4.2.2.1 Thực hiện nghiêm túc các bước trong quy trình cho vay
Ngân hàng kiểm tra trƣớc từng hộ vay trên Danh sách 03/TD. Trao đổi thông tin hai chiều với ngƣời đáng tin cậy tại xã có hộ đề nghị vay vốn để xác định thông tin về ngƣời đề nghị vay vốn cho chính xác hơn. Hộ vay: Phải có phƣơng án sản xuất, kinh doanh cụ thể và sử dụng vốn khả thi.
Khi giải ngân tại trụ sở hoặc Điểm giao dịch xã phải có sự chứng kiến của Tổ TK&VV, tổ chức Hội đoàn thể để đảm bảo ngân hàng giải ngân đến đúng ngƣời vay, đúng thủ tục, đúng quy định. nhằm tăng cƣờng sự giám sát lẫn nhau đối với NHCSXH.
Sau khi cho vay, Cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn phải:
- Đôn đốc Hội đoàn thể thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay 100% hộ vay trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng giải ngân cho vay và thƣờng xuyên giám sát việc sử dụng vốn vay đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.
- Luôn bám sát địa bàn, có mối liên hệ thƣờng xuyên với Ban quản lý Tổ TK&VV, tổ chức Hội đoàn thể, chính quyền địa phƣơng qua các cách quản lý khác nhau sao có hiệu quả nhất.
- Thực hiện tốt việc thu lãi hàng tháng, bằng cách đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đây là việc làm vô cùng quan trọng vì thông qua việc thu lãi hàng tháng, Ban quản lý Tổ TK&VV thƣờng xuyên nhắc nhở ngƣời vay sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, đồng thời đây là việc trực tiếp đối chiếu nợ vay của NHCSXH với ngƣời vay để phát hiện kịp thời sai sót; Làm tốt công tác thu tiền gửi của tổ viên động viên ngƣời vay thực hành tiết kiệm, tạo nguồn vốn tự có để hỗ trợ trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn.
- Thông báo nợ đến hạn trƣớc 03 tháng cho hộ vay để chuẩn bị tiền trả nợ cho Ngân hàng.
- Ngoài việc làm tốt việc thu nợ gốc khi đến hạn cuối cùng, NHCSXH còn phải thực hiện đôn đốc việc thu hồi nợ gốc theo phân kỳ (kỳ con) để tạo thói quen cho hộ vay có ý thức trả dần, giảm áp lực trả nợ khi đến hạn. Số vốn thu đƣợc sẽ sử dụng cho vay quay vòng ngay trong xã đó (trừ trƣờng hợp không có nhu cầu vay), hạn chế tối đa nợ quá hạn phát sinh.
- Thƣờng xuyên phân tích, đánh giá thực trạng và khả năng thu hồi các khoản đã cho vay, phải đánh giá thực trạng 100% món nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ đề nghị xóa để có giải pháp thu hồi và xử lý cho phù hợp, cụ thể:
+ Đối với nợ quá hạn, nợ khoanh đến hạn có khả năng thu hồi thì giao cho Tổ trƣởng và tổ chức Hội đoàn thể đôn đốc hộ vay trả nợ.
+ Đối với nợ quá hạn trên 90 ngày, mà ngƣời vay thiếu ý thức trả nợ thì lập Danh sách gửi Tổ đôn đốc thu hồi nợ cấp xã để đôn đốc và xử lý.
+ Đối với nợ hoàn toàn không có khả năng thu hồi bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, thì phối hợp với các thành phần liên quan lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ theo quy định của NHCSXH.
4.2.2.2 Tổ chức nghiêm túc hoạt động tại các điểm giao dịch xã và nâng cao chất lượng cho vay qua ủy thác
Tổ giao dịch xã do NHCSXH thành lập để thực hiện hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH tại xã, khi đi giao dịch Tổ phải có ít nhất 3 ngƣời, không đƣợc đổi nhiệm vụ cho nhau trong suốt quá trình giao dịch tại xã. Quy trình giao dịch xã đƣợc hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết tại công văn số 4030/NHCS-TDNN, các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc không đƣợc bỏ qua bất kỳ bƣớc nào trong quy trình thực hiện (Từ việc xuất File dữ liệu đi giao dịch, trong quá trình giao dịch và khi nhập dữ liệu đi giao về Phòng giao dịch/Hội sở tỉnh). Ngày giao dịch xã, cán bộ theo dõi địa bàn phải yêu cầu 100% Tổ TK&VV đến giao dịch để nộp lãi cho ngân hàng và tham gia giao ban tại xã (Tổ trƣởng không đi đƣợc phải cử tổ phó đi thay).
- Đối với các xã có diện tích lớn, số hộ vay vốn nhiều; các điểm giao dịch xa đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ phải có biển chỉ dẫn để tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân lần đầu đến làm việc tại điểm giao dịch. Mọi hoạt động nhƣ: giải ngân, thu lãi, thu gốc, trả hoa hồng, phí ủy thác, thù lao cho cán bộ cấp xã thực hiện tại điểm giao dịch, huy động tiết kiệm. Mọi điểm giao dịch đều cần công bố, dán công khai các chính sách mới về cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách.
- Đối với phòng giao dịch cấp huyện: phải tăng số cán bộ từ 08 - 09 ngƣời nhƣ hiện nay lên 12- 13 ngƣời/huyện; tăng cán bộ tín dụng để trực giao dịch tại xã để giao dịch cho vay, thu nợ nhanh chóng, chính xác giúp tiết kiệm thời gian cho hộ vay vốn.
- Đối với tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác
công tác ủy thác. NHCSXH tỉnh cần hạn chế việc thay đổi nhân sự cán bộ Hội, đoàn thể và các cán bộ đƣợc phân công phụ trách này.
Nâng cao hơn nữa năng lực thực hiện nghiệp vụ ủy thác và kiến thức tổ chức quản lý cho vay hộ nghèo của cán bộ Hội đoàn thể các cấp. Mục tiêu là giúp các cán bộ này có thể quản lý tốt hoạt động của các Tổ TK&VV mà mình phụ trách.
Triển khai mạnh mẽ hơn công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV do Hội mình quản lý. Nội dung kiểm tra, giám sát chủ yếu trong công tác bình xét cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc trả nợ gốc và thu lãi tiền vay trong cho vay hộ nghèo.
Định kỳ kiểm tra việc sử dụng vốn, đối chiếu nợ vay của khách hàng nhằm phát hiện các trƣờng hợp sử dụng sai mục đích, vay hộ, vay ké, các trƣờng hợp sử dụng vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan để phối hợp với NHCSXH nơi cho vay có biện pháp xử lý kịp thời.
Đầu tƣ trang thiết bị cần thuyết phục vụ cho công tác theo dõi, quản lý nguồn vốn ủy thác thuận lợi nhất.
Nghiên cứu, tổ chức, phát động các phong trào thi đua nâng cao chất lƣợng dịch vụ ủy thác, thi tài năng nghiệp vụ giữa các tổ chức Hội đoàn thể, phân loại, đánh giá chất lƣợng hoạt động của Hội để nâng cao trình độ cũng nhƣ khuyến khích sự hăng say làm việc của tổ chức Hội, đoàn thể.
- Đối với ban quản lý tổ TK&VV
+ Phối hợp tốt với Trƣởng thôn trong việc tuyên truyền phổ biến các chính sách tín dụng ƣu đãi, tổ chức việc bình xét cho vay, giám sát việc sử dụng vốn vay, xử lý nợ bị rủi ro và đôn đốc nợ quá hạn nếu có.
+ Nâng cao chất lƣợng của việc bình xét cho vay hộ nghèo: trọng tâm của giải pháp là tăng cƣờng tính chính xác của công tác bình xét cho vay hộ nghèo. Mục đích là nhằm đảm bảo đúng mục tiêu của tín dụng chính sách và bảo toàn đƣợc vốn của NHCSXH, tạo ra sự công bằng trong cho vay ƣu đãi. Do đó, nâng cao chất lƣợng bình xét cho vay cần phải đƣợc Ban quản lý Tổ TK&VV và các Hội đoàn thể nhận ủy thác cần đặc biệt lƣu tâm.
+Không chỉ cần đảm bảo tham gia tập huấn thƣờng xuyên thƣờng niên về nghiệp vụ quản lý vốn vay ủy thác thì Ban quản lý Tổ phải còn cần thƣờng xuyên tham gia họp giao ban với NHCSXH tỉnh để cập nhật kịp thời các nghiệp vụ của NHCSXH cũng nhƣ đƣợc bồi dƣỡng thêm về kiến thức quản lý và kỹ năng làm việc. Đặc biệt là các kỹ năng còn yếu nhƣ: ghi chép sổ sách, điều hành các cuộc họp Tổ, giao tiếp với Ngân hàng,...
+BQL Tổ cũng cần thực hiện nhiều hơn việc theo dõi, quản lý chặt địa bàn quản lý để biết rõ hoàn cảnh của từng hộ nghèo vay vốn. Tăng cƣờng thực hiện tổ chức sinh hoạt Tổ nhằm giúp thành viên chia sẻ kinh nghiệm để sử dụng vốn tốt hơn. Bên cạnh đó, đồng thời giúp cho Ban quản lý Tổ thu lãi dễ dàng hơn. Mặt khác có thể tăng cƣờng sự gắn bó giữa các tổ viên với tổ viên, với Ban quản lý Tổ TK&VV.
+Thực hiện việc giải thích, hƣớng dẫn hộ nghèo vay trực tiếp làm hồ sơ thủ tục vay vốn, xử lý nợ khi vay vốn tại NHCSXH tỉnh. Tổ trƣởng không thực hiện hộ các công việc này cho Hộ nghèo. Thời gian qua, đã xảy ra trƣờng hợp Tổ trƣởng điền hộ vào đơn Giấy đề nghị vay vốn kiêm phƣơng án sử dụng vốn vay của hộ nghèo vay vốn. Do đó, có hộ vay không nhớ rõ số tiền vay và thời điểm trả nợ nên bị động, lúng túng khi phải trả nợ đúng hạn. Do đó, Ban quản lý Tổ TK&VV phải kiên trì giải thích, hƣớng dẫn hộ vay tự hoàn tất thủ tục vay vốn, xử lý nợ.
+Phân định rõ ràng trách nhiệm của hộ nghèo vay ngay từ khi kết nạp vào Tổ TK&VV (khi vay lần đầu).Vẫn còn hiện tƣợng hộ nghèo có tƣ tƣởng rằng đây là nguồn vốn của Nhà nƣớc giúp ngƣời nghèo. Họ chƣa nhận thức rõ trách nhiệm phải hoàn trả vốn vay đúng hạn. Do đó, Ban quản lý Tổ và các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác cần tăng cƣờng thực hiện tuyên truyền, phổ biến rõ trách nhiệm trả lãi và nợ gốc tiền vay cho hộ nghèo để họ chủ động sử dụng vốn vay hiệu quả.
+ Sinh hoạt Tổ TK&VV: cần đảm bảo có đủ Biên bản họp Tổ, điểm danh khi sinh hoạt Tổ để tạo nề nếp, thói quen sinh hoạt của Tổ. Các tổ có thể kết hợp sinh hoạt Tổ với sinh hoạt thôn. Đồng thời cần có nghị quyết về biện pháp đối với Tổ viên không sinh hoạt đều.
4.2.2.3 Công khai hóa quy trình cho vay
Việc tạo thuận lợi trong giao dịch đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách là vấn đề rất quan trọng để giúp ngƣời vay tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ vay vốn cũng nhƣ là hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng. Vì vậy, cần tiếp tục tổng kết kinh nghiệm mô hình hoạt động Điểm giao dịch xã và hoàn thiện các quy trình giao dịch xã, theo hƣớng chuyên môn hoá để phục vụ hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác một cách tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Tài sản, tiền bạc trong quá trình giao dịch tại các Điểm giao dịch xã phải đƣợc bảo vệ an toàn tuyệt đối.
Về thủ tục cho vay cần đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy trình cho vay theo quy định của NHCSXH Việt Nam nhƣng cũng phải hết sức đơn giản để phù hợp với trình độ hộ nghèo. Hộ nghèo chỉ cần làm đơn xin vay do NHCSXH in sẵn phát cho từng hộ vay. Khi đó, hộ vay chỉ cần điền những chi tiết cần thiết nhƣ họ tên, địa chỉ, mục đích xin vay, số tiền xin vay và thời hạn vay vốn.
Việc phê duyệt cho vay cần đảm bảo nguyên tắc xác định đúng đối tƣợng cho vay là hộ nghèo. Đồng thời, cũng phải đảm bảo xác định đúng mục đích xin vay, nhu cầu vay vốn phù hợp với mục đích xin vay của hộ nghèo. Tuy nhiên, việc thẩm định, xác minh phải tránh gây phiền hà cho hộ nghèo.
Quá trình thực hiện cung ứng vốn cho hộ nghèo cần kịp thời và thuận tiện. Cung ứng vốn kịp thời rất cần thiết một cách nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện để phục vụ kịp thời nhu cầu của sản xuất. Khi phải đến ngân hàng nhiều lần để làm các thủ tục vay vốn phức tạp và khó khăn, các hộ nghèo dễ cảm thấy phiền hà. Thực tiễn hiện nay vẫn còn tình trạng hộ gia đình nghèo sẵn sàng chấp nhận vay tƣ nhân với lãi suất cao. Bởi lẽ phƣơng thức này đáp ứng kịp thời, nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện để đảm bảo nắm bắt đƣợc cơ hội kinh doanh đã mất và thời vụ sản xuất.
4.2.3.4 Gắn cho vay với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, tư vấn người nghèo sử dụng vốn hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ thu nợ
Đây là giải pháp đột phá nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với ngƣời nghèo trong thời gian tới. Bởi lẽ hộ nghèo không những thiếu vốn mà còn thiếu cả các kiến thức, khả năng quản lý trong sử dụng vốn.
Nếu chỉ đáp ứng vốn cho hộ nghèo vay mà không tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ thì việc sử dụng vốn của hộ nghèo hiệu quả thấp, nếu không muốn nói là không có hiệu quả. Do đó, muốn hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả cao thì phải tăng cƣờng công tác tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ theo hƣớng:Trƣớc khi cho hộ nghèo vay vốn thì phải tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; có thể là tập huấn theo quy mô toàn xã hoặc tập huấn tại thôn, bản. Với phƣơng thức “cầm tay chỉ việc” nội dung tập huấn rất cụ thể và phù hợp với đặc điểm, tập quán sản xuất canh tác và trình độ dân trí từng vùng; phần lý thuyết rất cụ thể và có mô hình để hộ nghèo học tập.NHCSXH tỉnh cần tiếp tục tăng cƣờng phối hợp cùng với các tổ chức hội, đoàn thể của địa phƣơng tổ chức nhiều lớp tập huấn, trợ giúp kỹ thuật, hƣớng dẫn ngƣời dân cách làm ăn để sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất.
Ngoài ra, các tổ chức Hội nhận uỷ thác (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh Niên) mở các lớp tập huấn cho các hội viên của mình, hoặc các Hội cùng nhau tổ chức tập huấn. Công tác tập huấn phải đƣợc các phòng, ban chuyên môn ở tỉnh, huyện, ban chấp hành các tổ chức nhận uỷ thác cho vay ở huyện, xã duy trì thƣờng xuyên; nhằm giúp hộ nghèo có đủ điều kiện để sử dụng vốn có hiệu quả.
Mặc dù, Hải Dƣơng nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có lợi thế về giao thông, kinh tế - xã hội song đời sống của ngƣời dân Hải Dƣơng vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, thời gian tới, cán bộ NHCSXH tỉnh Hài Dƣơng cần căn cứ vào các chƣơng trình phát triển kinh tế của tỉnh, của các huyện để lồng ghép cho vay hộ nghèo. Điển hình nhƣ, UBND lồng ghép tín dụng chính sách với chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Kim Thành, khuyến khích hộ nghèo vay vốn chƣơng trình hộ nghèo để chuyển đổi ruộng năng suất thấp lập vƣờn trồng cây vải, nhãn trên nền đất ruộng cũ. Quá trình vay vốn này của các hộ nghèo cần hỗ trợ của Hội Nông dân xã với việc mời cán bộ khuyến nông về tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật chăm sóc. Đồng thời, các hộ nghèo hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp chịu ảnh hƣởng
của những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất của một bộ phận ngƣời dân đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo, tác động xấu đến chất lƣợng, hiệu quả tín dụng chính sách. Chiến lƣợc và kế hoạch phát triển kinh tế từ cấp tỉnh đến xã cần lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với các chƣơng trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo , chính sách phát triển nông nghiệp , nông thôn , giáo dục, dạy nghề , tạo việc làm .... Các sở, ngành cần phối h ợp với NHCSXH t ỉnh chủ động tham mƣu ban hành chƣơng trình, kế hoa ̣ch, chính sách trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội ; tăng cƣờng trách nhiệm trong việc thực thi, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội
4.2.3.5 Tăng cường thu hồi nợ quá hạn
Hầu nhƣ các khoản tín dụng ƣu đãi của NHCSXH đều là các khoản tín chấp, không có tài sản đảm bảo, do đó nếu nhƣ ngƣời đi vay không có thiện chí trả nợ cho