C ƢƠNG 3: TỬ NG IỆM N ẬN DẠNG Á Ự VỊ TẾ
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây thành phố Hà Nội, có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.231,70 ha. Phía bắc giáp quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm; phía nam giáp: quận Thanh Xuân; phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm; phía đông giáp quận Đống Đa, quận Ba Đình, quận Tây Hồ [23].
Về quản lý hành chính, quận Cầu Giấy đƣợc chia thành 08 phƣ ng: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan oa, Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, Mai Dịch, Yên Hòa, Trung Hòa.
Với vị trí nằm tiếp giáp với trung tâm chính trị của cả nƣớc là quận Ba Đình, có hệ thống giao thông thuận lợi, Cầu Giấy có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh kinh tế - xã hội. Theo định hƣớng phát triển của Thủ đô à Nội đến năm 2020, toàn bộ quận Cầu Giấy thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm, có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của quận nói riêng và của Hà Nội nói chung.
3.1.1.2. Địa hình
Quận Cầu Giấy có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam, cao độ trung bình 6 đến 6,5 m, đặc trƣng của khu vực phía Tây trung tâm Hà Nội với 2 vùng địa hình chính: khu vực địa hình cao ven đê Bƣởi, gồm các phƣ ng Nghĩa Đô, Nghĩa Tân và Quan oa và khu vực thấp trong đồng, gồm các phƣ ng Mai Dịch, Dịch Vọng Hậu, Dịch Vọng, Yên Hòa và Trung Hòa [16].
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Cầu Giấy nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mƣa nhiều, với 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C. Số gi nắng trung bình khá dồi dào với 1.645 gi [16].
Lƣợng mƣa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm (1.670 mm), lƣợng mƣa năm ít nhất là 1.000mm, lƣợng mƣa năm nhiều nhất là 2.630mm. Song lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm, mùa mƣa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 với lƣợng mƣa chiếm 80-85% lƣợng mƣa của cả năm.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Điểm nổi bật của quận Cầu Giấy là đất chƣa xây dựng còn 407ha chiếm 33,8% diện tích của quận. Đây là một thuận lợi cho việc phát triển theo quy hoạch mà quận đề ra. Đất ở Quận đƣợc hình thành chủ yếu do sự bồi đắp của phù sa sông
Hồng và sông Tô Lịch. Tuy vậy, do tốc độ phát triển nhanh nên gần đây chất lƣợng đất đang bị suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác quá tải và do rác thải trong sinh hoạt và sản xuất [16].
b) Tài nguyên nƣớc
Quận Cầu Giấy không có nhiều trữ lƣợng nƣớc mặt, do ít hệ thống sông, hồ lớn. Ảnh hƣởng gián tiếp bởi nguồn nƣớc mặt từ hồ Tây qua sông Tô Lịch. Nguồn nƣớc mặt từ hồ Nghĩa Tân và một vài hồ nhỏ. Bên cạnh đó còn sử dụng nguồn nƣớc mặt cung cấp từ hồ sông Đà qua hệ thống cấp nƣớc sạch của Vinaconex. Hà Nội nói chung và Cầu Giấy nói riêng nằm trong khu vực có nguồn nƣớc ngầm khá dồi dào với trữ lƣợng khá lớn, chất lƣợng tốt [16].
c) Tài nguyên nhân văn
Cầu Giấy là một vùng đất cổ, từ xa xƣa đã giữ một vị trí chiến lƣợc quan trọng của Thăng Long - Hà Nội. Vùng đất và con ngƣ i ở đây gắn với văn hóa, lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, với các địa danh nổi tiếng nhƣ: Cầu Giấy, Mai Dịch,... với các di tích lịch sử, văn hóa nhƣ: Đền th Tƣớng quân Trần Công Tích, Chùa Dụ Ân, chùa oa Lăng, chùa à, đình Cót, chùa Thánh Chúa, di tích cơ sở cách mạng nhà ông Tạ Đình Tán, các làng nghề nổi tiếng nhƣ Cốm Vòng, nghề làm giấy sắc phong, kẹo mạch nha Nghĩa Đô, nghề làm giấy bản, quạt giấy Làng Cót,... gắn với các lễ hội làng Dịch Vọng Hậu,...
Ngày nay, Cầu Giấy cũng là địa bàn bố trí nhiều trƣ ng đại học, viện nghiên cứu, trƣ ng học chất lƣợng cao. Đây là những nền tảng quan trọng cho việc định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đô thị và quản lý, sử dụng đất theo hƣớng bền vững [16].