Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sacombank – chi nhánh Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP sacombank chi nhánh sài gòn, PGD nguyễn cư trinh​ (Trang 27 - 30)

3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầ u:

2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sacombank – chi nhánh Sài Gòn

Là một trong những Chi nhánh thành lập đầu tiên. Ngày 31/08/1998, Chi nhánh Sài Gòn được thành lập, tọa lạc tại số 211 – 213 đường Phạm

Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM. Sacombank Chi nhánh Sài Gòn (CNSG) có mối quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp và cá nhân không chỉ trong Quận 1 mà toàn địa bàn TP.HCM. Hơn thế, CNSG tọa lạc tạo vị trí có nhiều cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài cư trú nên đây cũng là một lợi thế đặc biệt để phát triển kinh doanh, tạo dựng mối quan hệ và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng từ khách hàng cũ đến khách hàng mới. Địa bàn của CNSG có nhiều thuận lợi cho hoạt động Marketing vì đây là trung tâm thành phố. Quy mô của CNSG ngày càng được mở rộng đến nhiều địa bàn và nhiều khách hàng hơn.

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Hiện Sacombank CNSG có 9 phòng giao dịch (PGD) trực thuộc, gồm: PGD Cống Quỳnh, PGD Huỳnh Thúc Kháng, PGD TN Quận 1, PGD TN Nguyễn Cư Trinh, PGD Tân Định, PGD Cao Thắng, PGD Võ Thị Sáu, PGD Phạm Ngũ Lão, PGD TN Võ Văn Tần.

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

 Ban Giám đốc: Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Sacombank và hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, phụ trách trực tiếp công tác lập kế hoạch tổ chức cán bộ, kiểm soát… và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Giám đốc Ngân hàng về các quyết định của mình.

 Phòng doanh nghiệp:

o Có chức năng quản lý, thực hiện các chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, đánh giá tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản ánh và tham mưu cho ban lãnh đạo.

o Tiếp thị và quản lý khách hàng, tiếp thị khách hàng và tư vấn sản phẩm, chăm sóc khách hàng doanh nghiệp.

o Phòng doanh nghiệp: thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến từng chức năng của nó.

 Phòng cá nhân:

o Quản lý, thực hiện các chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, đánh giá tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản ánh và tham mưu cho ban lãnh đạo.

o Tiếp thị và quản lý khách hàng, tiếp thị khách hàng và tư vấn sản phẩm.

 Phòng thẩm định: có chức năng thẩm định các hồ sơ tín dụng (trừ hồ sơ tín dụng mang tính chất dự án, thẩm định của Ngân hàng). Để thực hiện được chức năng này, Phòng thẩm định phải phối hợp với các Phòng cá nhân và Phòng doanh nghiệp để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách hàng, nghiên cứu hồ sơ cũng như phương pháp vay vốn để đảm bảo an toàn cho khoản vay, báo cáo và đánh giá chất lượng thẩm định tại Chi

nhánh… Ngoài ra, Phòng thẩm định còn có nhiệm vụ kiểm tra và theo dõi định kỳ sau khi cho vay.

 Phòng hỗ trợ kinh doanh:

o Bộ phận quản lý tín dụng.

o Bộ phận Thanh toán quốc tế.

o Bộ phận xử lý giao dịch.

 Phòng kế toán và quỹ:

o Bộ phận kế toán: hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại Chi nhánh, tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu, lưu trữ và bảo quản chứng từ có liên quan.

o Bộ phận quản lý quỹ: thu nhận và xuất tiền, tài sản và các giấy tờ có giá, kiểm – đếm tiền, chuyển tiền theo yêu cầu, bảo quản tiền mặt, tài sản và các giấy tờ có giá.

 Phòng hành chính:

o Quản lý công tác hành chính: tiếp nhận, phân phối, phát hành lưu trữ văn bản, đảm nhận công tác lễ tân hậu cần của Chi nhánh, mua sắm các tài sản có liên quan đến hoạt động kinh doanh.

o Quản lý công tác nhân sự: xây dựng kế hoạch tuyển dụng tùy vào nhu cầu nhân sự của Chi nhánh, quản lý về các vấn đề tranh chấp hợp đồng lao động tại Chi nhánh, tham vấn cho Ban Giám đốc về việc sắp xếp, bố trí, điều động, đề bạt, xử lý, kiểm tra tính tuân thủ chấp hành nội quy, quy chế, quy định có liên quan đến nhân sự trong Chi nhánh.

o Ngoài ra, Phòng hành chính còn có nhiệm vụ bảo dưỡng trang thiết bị, công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

2.1.2.3. Định hướng phát triển hoạt động của Ngân hàng TMCP Sacombank – Chi nhánh Sài Gòn.

Mặc dù trong thời gian vừa qua, Sacombank CNSG đã đạt được sự tăng trưởng mạnh, tuy nhiên để đứng vững và tiếp tục phát triển trong một môi trường mà sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, Ngân hàng đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển đến năm 2020 tập trung vào các yếu tố sau:

 Mục tiêu phát triển của Sacombank CNSG đến năm 2020 phấn đấu trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn với bán lẻ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng, phục vụ phát triển trong nước và trở thành một ngân hàng quốc tế khu vực.

 Phương châm của Sacombank là:

o Đối với Ngân hàng: An toàn – Hiệu quả - Tăng trưởng. An toàn trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Hiệu quả mang ý nghĩa

kinh tế xã hội. Tăng trưởng phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước và chính sách tiền tệ của ngân hàng.

o Đối với khách hàng: Đem đến cho khách hàng sự an toàn tiền gửi, phục vụ nhanh chóng giá rẻ. Khách hàng chính của Ngân hàng là các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, khách hàng có hoạt động chính tại thành phố và các khu vực có tiềm năng kinh tế.

o Chiến lược phát triển chung của Ngân hàng đó là định hướng quyết định bước phát triển mới cả về chất lượng và số lượng: Từng bước xây dựng Ngân hàng trở thành Ngân hàng hiện đại, hội nhập với quốc tế có mô hình tổ chức khoa học, có công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên có phẩm chất tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP sacombank chi nhánh sài gòn, PGD nguyễn cư trinh​ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)