Yếu tố nguy cơ và bệnh lý đi kèm

Một phần của tài liệu Nhận xét thực trạng chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn hạt tophi ở bệnh nhân gút tại khoa cơ xương khớp bệnh viện bạch mai (Trang 45 - 49)

Tỷ lệ bệnh nhân có uống nhiều rƣợu là 42,1%. Các nghiên cứu trƣớc cũng đƣa ra kết quả tƣơng đƣơng là 44,1 % trong nghiên cứu của Tạ Diệu Yên – 2000 [10], 41,5% trong nghiên cứu của Leslie R Harrold – 2012 [14]. Uống rƣợu không chỉ làm tăng sản xuất acid uric từ chuyển hóa ethanol mà còn gây tăng acid lactic máu dẫn tới giảm đào thải urat qua thận[15], [16].

Ngoài ra chúng tôi còn gặp 24,6% bệnh nhân có chế độ ăn giàu đạm, đây là nguồn cung cấp purin sẽ đƣợc chuyển hóa thành acid uric trong cơ thể. Chính vì vậy, chế độ ăn hạn chế đạm, rƣợu bia là một trong những yếu tố quan trọng để phòng ngừa bệnh gút.

 Thừa cân và béo phì

Số bệnh nhân thừa cân và béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi là 35,1%. Tỷ lệ này dao động từ 30 – 40% trong các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc [8],[9],[15]. Nghiên cứu của Michael Doherty về bệnh sinh của gút chỉ ra rằng nguy cơ mắc gút tăng cùng với chỉ số BMI và giảm cân sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh [16].

 Tiền sử gia đình

Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử gia đình có ngƣời mắc bệnh gút là 10,5%. Tỷ lệ này rất khác nhau theo từng tác giả. Dƣơng Thị Phƣơng Anh nghiên cứu 54 bệnh nhân gút mạn tính điều trị tại khoa cơ xƣơng khớp bệnh viện Bạch Mai không gặp một trƣờng hợp nào có ngƣời mắc bệnh gút trong gia đình [13], theo nghiên cứu của Hoàng Thị Phƣơng Lan, Tạ Diệu Yên, Koh tỷ lệ này lần lƣợt là 7,2%, 8,1%, 19% [8], [10], [14]. Yếu tố gia đình là đƣợc cho yếu tố nguy cơ của bệnh gút vì ngoài vấn đề gen và di truyền những ngƣời trong cùng gia đình còn có chế độ ăn uống giống nhau.

Trong 57 bệnh nhân nghiên cứu, không có bệnh nhân nào sử dụng thiazid hay thuốc điều trị lao, đây là các thuốc gây tăng nồng độ acid uric máu. Sử dụng corticoid gặp 15,8% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi. Đối với điều trị bệnh gút việc chỉ định corticoid rất thận trọng nhƣng trong thực tế tình trạng sử dụng corticoid trong cộng đồng lại phổ biến do corticoid làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Ngoài ảnh hƣởng làm tăng nồng độ acid uric máu, corticoid còn làm suy giảm miễn dịch do ảnh hƣởng tới miễn dịch tế bào, thể hiện ở giảm hoạt động thực bào của đại thực bào, bạch cầu đa nhân, giảm sản xuất các cytokin đồng thời ức chế sự di chuyển tế bào. Thêm vào đó corticoid còn ảnh hƣởng tới miễn dịch thể dịch do làm giảm nồng độ globulin miễn dịch [15].

4.1.5.2. Bệnh lý kèm theo  Suy thận

Tỷ lệ bệnh nhân suy thận trong nghiên cứu của chúng tôi là 31,6%. Sự lắng đọng tinh thể urat ở cầu thận và mô kẽ gây bao quanh bởi tế bảo khổng lồ của phản ứng viên gây tổn thƣơng thận dẫn tới suy thận [6], sau đó suy thận gây giảm đào thải acid uric càng làm cho bệnh nặng thêm. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đều cho thấy tình trạng suy thận chiếm tỷ lệ khá cao ở bệnh nhân gút. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Lê Thị Viên là 24% [9], Phạm Hoài Thu là 30,6% [18] .

 Sỏi tiết niệu

Tỷ lệ bệnh nhân có sỏi tiết niệu trong nghiên cứu của chúng tôi là 35,1%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Hoàng Thị Phƣơng Lan là 35,1% [8], Lê Thị Viên là 33,3% [9] , Alvarez-Nemegyei là 39% [19]. Bệnh nhân gút có nguy cơ mắc sỏi tiết niệu do nồng độ acid uric cao và sự giảm pH nƣớc

tiểu làm tăng lắng đọng sỏi. [6],[7],[20]. Ở bệnh nhân gút, tỷ lệ mắc sỏi thận tƣơng quan với mức acid uric niệu và acid uric máu [6].

 Tăng huyết áp

Tỷ lệ tăng huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi là 24,6% thấp hơn so với Leslie R Harrold, tỷ lệ này là 29,5% [14], Lê Anh Thƣ – 2003 tỷ lệ này là 32,6% [21]. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, có khoảng 16,3% ngƣời lớn bị tăng huyết áp tại Việt Nam [22]. Nói chung tăng huyết áp ở bệnh nhân gút cao hơn nhiều so với cộng đồng. Các nghiên cứu gần đây và các bằng chứng lâm sàng đã đƣa ra giả thiết tăng acid uric máu sẽ gây nên tăng huyết áp. Nghiên cứu của Sundström – 2005, Krishnan – 2007 về mối liên quan giữa bệnh gút và tỷ lệ tăng huyết áp chỉ ra rằng acid uric máu cao dẫn tới nguy cơ tăng huyết áp sau 5 năm, độc lập với các yếu tố nguy cơ khác [23], [24]. Cơ chế tăng huyết áp ở bệnh nhân gút chƣa đƣợc hiểu rõ nhƣng có thể nguyên nhân là do những tổn thƣơng thận do gút từ đó dẫn tới tăng huyết áp [25].

 Đái tháo đƣờng

Trong các bệnh lý đi kèm tỷ lệ gặp bệnh nhân có đái tháo đƣờng là 14 % . Tỷ lệ này trong các nghiên cứu là 29,4% Lê Thị Viên – 2006 [9], 30% Tạ Diệu Yên – 2000 [10]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có mối liên quan giữa thừa cân, đái tháo đƣờng và tăng acid uric máu [26],[27].

Đái tháo đƣờng cũng là nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch do tình trạng glucose máu cao, rối loạn chức năng bạch cầu lympho, bạch cầu đa nhân, đại thực bào [28], [29]. Từ đó cho thấy bệnh nhân đái tháo đƣờng có nguy cơ nhiễm khuẩn hạt tophi cao.

Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu trong nghiên cứu này là 54,4%. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Thủy – 1998 tỷ lệ này là 33,4% [30], Lê Thị Viên – 2006 là 55% [9]. Dựa trên các nghiên cứu trong nƣớc chúng tôi nhận thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu nói chung đặc biệt triglycerid thƣờng gặp ở bệnh nhân gút. Sự rối loạn triglycerid này một phần do chế độ ăn nhiều mỡ, rƣợu bia ngoài ra còn liên quan tới hội chứng X chuyển hóa [31].

4.2. Đặc điểm tổn thƣơng xƣơng khớp và hạt tophi 4.2.1 Sƣng đau khớp

Một phần của tài liệu Nhận xét thực trạng chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn hạt tophi ở bệnh nhân gút tại khoa cơ xương khớp bệnh viện bạch mai (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)