Dựa vào mục tiêu nghiên cứu mà luận văn đã đưa ra, các biến và cách thức đo lường biến trong bài nghiên cứu này dựa trên lý thuyết và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn đã được nêu ra trong chương 2. Tác giả dựa vào nghiên cứu của Ng Chin Huat (2008) về các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán của các nước thuộc khối ASEAN nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của 155 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán của Malaysia, Philippines, Indonesia và Thái Lan trong 5 năn từ năm 2003-2007. Nghiên cứu này thêm biến phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và bỏ biến không phù hợp với nghiên cứu. Theo đó biến phụ thuộc bao gồm:
a. Giá trị doanh nghiệp
Nghiên cứu của Titman và Wessels ,biến phụ thuộc của mô hình trên là giá trị doanh nghiệp được đo lường thông qua chỉ số Tobin’s Q.
Tobin’s Q: dùng để đo lường giá trị doanh nghiệp, Tobin’s Q là một thương số do nhà kinh tế lừng danh James Tobin đề xuất vào năm 1969. Tobin định nghĩa q là một thị giá của một công ty trên chi phí thay thế vốn của công ty đó. Hệ số q của Tobin có thể được tính của từng công ty riêng lẻ hoặc của toàn bộ nền kinh tế.
Tobin’s Q = SLCP thường*P +BV (Nợ) BV(Tổng tài sản)
Book Valules (BV): Giá trị sổ sách
James Tobin được giải Nobel kinh tế 1981. Ý tưởng của Tobin là nếu thị trường đánh giá một công ty cao hơn giá trị sổ sách của công ty đó (Q>1) tín hiệu thị trường cho rằng công ty này có triển vọng phát triển
Biến Q đại lượng đo lường giá trị doanh nghiệp được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu Morck et al, (1988); Cho (1988); Hermalin & Weisbach (1988); McConell & Servaes (1990); Loderer & Martin (1997) và Demsetz & Villalonga (2001)…
b. Các biến độc lập bao gồm: Sở hữu nhà nước
Theo nghiên cứu của Jia, Sun và Tong (2005), Lee và Zhang (2011) sở hữu nhà nước có mối tương quan âm với thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Mối tương quan dương được tìm thấy trong nghiên cứu của Hoang và cộng sự (2011) Le và Chizema (2011).
SO = Vốn sở hữu nhà nước/ Tổng tài sản
Dấu kỳ vọng: tương quan dương với giá trị doanh nghiệp.
Quy mô công ty
Theo lý thuyết đánh đổi, các công ty lớn có lợi thế hơn trong việc phát hành nợ, dẫn đến mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa nợ và quy mô công ty như các nghiên cứu của Huang,S. và Song,F. (2002), Nguyen và cộng sự (2012), Trần Ngọc Thơ Bùi Thị Phương Lan và (2014). Theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng quy mô công ty và nợ có quan hệ nghịch chiều.. Các nghiên cứu của Titman và Wessels (1988), Chen (2004) đã tìm thấy được điều này trong nghiên cứu của họ.
SIZE = Ln(Tổng tài sản cuối kỳ)
Dấu kỳ vọng: tương quan dương với giá trị doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng
Theo nghiên cứu của Myers (1977), Shah và Khan(2007) cho rằng nợ tỷ lệ nghịch với cơ hội phát triển vì các công ty đang tăng trưởng có nhiều cơ hội để đầu tư trong tương lai hơn là các doanh nghiệp tăng trưởng thấp. Còn nghiên cứu của Huang,S. và Song,F. (2002), Chen (2004), Nguyen và cộng sự (2012) thì lại cho rằng cơ hội tăng trưởng và nợ có quan hệ cùng chiều.
GR= (LNSTt - LNSTt-1)/Tổng tài sản
Dấu kỳ vọng: tương quan dương với biến giá trị doanh nghiệp
Cơ cấu tài sản
Theo lý thuyết của Jensen và Mecklinng’s (1976) nếu một doanh nghiệp có tài sản hữu hình chiếm tỷ trọng cao thì những loại tài sản đó dùng để thế chấp để vay nợ.
TANG = Tài sản cố định/ Tổng tài sản
Dấu kỳ vọng: tương quan dương với biến giá trị doanh nghiệp.
Đòn bẩy tài chính
Hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ ra mối tương quan âm giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, điều này được giải thích các công ty sử dụng nợ thấp thì được kỳ vọng sẽ có thành quả tốt hơn so với các công ty có tỷ lệ nợ cao. Với nghiên cứu của mình, đòn bẩy được tác giả dựa vào nghiên cứu của Lee và Zhang (2011)
LEV= Nợ/ Tổng tài sản
Dấu kỳ vọng: tương quan âm với biến giá trị doanh nghiệp
Biến ROA:
ROA là tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản được tính bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
ROA= Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản
Theo các nghiện cứu Lee and Zhang (2011); Fazlzadeh và cộng sự (2011); Zeitun and Almudehki (2012)… chỉ ra mối quan hệ dương giữa khả năng sinh lời ROA và giá trị doanh nghiệp.
Biến :
Theo Trần Ngọ
LIV = Tài sản ngắn hạn/ Nợ Ngắn hạn
Theo các nghiên cứu củ (2012) và Phạm Thị Thu Đông (2013) khả năng thanh toán có mối quan hệ dương với giá trị công ty vì khả năng thanh toán của công ty đáp ứng nghĩa vụ tài chính ngắn hạn nó là yếu tố quan trọng đánh giá giá trị công ty vì co nhiều đối tượng quan tâm đến khả năng thanh toán của công ty như nhà đầu tư, người cho vay, cơ quan quản lý…
Loại ngành:
Biến loại ngành được đo lường bằng biến giả: Biến giả = 0: nếu công ty thuộc lĩnh vực sản xuất
Biến giả = 1: nếu công ty thuộc các lĩnh vực khác
Thời gian hoạt động:
Thời gian hoạt động được đo bằng:
Biến giả = 0 nếu công ty có thời gian hoạt động lâu (trên 3 năm)
Biến giả = 1: nếu công ty không có thời gian hoạt động lâu (từ 0 đến 3 năm) Theo nghiên cứu của Hanh (2014) thời gian được cho là lâu trên 3 năm vì các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp co thời gian hoạt động dưới 3 năm được xem là không có thời gian hoạt động lâu.
3.5.2.Mô hình nghiên cứu
Để xác định được ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu nhà nước lên giá trị doanh nghiệp sử dụng mô hình hồi quy như sau:
FV= β0+ β1(SO) + β2 (TANG) + β3 (GR) + β4 (SIZE) + β5 (LEV) + β6(ROA) + β7 (LIV) + β8 (DIV) + β9 (KIND) + β10 (AGE) + ε
Với : β0: Hệ số chặn
β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9, β10 : Các tham số chưa biết của mô hình ε: Sai số của mô hình
Bảng 3.1: Tóm tắt biến và kỳ vọng dấu: Ký hiệu
biến Nhân tố Cách đo lường Phân tích
Căn cứ Kỳ vọng
về dấu
Tobin’Q Giá trị doanh
nghiệp SLCP thường*P +BV (Nợ) BV(Tổng tài sản)
Demsetz & Villalonga (2001) SO Sở hữu nhà nước Vốn sở hữu Nhà nước Tổng vốn chủ sở hữu Tỷ lệ Lee và Zhang (2011) +
SIZE Quy mô Ln(Tổng tài sản cuối kỳ) Tỷ lệ Chen (2004) +
GR Tốc độ tăng trưởng LNSTt-LNSTt-1 Tổng tài sản Tỷ lệ Song,F. (2002) +
TANG
Cơ cấu tài sản Tài sản cố định
Tổng tài sản Tỷ lệ
Mecklinng’s
(1976) +
LEV Đòn bẩy tài chính Nợ Tổng tài sản Tỷ lệ Zhang (2011) - ROA
ROA Doanh thu
Tài sản Tỷ lệ
Almudehki
(2012) +
LIV Thanh khoản Tỷ lệ ngắn hạn/Nợ ngắnhạn Tỷ lệ Ghosh (2012) +
DIV Chính sách cổ
tức Tỷ lệ chia cổ tức hàng năm Tỷ lệ
Roodman
(2006) -
KIND
Ngành 0 nếu là công ty sản xuất
Định danh Diem (2013) +
1 nếulàcông ty phi sản xuất AGE
Thời gian
0 nếu có thời gian hoat động lâu ( trên 3 năm)
Định danh
Hanh (2014)
+
1 nếu không có thời gian hoạt động lâu ( từ 0-3 năm)