Ảnh hưởng của các anion vô cơ

Một phần của tài liệu Phân hủy thuốc nhuộm remazol ultra carmime RGB bằng các tác nhân UVH2O2 và FentonUV (Fe2+UVH2O) (Trang 32 - 33)

6. Cấu trúc của đề tài

1.3.4.3. Ảnh hưởng của các anion vô cơ

Một số anion vô cơ thường có trong nước ngầm và nước thải cũng có th làm giảm hiệu quả của quá trình Fenton, đặc biệt là nước thải dệt nhuộm do trong quá trình nhuộm sử dụng nhiều chất trợ có nguồn gốc vô cơ. Những anion vô cơ thường gặp nhất là các ion cacbonat CO32-

), bicacbonat (HCO3-), ion (Cl-). Những ion này gọi chung là các gốc bắt giữ gốc hydroxyl. Chúng phản ứng với gốc hydroxyl HO

làm giảm khả năng tiến hành phản ứng oxi hóa hoặc cũng có th tạo thành những phức chất không hoạt động với Fe III) như: các gốc sunfat SO42-

), nitrat (NO3-), photphat (H2PO4-) cũng làm hiệu quả của quá trình Fenton giảm đi. Phản ứng của một số gốc thường gặp trong hệ thống Fenton:

HO + HCO3- = HCO3 + HO - (k= 1.5x107 M-1s-1) HO + Cl- = ClOH- (k= 4.3x109 M-1s-1)

Hằng số tốc độ phản ứng giữa HO và ion cacbonat lớn hơn nhiều so với ion bicacbonat, vì vậy khi tăng pH cân bằng của cacbonat - bicacbonat sẽ chuy n dịch theo hướng tạo thành cacbonat, gây bất lợi cho phản ứng oxi hoá nâng cao. Trong trường hợp nếu độ kiềm cao, bằng cách chỉnh pH sang môi trường axit đ chuy n cân bằng cacbonat - bicacbonat từ cacbonat bắt giữ gốc hidroxyl) sang axit H2CO3 không bắt giữ gốc hidroxyl) sẽ có th loại bỏ tác dụng kìm hãm tốc độ phản ứng của các ion cacbonat và bicacbonat. Nói chung, các ion clorua, cacbonat và bicacbonat thường có ảnh hưởng kìm hãm tốc độ phản ứng nhiều nhất, trong khi đó các ion sunfat, photphat hay nitrat có ảnh hưởng ở mức độ thấp hơn.

Một phần của tài liệu Phân hủy thuốc nhuộm remazol ultra carmime RGB bằng các tác nhân UVH2O2 và FentonUV (Fe2+UVH2O) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)