Mức đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác phòng chống HIV/AIDS Hiệu quả đầu tư chưa cao, còn bất hợp lý.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI DỊCH HIVAIDS VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG QUỐC GIA HIVAIDS (Trang 26 - 27)

- Ở VN thời gian qua, có thể nói truyền thông và HIV/AIDS đã đi lệch đường ray

vì đã gắn HIV/AIDS với TNXH bằng nhiều hình thức. Trong nhiều bức tranh, những chữ ma túy, mại dâm và HIV/AIDS thường đi liền nhau, ngụ ý những hiệ n tư ợng này là bạ n đ ồng hành và HIV cũng là tệ nạn . Không ít người từ lớn tuổi đến những trẻ em ở tiểu học đều thuộc lòng câu “ma túy, mại dâm là mầm sida”. Ma túy, mại dâm là hai đối tượng trong nhóm TNXH đã, đang lên án. Đây lại là cội nguồn của sự lây nhiễm, từ một cách suy luận phổ thông nhất vẫn hiểu người có HIV/AIDS đều bước ra từ tệ nạn.

Câu khẩu ngữ đã bắt người đọc đánh đồng nạn nhântệ nạn là một.

Thực tế, có nhiều bệnh nhân nhiễm HIV còn khỏe mạnh vẫn có thể đóng góp nhiều cho cộng đồng. Thế nhưng, công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thường hay tập trung miêu tả phần đen tối nhất trong cuộc sống của họ, chủ yếu đi sâu về họ ở giai đoạn AIDS mà quên đi những điều họ đã làm và đóng góp cho xã hội, quên mất đi hình ảnh những người nhiễm HIV còn có nhiều khả năng kéo dài sự sống, sống khỏe mạnh để làm việc và cống hiến. Điều này khiến cộng đồng ngộ nhận người có nhiễm HIV/AIDS là vô dụng. Vô hình dung tạo ra trong tiềm thức mọi người sự né tránh “con ếch” với một tâm lý ghê sợ, làm tăng sự kỳ thị với người mắc bệnh, vô tình làm suy yếu những cố gắng tốt đẹp của chương trình phòng chống HIV/AIDS nhằm làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV. Đây cũng là rào cản khá lớn của việc phòng chống HIV/AIDS trong thời điểm hiện tại.

* Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Do nhận thức và tâm lý xã hội hạn chế của người dân.

- Các ngành chức năng chưa coi trọng công tác giáo dục, truyền thông. - Kinh phí dành cho công tác giáo dục, truyền thông thấp.

- Nhận thức của những người làm công tác này về HIV/AIDS còn sai lệch.

7. Mức đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác phòng chống HIV/AIDS. Hiệu quả đầu tư chưa cao, còn bất hợp lý. HIV/AIDS. Hiệu quả đầu tư chưa cao, còn bất hợp lý.

Kinh phí hoạt động của Chương trình phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam tuy đã có sự gia tăng rất đáng kể trong những năm gần đây nhưng vẫn chỉ ở mức 0,8- 1,2USD/người/năm, còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu của chương trình và so với mức đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS được UNAIDS khuyến cáo là 4 USD/người/năm.

Ngân sách cho Chương trình Quốc gia một mặt hạn chế, chưa đáp ứng được thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân AIDS. Trong năm 2003 chỉ có 160 bệnh nhân AIDS được điều trị thuốc đặc hiệu trong tổng số 11.659 bệnh nhân AIDS.

Mặt khác, do phải bao phủ nhiều nội dung, phải đảm bảo các chỉ tiêu pháp lệnh như truyền máu, giám sát, phòng chống HIV/AIDS tuyến xã phường, kinh phí được phân bổ theo phương thức bình quân đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác phòng chống HIV/AIDS, làm cho các hoạt động của chương trình có tính chất rải đều và không đủ để có hiệu quả.

* Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Cơ chế phân bổ kinh phí của Chương trình còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tính tập trung, quan liêu và áp đặt. Khi phân bổ kinh phí, không xét đến nhu cầu thực tế của các địa phương, các ngành.

- Cơ cấu kinh phí còn bất hợp lý, không chú trọng đầu tư cho sự phát triển bền vững của chương trình (như đầu tư để nâng cao năng lực bộ máy…).

- Việc phân bổ kinh phí chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở cả trung ương và địa phương thường được uỷ quyền cho ngành y tế thực hiện. Do vậy, hiệu lực thực thi các hoạt động chưa cao.

* Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn, ngân sách cho phòng, chống HIV/AIDS đã được Chính phủ quan tâm đầu tư và tăng lên hàng năm. Cụ thể, năm 2000-2003 là 60 tỷ đồng, năm 2004-2005 là 80 tỷ đồng, năm 2006 là 82 tỷ đồng và năm 2007 là 150 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tổng các nguồn ngân sách trong và ngoài nước cho công tác phòng chống HIV/AIDS ở VN cũng chỉ đạt 40% nhu cầu mỗi năm. Dự báo đến năm 2010, số người nhiễm HIV ở VN sẽ lên tới 350.000 người. Do đó, tổng nhu cầu kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 là 594 triệu USD. NSNN và các nguồn hỗ trợ quốc tế đã cam kết cho giai đoạn này khoảng gần 200 triệu USD. Như vậy, nguồn kinh phí còn thiết hụt vào khoảng 400 triệu USD tập trung vào các lĩnh vực: truyền thông thay đổi hành vi, can thiệp giảm tác hại, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS... Theo ước tính từ nay đến 2010, thiếu 6.400 tỷ đồng cho phòng chống HIV/AIDS

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI DỊCH HIVAIDS VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG QUỐC GIA HIVAIDS (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w