kế toán.

D366

7 Kiểm tra, xử lý chênh lệch tỷ giá của các khoản phải thu, KH trả trước

có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm. D367 8 Kiểm tra việc trình bày các khoản phải thu KH và dự phòng (nếu có) trên

4.2 Thực hiện kiểm toán

4.2.1 Thử nghiệm kiểm soát

Do khách hàng của Immanuel chủ yếu là những Công ty có quy mô nhỏ, KSNB tổ chức không rõ ràng nên KTV thực hiện rất ít thủ tục kiểm soát mà thường thực hiện đồng thời với thử nghiệm cơ bản. Với Hanul Line Việt Nam thì KTV của Immanuel không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà đi ngay vào thử nghiệm cơ bản.

4.2.2 Thử nghiệm cơ bản a. Thủ tục chung

KTV lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh số dư nợ phải thu khách hàng đầu năm nay trên bảng CĐPS với số dư cuối năm trước trên BCKT.

Bảng 4.3 Bảng số liệu tổng hợp có so sánh số dư đầu kỳ trên bảng CĐPS của đơn vị với BCKT năm trước TK131 (Trích phụ lục 8-D310)

ĐVT: triệu đồng

Khách hàng CTY HANUL LINE VIỆT NAM Tên Ngày

Ngày khóa sổ 31/12/2016 Người thực hiện Dung 20/3/2017

Người soát xét Trung 25/3/2017

Người soát xét Toàn 25/3/2017

Nội dung Bảng số liệu tổng hợp phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn Mục tiêu Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS và giấy tờ

làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). Đảm bảo số liệu đầu kỳ trên bảng cân đối số phát sinh khớp với số liệu cuối kỳ trên BCKT đã kiểm toán năm trước.

Thực hiện

Chỉ tiêu Số liệu 31/12/2016 Số liệu

31/12/2015 Biến động Trước kiểm toán Sau kiểm toán Giá trị Tỉ lệ Phải thu khách hàng 20.876 20.876 20.276 600 3% Phài thu khách hàng nước ngoài 6.808 6.808 7.182 (374) (5%) Phải thu khách hàng trong nước 14.068 14.068 13.094 974 7% Khách hàng trả tiền trước (28.904) (28.904) (24.122) (4.782) 20%

Nhận xét: Số liệu đầu kỳ trên bảng cân đối số phát sinh khớp với số liệu cuối kỳ trên BCKT đã kiểm toán năm trước.

Kết luận: Đạt mục tiêu kiểm toán.

b. Thủ tục phân tích

So sánh hệ số vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trước để đảm bảo mục tiêu là các khoản phải thu không có biến động bất thường.

Bảng 4.4 Tính vòng quay nợ phải thu (Trích phụ lục 9-D340)

ĐVT: triệu đồng

Khách hàng CTY HANUL LINE VIỆT NAM Tên Ngày

Ngày khóa sổ 31/12/2016 Người thực hiện Dung 20/3/2017

Người soát xét Trung 25/3/2017

Người soát xét Toàn 25/3/2017

Nội dung Kiểm tra phân tích

Mục tiêu Đảm bảo các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn không có biến động bất thường

Thực hiện

So sánh hệ số vòng quay các khoản

phải thu và số ngày thu tiền bình quân Năm 2016 Năm 2015 Chênh lệch tuyệt đối lệch tương Chênh đối Vòng quay các

khoản phải thu Doanh thu 230.461 173.093 57.368 33%

Bình quân các khoản

phải thu 29.228 31.518 (2.290) (7%)

Số vòng quay 7,88 5,49 2,39 44%

Số ngày thu

tiền bình quân 360 ngày / Số vòng quay 46 ngày 66 ngày 20 ngày

Nhận xét: Vòng quay các khoản phải thu năm 2016 tăng 2,39 lần so với năm 2015, số ngày thu tiền bình quân (hay là kỳ thu tiền bình quân) năm 2016 giảm 20 ngày so với năm 2015 cho thấy khả năng thu hồi nợ phải thu do bán hàng của doanh nghiệp cải thiện tốt hơn so với năm 2015, có thể nguyên nhân do công tác quản trị nợ phải thu khách hàng của doanh nghiệp tốt hơn.

c. Thử nghiệm chi tiết

- Thử nghiệm chi tiết 1: Kiểm tra chi tiết số dư cuối kỳ công nợ phải thu

KTV thực hiện kiểm tra số dư cuối kỳ công nợ phải thu cho cả khách hàng trong nước (Việt Nam đồng) và khách hàng nước ngoài (USD) nhằm mục tiêu xem xét và phát hiện các phát sinh bất thường.

Bảng 4.5 Kiểm tra số dư cuối kỳ khách hàng trong nước (Trích phụ lục 10-D341)

Khách hàng CTY HANUL LINE VIỆT NAM Tên Ngày

Ngày khóa sổ 31/12/2016 Người thực hiện Dung 20/3/2017

Người soát xét Trung 25/3/2017

Người soát xét Toàn 25/3/2017

Nội dung Bảng chi tiết số dư cuối kỳ các khoản phải thu khách hàng Mục tiêu Xem xét có phát sinh các khoản mục bất thường không? (số dư lớn,

các bên liên quan, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi, các khoản nợ phải thu không phải là phải thu từ khách hàng.)

Thực hiện

ĐVT: triệu đồng

Tên khách hàng Dư đầu kỳ Nợ Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư cuối kỳ Nợ

Cty TNHH Simone 13.094 196.580 195.607 14.067

Tổng 13.094 196.580 195.607 14.067

Bảng 4.6 Kiểm tra số dư cuối kỳ khách hàng nước ngoài (Trích phụ lục 10-D341)

Khách hàng CTY HANUL LINE VIỆT NAM Tên Ngày

Ngày khóa sổ 31/12/2016 Người thực hiện Dung 20/3/2017

Người soát xét Trung 25/3/2017

Người soát xét Toàn 25/3/2017

Nội dung Bảng chi tiết số dư cuối kỳ các khoản phải thu khách hàng Mục tiêu Xem xét có phát sinh các khoản mục bất thường không? (số dư lớn,

các bên liên quan, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi, các khoản nợ phải thu không phải là phải thu từ khách hàng.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán immanuel thực trạng và giải pháp hoàn thiện​ (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)