I. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
Thanh Hóa với công tác phòng chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa là tỉnh có dân số đông, lại có nhiều huyện, thị miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cũng như một số địa phương khác, các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy ở Thanh Hóa đang gia tăng, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao.
chiếm 75%. Thành phần nghiện rất đa dạng: giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên, lao động tự do... Nhận thức của nhóm đối tượng này về HIV/AIDS rất hạn chế. Cuối tháng 5/2006, toàn tỉnh đã phát hiện 3.473 trường hợp nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 488 người đã tử vong; Có 369/634 xã phường, thị trấn phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS. Trong số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện có 79,89% là đối tượng nghiện ma tuý, 16,9% là gái mại dâm; Độ tuổi dưới 19 chiếm 7,01%, từ 20 đến 39 tuổi chiếm 87,77%.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 11 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, tháng 11. 2004, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS tại Thanh Hoá. Đầu năm 2006, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục ra quyết định số 216 về việc thành lập Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS. Đây là cơ sở để việc thực hiện chương trình phòng, chống HIV/AIDS đạt hiệu quả. Các cấp ủy, chính quyền ở Thanh Hóa đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm giảm tác hại lây nhiễm HIV/AIDS;
- Tập trung đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới và Luật phòng, chống HIV/AIDS tới từng chi bộ, từng Đảng viên và người dân;
- Mở rộng hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua tư vấn xét nghiệm tự nguyện, các câu lạc bộ giáo dục đồng đẳng.
- Tỉnh thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các huyện;
- Phối hợp với Tỉnh đoàn xây dựng các Câu lạc bộ phòng, chống AIDS ở địa phương.
- Thanh Hóa đã thực hiện chương trình bơm kim tiêm sạch ở 9 huyện với 195 đối tượng nghiện chích ma túy tham gia;
Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Tĩnh Gia;
- Tổ chức khám, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) tại các cơ sở dịch vụ y tế công lập và tư nhân.
Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn còn tổ chức 6 đội khám STI lưu động ở 6 huyện thị, thường xuyên tổ chức khám lưu động tại các nhà hàng khách sạn.
- Thông qua mạng lưới y tế ở cơ sở, tạo điều kiện cho người nhiễm bệnh và gia đình được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc Công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng được chú trọng..
- Công tác quản lý thai nghén được tăng cường, hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS cho phụ nữ có thai được đẩy mạnh, bảo đảm 100% phụ nữ có thai phát hiện nhiễm HIV/AIDS sớm được điều trị, hạn chế nguy cơ lây từ mẹ sang con.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện các biện pháp giảm tác hại lây nhiễm HIV/AIDS ở Thanh Hoá gặp khó khăn.
- Do dân số đông, địa bàn rộng, tỷ lệ người đi làm ăn xa trong thời kỳ nông nhàn nhiều;
- Các khu công nghiệp, du lịch được mở rộng nên tệ nạn ma tuý, mại dâm gia tăng. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
- Bên cạnh đó, chính quyền và các ngành ở một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác này.
- Đối tượng nguy cơ cao thường xuyên biến động, gây khó khăn cho việc quản lý và tiến hành các biện pháp can thiệp.
Để tiếp tục phòng ngừa và đẩy lùi bệnh HIV/AIDS, giảm tác hại của căn bệnh thế kỷ đối với KT – XH, Thanh Hóa đang tập trung đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng chống HIV/AIDS, coi đây là giải pháp có tính liên ngành cao, huy động được mọi lực lượng xã hội tham gia, lồng ghép được các chương trình hoạt động để đạt
hiệu quả cao. Các cấp chính quyền phải đưa công tác phòng chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển KT – XH ở địa phương, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên để tập trung chỉ đạo thực hiện và đẩy mạnh công tác truyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân trong việc phòng chống HIV/AID.
**********************************************