Quan niệm nghệ thuật của Cao Duy Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyện ngắn cao duy sơn (Trang 30)

7. Bố cục của Luận văn

1.3.3. Quan niệm nghệ thuật của Cao Duy Sơn

Cao Duy Sơn là nhà văn kiên trì với đề tài viết về miền núi. Ông cho rằng: "Viết văn nhất định phải có sự ám ảnh. Không có sự ám ảnh sẽ không thể nào tạo ra được một tác phẩm, vì mọi thứ đều trở lên hời hợt" [28, tr.19]. Đó là lí do giải thích tại sao các tác phẩm của ông đều gắn chặt với mảnh đất quê hương, với đề tài miền núi. Hay nói theo cách khác: hầu hết các tác phẩm của Cao Duy Sơn đều được bắt nguồn từ tình cảm gắn bó với quê hương và con người miền núi của ông.

Bên cạnh đó, Cao Duy Sơn cũng quan niệm: "Văn chương đó là một chuyến đi dài. Chuyến đi ấy, chỉ khi nào người viết dừng lại, không còn sống nữa, thì mới biết đâu là tác phẩm hay nhất của đời người cầm bút ấy. Mình đã viết về vùng đất mình được sinh ra, lớn lên, gắn bó suốt mấy chục năm đầu đời đầy ắp những kỷ niệm. Bây giờ viết ra, mình thấy vui vì qua đó đã có nhiều người hơn biết, nhiều người tìm về cái lũng Cô Sầu heo hút của mình. Mình đã giới thiệu được vùng quê nghèo khó ấy, ghi danh nó trong văn học" [22].

Như vậy theo quan niệm của nhà văn, con đường sáng tạo văn chương hay chính là con đường sáng tạo nghệ thuật không phải là một đoạn đường, không phải là công việc của một sớm một chiều mà nó là cả một chuyến đi dài, chuyến đi ấy kéo dài cả đời người, từ lúc người ấy bắt đầu bước chân vào con đường sáng tác văn chương cho tới khi người ấy từ giã cuộc đời - không còn tồn tại nữa. Do vậy, chúng ta cũng không thể vội vàng, không thể một sớm một chiều đánh giá ngay được đâu là tác phẩm hay nhất của một người nghệ sĩ khi mà người tạo ra nó vẫn còn đang tiếp tục sáng tác. Biết đâu sau khi ta khẳng định, người ấy lại cho ra đời một tác phẩm hay hơn, có giá trị hơn, khẳng định được vị trí của người ấy trong nền văn học nước nhà hơn thì sao? Nói như vậy có nghĩa là chỉ khi nào người ấy dừng viết, không còn sống nữa thì chúng ta mới có thể đánh giá dựa trên cái nhìn tổng quát về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cũng như giá trị tư tưởng và tầm ảnh hưởng của tác phẩm ấy đến sự nghiệp sáng tác của nhà văn.

Cũng giống như lời bài thơ:

Quê hương là chùm khế ngọt ...

Quê hương là đường đi học ...

Quê hương là con diều biếc ....

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

Cao Duy Sơn cũng cho rằng một nhà văn trước hết phải có ý thức viết về mảnh đất nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt quãng đời thơ ấu; phải có ý thức giới thiệu những nét đẹp, những nét mang tính đặc trưng của mảnh đất ấy ra ngoài, khiến cho nhiều người biết đến từ đó mà có nhiều người ở khắp nơi tìm đến. Nhà văn cảm thấy vui, thấy hãnh diện vì bản thân đã làm được điều đó. Mảnh đất Cô Sầu đã đi vào các trang văn của ông như một nét mang tính đặc trưng, mang tính điển hình góp phần làm nên cái riêng, cái độc đáo cho các sáng tác của nhà văn.

Đối với công việc sáng tác, Cao Duy Sơn đặc biệt đề cao trách nhiệm của người cầm bút: "Bất kỳ người viết nào cũng không có chuyện vô trách nhiệm trước tác phẩm của mình. Thậm chí trách nhiệm ấy còn có mặt thường xuyên (...). Thường người ta viết ra giống như một sự giải tỏa, như được đối thoại với chính bản thân mình. Khi tác phẩm ra đời và được in ấn thì những điều mình viết ra được truyền tải bằng ngôn ngữ mà ngôn ngữ ấy là của mình thì cảm thấy hạnh phúc vì điều đó" [22]. Hiểu một cách đơn giản thì nhà văn đang đề cao cá tính sáng tạo cá nhân hay chính là phong cách nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ. Bởi mỗi nhà văn lại có một cách nhìn sự vật riêng, một cách cảm thụ riêng, việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ, cách thức diễn đạt cũng không ai giống ai. Cho nên mỗi tác phẩm khi ra đời đều mang dấu ấn riêng của người sáng tác ra nó, những nét riêng đó từng bước góp phần hình thành nên phong cách nghệ thuật của từng nhà văn, nhà thơ.

Nói về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm, ông lại khẳng định: "Quan trọng nhất là tác phẩm phải hay từ nội dung đến hình thức thể hiện. Điều đó rất quan trọng, Để có được một chữ hay, người viết phải suốt đời phấn đấu" [22]. Cao Duy Sơn không thiên về coi trọng nội dung hay hình thức của tác phẩm văn học mà cho rằng tầm quan trọng, vai trò của chúng là như nhau. Người cầm bút phải không ngừng nâng cao vốn từ ngữ, phải gạn lọc khơi trong, đãi cát tìm vàng để tìm ra những từ hay, ý đẹp làm cho tác phẩm hay

hơn, gây được ấn tượng hơn, các giá trị được truyền tải tốt hơn. Chính vì sự dày công tìm tòi, chọn lọc ấy mà việc ra đời một tác phẩm không hề đơn giản, Cao Duy Sơn từng tâm sự: "Tôi viết khó nhọc lắm, một năm chỉ viết được 1-2 tác phẩm" [22].

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ là một hướng đi không mới nhưng cho đến nay đó vẫn là một hướng nghiên cứu mang đầy triển vọng. Bởi trong nền văn học Việt Nam hiện đại có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã hình thành cho mình một phong cách riêng, độc đáo, không lẫn với ai. Họ đều có những thành tựu và vị trí nhất định trên văn đàn.

Cao Duy Sơn là cây bút trẻ, có sức sáng tạo dồi dào ở mảng đề tài viết về dân tộc và miền núi. Tuy mới xuất hiện trên văn đàn nhưng tên tuổi Cao Duy Sơn đã dần trở lên quen thuộc với độc giả, tác phẩm của ông cũng tạo được tiếng vang lớn và đạt được nhiều giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam. Trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số, Cao Duy Sơn đã khẳng định được phong cách riêng, độc đáo. Góp phần không nhỏ hình thành nên nét phong cách trong truyện ngắn Cao Duy Sơn đó là những yếu tố quê hương, gia đình, vốn sống, vốn văn hóa và quan niệm nghệ thuật. Chính “vùng thẩm mỹ” – quê hương Trùng Khánh - Cao Bằng và “đối tượng thẩm mỹ” (thiên nhiên, văn hóa, con người) nơi ấy là nguồn mạch cảm xúc chính làm nên phong cách riêng biệt trong những sáng tác truyện ngắn của ông.

Nghiên cứu phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn sẽ giúp ta khám phá được những nét riêng mang tính độc đáo trong các tác phẩm của ông. Đồng thời qua đó góp phần khẳng định vị trí, vai trò, đóng góp của ông cho nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng, cho văn học Việt Nam hiện đại nói chung.

Chương 2

PHONG CÁCH CAO DUY SƠN NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

2.1. Nhân vật văn ho ̣c

2.1.1. Khái niệm nhân vật văn học

Nhân vật là một phương thức nghệ thuật. Một tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật bởi nó là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, một trường phái hoặc một dòng phong cách nào đó. Tùy vào ý đồ nghệ thuật của từng nhà văn mà nhân vật có thể có tên hoặc không có tên; có thể là những người được miêu tả đầy đặn về ngoại hình, nội tâm, tính cách nhưng cũng có thể là những người thiếu hẳn những nét đó, ngược lại họ có tiếng nói, giọng điệu, cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: "Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong các tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm Cám, chị Dậu, anh Pha...), cũng có thể không có tên riêng như "thằng bán tơ", "một mụ nào" trong Truyện Kiều" [18, tr.162]. Cuốn Từ điển Tiếng Việt lại cho rằng: Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật.

Các tác giả Giáo trình lí luận văn học lại đưa ra một khái niệm có phần rộng hơn: nhân vật văn học "đó không chỉ là con người có tên hoặc không có tên, mà có thể là những sự vật, loài vật khác nhau, ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người. Đó là nhân vật Dế mèn, võ sĩ Bọ ngựa, con mèo lười trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài; là vầng trăng, là bông hoa hồng trong thơ Hồ Chí Minh... Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm." [15, tr.126]

Nhưng dù định nghĩa như thế nào thì nhân vật văn học vẫn là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là kết quả của của một quá trình khám phá và chiêm nghiệm. Vì là sản phẩm sáng tạo của nhà văn nên nhân vật văn học mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo ra nó. Dấu ấn ấy được lặp đi lặp lại đến một lúc nào đó sẽ hình thành nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Đúng như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng khẳng định: Trong thế giới nghệ thuật của nhà văn thường có một hình tượng tâm huyết cứ trở đi trở lại nhiều lần như là một "ám ảnh" đối với nhà văn. Những hình tượng như thế càng có tính phổ biến bao nhiêu, càng có ý nghĩa tư tưởng cơ bản và sâu sắc bấy nhiêu. Nói như vậy có nghĩa là căn cứ vào nhân vật chúng ta đã có thể hiểu được phong cách và tư tưởng nghệ thuật của một nhà văn. Đây là một điều quan trọng mà bất kì người nghiên cứu nào cũng cần phải biết khi tiến hành nghiên cứu tác phẩm cũng như tác gia văn học.

Các nhà văn có tên tuổi bao giờ cũng tạo ra cho mình một thế giới nhân vật mang đậm dấu ấn cá nhân. Là một nhà văn có tên tuổi viết về đề tài miền núi, Cao Duy Sơn đã chọn cho mình một nghệ thuật xây dựng nhân vật riêng vừa làm nổi bật những nét cơ bản của con người miền núi đồng thời qua đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật của bản thân.

2.1.2. Vai trò của nhân vật văn học trong tác phẩm văn học

Đối với một tác phẩm văn học, nhân vật chính là linh hồn, là một trong những phương tiện cơ bản giúp nhà văn khái quát hiện thực. Hay nói cách khác một tác phẩm văn học không thể không có nhân vật. Nhân vật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn mà thông qua đó nhà văn có thể thể hiện nhận thức, sự đánh giá của bản thân trước những biểu hiện của con người cũng như những quy luật của cuộc sống. Nhân vật cũng là một trong những tiêu chí dùng để đánh giá, tìm hiểu một tác phẩm có giá trị: một tác phẩm được đánh giá là có giá trị, có chiều sâu, có sức sống bền bỉ khi tác phẩm ấy khắc họa được rõ nét, chân thực và sinh động hình tượng nhân vật. Điều này giải thích cho việc không phải

ngẫu nhiên mà một Xuân Tóc Đỏ, một Chí Phèo, một Chị Dậu... đã đi vào trong tâm chí người đọc như một tượng đài bất hủ của một thời.

Nhân vật văn học thể hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm nhất định, đó cũng là nơi mà nhà văn có thể tự do gửi gắm, kí thác tâm sự, bộc lộ nỗi lòng với những vấn đề của cuộc sống. Đồng thời, thông qua hệ thống nhân vật, người đọc có thể thấy được cách nhìn, cách thể hiện thế giới hay nói khái quát hơn là phong cách nghệ thuật của nhà văn. Mỗi nhà văn, với sở trường và cách nhìn riêng lại tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật không lẫn với ai. Chẳng hạn như cùng viết về con người trong xã hội hiện đại nhưng nhà văn Phan Thị Vàng Anh phơi bày những bất ổn trong lối sống và chỉ ra những mâu thuẫn trong cuộc đời, Nguyễn Thị Thu Huệ khai thác những mặt trái của con người trong đời sống xã hội phức tạp, Ma Trường Nguyên đi sâu vào những biến động trong đời sống nội tâm của con người trước sự thay đổi nhiều chiều của cuộc sống, còn Cao Duy Sơn với thế mạnh riêng của mình lại đi sâu khai thác bản chất thuần phác với thế giới nội tâm đa chiều và nghị lực phi thường trước hoàn cảnh không nhiều may mắn của những con người miền núi. Có thể nói, nhân vật văn học gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người và phương thức xây dựng hình tượng văn học của nhà văn. Khảo sát phong cách nhà văn không thể nào bỏ qua quan niệm về con người và cách thức riêng xây dựng nhân vật của nhà văn.

2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

Theo Bêlinxki "Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó". Thế giới nghệ thuật không chỉ tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật mà còn tồn tại trong trí tưởng tượng, sự hình dung của độc giả. Nó thống nhất nhưng không đồng nhất với thế giới thực tại. Trong thế giới nghệ thuật ấy, thế giới nhân vật chính là hạt nhân đồng thời cũng là phương tiện quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Nó có vai trò quyết định đến các yếu

tố khác như cốt truyện, sự lựa chọn chi tiết, phương tiện ngôn ngữ và cả kết cấu truyện. Chính vì vậy mà khám phá thế giới nhân vật được xem là chặng đường đầu tiên không thể thiếu của hành trình tìm hiểu thế giới nghệ thuật hay phong cách nghệ thuật của một nhà văn.

2.2.1. Người miền núi thuần phác

Khảo sát truyện ngắn của Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy trong các tác phẩm của mình nhà văn quan tâm, chú ý đến vẻ đẹp tâm hồn hơn là vẻ đẹp hình thức. Chính những vẻ đẹp tâm hồn ấy đã bộc lộ bản chất thuần phác, bình dị của con người miền núi. Đồng thời qua đó cũng làm nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Dù trong hoàn cảnh nào, những con người nhỏ bé, bình dị, chất phác ấy vẫn luôn tràn ngập trong khát vọng tình yêu và niềm tin vào cuộc sống, vẫn rất mực nhân hậu, thủy chung, nghĩa tình và dũng cảm, cao thượng, vị tha.

Con người miền núi trước hết nổi lên với khát vọng tha thiết về tình yêu mà một niềm lạc quan vào cuộc sống. "Tình yêu là hành vi cao cả nhất của tâm hồn và là kiệt tác của con người" (Gac xông). Ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ trong hoàn cảnh nào con người cũng luôn khao khát có được tình yêu. Bằng cái nhìn nhân đạo của mình, Cao Duy Sơn không chỉ khắc họa những con người miền cao chân chất, mộc mạc mà còn bộc lộ được những ước muốn, những khát vọng thầm kín trong tâm hồn họ. Một tình yêu vẹn tròn, một hạnh phúc lứa đôi, một cuộc sống tốt đẹp không phải là một khát vọng cao xa, ngược lại nó chỉ là một khát vọng đời thường như bao khát vọng khác.

Không bóng bẩy, phô trương, chỉ bằng những câu chuyện giản dị và cảm động, nhà văn đã có thể đưa người đọc đến với những mối tình sâu nặng và lãng mạn của những chàng trai, cô gái thủy chung, sâu nặng nghĩa tình. Dù trong cuộc sống có gặp những trở ngại cách ngăn, nhân vật của Cao Duy Sơn vẫn không nguôi khát vọng về tình yêu, vẫn luôn sắt son tin tưởng vào một ngày mai tươi đẹp. Sinh và Ếm (Chợ tình) yêu nhau nhiều lắm, họ "tưởng sẽ chết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyện ngắn cao duy sơn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)