Giải pháp nâng cao công tác thẩm định, nghiệm thu các công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 98)

5. Bố cục của Luận văn

4.3.5. Giải pháp nâng cao công tác thẩm định, nghiệm thu các công trình

đầu tư vốn NSNN

Thẩm định dự án có vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng của dự án, chất lượng mục tiêu đã đề ra. Nhưng trên thực tế, công tác thẩm định các công trình dự án đầu tư vốn NSNN xảy ra một số vấn đề cần có những biện pháp khắc phục và sửa chữa ngay.

- Do công tác đầu thầu mà xảy ra một số trường hợp (có thể là vô ý hoặc cố ý) mà công tác thẩm định thực hiện không đúng giá trị của dự án. Để thực hiện một cách nghiêm túc cần thực hiện ngay một số biện pháp:

+ Quy định trách nhiệm cho các đối tượng tham gia công tác thẩm đinh chất lượng dự án. Vì khi có quy định trách nhiệm cụ thể sẽ giúp làm việc có hiệu quả và trách nhiệm hơn.

phạm trong quá trình lập dự án, tính toán lại một cách cụ thể về thời gian thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án và nhất là nhận định chi phí thực hiện dự án. Bên cạnh đó, quá trình thẩm định cũng cần thẩm định các yếu tố liên quan đến năng lực thực hiện dự án của các nhà thầu.

 Hồ sơ năng lực của nhà thầu phải được công khai minh bạch và có một cơ quan quản lý và thẩm định năng lực của nhà thầu. Nhiều trường hợp dựa vào mối quen biết mà không thẩm định rõ ràng năng lực thực hiện dự án, dẫn đến nhiều nhà thầu bán lại công trình hoặc thuê ngoài nên chất lượng không được đảm bảo như đã cam kết.

 Thẩm định kỹ thuật là một trong những công việc vô cùng khó, đòi hỏi người thẩm định có trình độ cao, hiểu biết nhiều và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, đối với cán bộ thẩm định phải được tập huấn, hướng dẫn sử dụng và khai thác công nghệ, nâng cao trình độ để có thể phát hiện những sai phạm.

- Đối với khi nghiệm thu công trình, dự án đầu tư vốn NSNN cũng cần phải điều chỉnh để nâng cao hiệu quả công tác nghiệm thu.

+ Do cán bộ nghiệm thu không kiểm tra, hoặc kiểm tra không kỹ nên không phát hiện ra phần tăng không đúng. Thực tế cũng chỉ ra, cán bộ nghiệm thu có đủ năng lực, có đủ tiêu chuẩn thì không khó khăn lắm trong việc kiểm tra phát hiện những phần khối lượng nhà thầu đề nghị nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng, mà chủ yếu do thông đồng giữa nghiệm thu và người đề nghị nghiệm thu để rút tiền nhà nước.

 Để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới cần có những quy định gắn chặt trách nhiệm cá nhân với người giám sát. Người giám sát thi công thực hiện dự án phải theo dõi hằng ngày, ghi chép đầy đủ về giá cả số lượng, xuất xứ...vì đây là bằng chứng cụ thể rõ ràng để chứng minh những thay đổi khi thực hiện dự án.

 Thời gian nghiệm thu, thời gian thanh toán nhất thiết phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng thực hiện dự án. Sau khi dự án kết thúc cần đối chiếu với những quy định, những điều khoản trong hợp đồng để xem xét mức độ hoàn thành của dự

có chế tài xử phạt rõ ràng để ràng buộc hai bên thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng.

 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng, của nhân dân trong quá trình thực hiện các dự án có vốn đầu tư từ NSNN. Khuyến khích các cơ quan, cá nhân có những phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm nêu trên. Đơn vị nào phát hiện, xử lý thu hồi được phần tăng không đúng và phần phạt vào NSNN số tiền nghiệm thu thanh toán tăng không đúng đó thì được hưởng 50% số tiền phạt thu được.

 Cán bộ giám sát chụi trách nhiệm giám sát việc thực hiện, nếu giám sát không đúng, không đủ...thì cán bộ đó phải chụi trách nhiệm và phải đền bù những sai phạm mà họ gây ra. Làm như này mới có đủ sức răn đe đối với cán bộ giám sát, nhưng với trách nhiệm cao thì cũng cần có thêm chính sách khen thưởng để bù đắp những trách nhiệm mà họ đang đảm nhận.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, vai trò của đầu tư từ NSNN có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp: tỷ lệ cơ cấu kinh tế phù hợp hơn, thu nhập lao động nông nghiệp tăng lên...nhưng bên cạnh đó quá trình quản lý đầu tư vốn NSNN cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xảy ra một số hạn chế cần khắc phục ngay.

Vì vậy tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này. Trong nghiên cứu tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư vốn NSNN vào phát triển nông nghiệp. Trên cơ sở những lý luận đó, tác giả xem xét thực trạng quản lý đầu tư vốn NSNN cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Thông qua việc đánh giá thực trạng và phân tích bằng mô hình EFA, tác giả đã chỉ ra được những ưu và nhược điểm của quá trình quản lý đầu tư vốn NSNN cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Với những căn cứ vững chắc đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư từ vốn ngân sách vào phát triển nông nghiệp...góp phần giảm tỷ lệ thất thoát lãng phí nguồn ngân sách nhà nước.

Với những đóng góp của minh thông qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp một phần công sức giúp quá trình quản lý đầu tư vốn NSNN vào phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên tốt hơn, giúp nông nghiệp tỉnh nhà phát triển và đạt được các mục tiêu đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Vũ Thị Hoàng Anh (2009), Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2015, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[2]. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường, Vấn đề chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào nông nghiệp hiện nay, Kinh tế và dự báo, số 23, 12/2013, tr 33 - 35.

[3]. PGS.TS Ngô Thắng Lợi, TS Phan Thị Nhiệm (2008), Sách chuyên khảo Kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

[4]. PGS.TS. Từ Quang Phương, PGS.TS. Phạm Văn Hùng (2012), Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[5]. TS. Chu Tiến Quang, Ths. Hà Huy Ngọc (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Thực trạng và chính sách, Tạp chí Cộng sản điện tử số 9 (225) năm 2011.

[6]. PGS.TS. Vũ Đình Thắng (2013), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[7]. Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (2014), Báo cáo kết quả thực hiện mô hình cơ giới hóa nông nghiệp.

[8]. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 29/NQ-CP về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Thái Nguyên.

[9]. Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê Thái Nguyên năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 NXB Thống kê.

[10]. Cục Thống kê Thái Nguyên, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, 2011 tỉnh Thái Nguyên.

[11]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

[12]. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

[13]. UBND tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từ năm 2008 - 2013.

[14]. UBND tỉnh Thái Nguyên (2013), Quy hoạch phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

[15]. UBND tỉnh Thái Nguyên (2013), Quyết định số 550/QĐ-UBND về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

PHỤ LỤC

Bảng câu hỏi

Xin chào Ông/Bà! Tôi tên là: Trần Minh Đức hiện đang là học viên cao học trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Hiện nay, tôi đang làm luận văn thạc sĩ với đề tài “Quản lý đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên” trong đề tài có sử dụng một số câu hỏi để xem xét đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý. Rất mong được sự ủng hộ của ông (bà) để tôi hoàn thành luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn ông (bà)!

Họ và tên người được hỏi...

Tuổi...

Giới tính...

Đơn vị công tác...

Chức vụ...

Nhiệm vụ chuyên môn... Mỗi câu có 5 mức lựa chọn như sau:

Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý Mức 2: Không đồng ý Mức 3: Trung Lập Mức 4: Đồng ý Mức 5: Hoàn toàn đồng ý Các yếu tố ảnh hưởng (1) (2) (3) (4) (5) Nhóm nhân tố tự nhiên

Điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng Địa hình đi lại dễ dàng

Ít bị dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi

Điều kiện tự nhiên tốt để thực hiện các dự án, công trình Ít bị thiên tai, hạn hán

Trình độ cán bộ

Cán bộ luôn thể hiện có trình độ cao Sẵn sàng giải đáp các thắc mắc

Các yếu tố ảnh hưởng (1) (2) (3) (4) (5)

Cán bộ luôn quan tâm và lắng nghe ý kiến

Cán bộ luôn thể hiện có trách nhiệm với công việc Cán bộ luôn có phẩm chất đạo đức tốt

Luật pháp, chính sách và cơ chế

Nhiều chính sách pháp luật ưu đãi Chính sách đa dạng, thông thoáng Cơ chế đơn giản, ít thủ tục

Bộ máy quản lý gọn nhẹ, ít phức tạp

Cơ chế, chính sách luôn điều chỉnh để phù hợp

Kiểm tra, kiểm soát

Thường xuyên kiểm tra kiểm soát

Kiểm tra, kiểm soát luôn làm đúng quy trình, đúng trình tự

Sai phạm sớm được phát hiện và có biện pháp khắc phục Cán bộ kiểm tra không nhũng nhiễu, đòi hỏi

Kiểm tra, kiểm soát công khai minh bạch

Anh (chị) đánh giá như nào về công tác quản lý đầu tư vốn NSNN cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?

○ Rất kém ○ Kém ○ Trung bình ○ Tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)