Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ sở hữu nhà nước đến giá trị doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tp HCM​ (Trang 38 - 40)

Lê (2013) đã dùng các nhân tố để giải thích sự thay đổi tỷ lệ đòn bẩy bao gồm: thuế, lạm phát, lợi tức, tăng trưởng, hành vi nhà quản trị và nhân tố nghành

Kết quả nghiên cứu của Lê (2013) đã cho thấy chiều hướng tương quan của mỗi biến là khác nhau nhưng phù hợp với các lý thuyết nền tảng theo những cách khác nhau. Nhân tố hành vi nhà quản trị cũng ảnh hưởng đến quyết định tài trợ nợ. Nghiên cứu đã kết nối các lý thuyết cấu trúc vốn truyền thống với các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại tại Việt Nam. Lê (2013) đa cho thấy sự tồn tại của lý thuyết trật tự phân hạng trong hoạch định cấu trúc vốn, còn lý thuyết đánh đổi không có sự hiện diện.

Võ Thị Hồng Diễm và Trần Thị Thuỳ Linh (2013) nghiên cứu về cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam. Các tác giả đã sử dụng các biến cấu trúc sở hữu, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, đòn bẩy tài chính để nghiên cứu mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp trên sàn HOSE.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy sở hữu Nhà nước có tác động cùng chiều lên ROA và Tobin’s Q và phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Điều này cho thấy sở hữu Nhà nước được hưởng một số đặc quyền trong kinh doanh và khả năng tiếp cận nguồn vốn

Nhận xét chung: Qua các nghiên cứu trước cho thấy có nhiều nhân tố tác động đến giá trị của doanh nghiệp như đòn bẩy, sở hữu của cổ đông nước ngoài, quy mô doanh nghiệp,… Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về sự ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu nhà nước đến giá trị doanh nghiệp. Đề tài này đã đưa các nhân tố nghiên cứu cùng với tỷ lệ sở hữu nhà nước như tỷ lệ cổ tức, thời gian hoạt động, ngành, tính thanh khoản, cơ cấu tài sản, ngành hoạt động, quy mô doanh nghiệp và ROA từ đó đưa ra sự ảnh hưởng như thế nào đến giá trị doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả trình bày các khái niệm về cấu trúc vốn, cấu trúc vốn tối ưu, giá trị doanh nghiệp. Chương này cũng trình bày lý thuyết về cấu trúc vốn truyền thống và hiện đại như lý thuyết MM, lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết sở hữu tập trung làm cơ sở lý thuyết nền tảng để xác định các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp trên cơ sở các nghiên cứu trên thế giới đã công bố. Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết, tác giả đề xuất mô hình lý thuyết Giá trị doanh nghiệp được xác định đề xuất mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố như sở hữu nhà nước, quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng, đòn bẩy tài chính cơ cấu tài sản, tính thanh khoản, khả năng sinh lời, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, tỷ lệ cổ tức, ngành. Đồng thời đưa ra các nghiên cứu trước để kế thừa các nghiên cứu trước thực hiện đề tài đang nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đã được đề cập trong chương 1, đến chương 2 tác giả đã trình các lý thuyết về cấu trúc vốn theo quan điểm truyền thống và hiện đại và các nghiên cứu trước về cấu trúc vốn trong nước và trên thế giới. Nội dung chương 3 sẽ giới thiệu mục tiêu nghiên cứu, những phương pháp sẽ triển khai trong nghiên cứu như phương pháp chọn mẫu, mẫu thiết kế nghiên cứu, phân tích dữ liệu và phân tích hồi quy bội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ sở hữu nhà nước đến giá trị doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tp HCM​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)