Mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 25 - 28)

Biến phụ thuộc

Khả năng sinh lời đề cập đến khả năng kiếm được lợi nhuận của các công ty, nghiên cứu này đo lường khả năng chi trả cổ tức bằng tỷ số khả năng sinh lời (PT)được tính bằng công thức:

Biến độc lập

Lợi nhuận

Năm 1992 Jensen et al khẳng định mối liên hệ cùng chiều giữa cổ tức và lợi nhuận

Fama và French cũng đề nghị rằng mối quan hệ này xảy ra để giảm nhẹ vấn đề đại diện bởi vì những công ty có lợi nhuận cao hơn thì có nhiều dòng tiền nhàn rỗi hơn, thêm vào đó là các công ty có lợi nhuận cao có thể duy trì chi trả cổ tức cao hơn.

Hầu hết những tác giả đều chứng minh một mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và chi trả cổ tức. Do đó, điều này sẽ được kiểm tra trong bài nghiên cứu này.

Từ đó ta có giả thuyết thứ nhất:

 H1: có mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và chi trả cổ tức của các công ty tài chính trên HOSE.

Theo nghiên cứu của Deshmukh (2003) cho rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thông tin mất đối xứng càng cao có thể cho thấy bởi quy mô công ty nhỏ, xác suất đầu tư dưới mức cao hơn. Vì thế, cổ tức chi trả cho các cổ đông thấp hơn.

Mặc khác Maceur et al’s (2006) lại cho rằng những công ty nhỏ muốn chi trả cổ tức nhiều hơn bởi vì họ muốn gây chú ý cho các nhà đầu tư tiềm năng để giảm thiểu rủi ro vốn có.

Do đó, ta có giả thuyết sau:

 H2: có mối liên hệ giữa quy mô công ty và chi trả cổ tức của các công ty tài chính trên HOSE.

Tính thanh khoản

Theo như nghiên cứu của Atril và MeLanvy (2002) họ đã tìm ra rằng các công ty có tính thanh khoản cao ở Nhật thường có sự chi trả cổ tức cao. Tuy nhiên, Mehar (2002) lại cho rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản và chi trả cổ tức từ nghiên cứu của ông – những công ty có dòng vốn lưu động tốt thì chi trả cổ tức thấp.

Vài năm sau đó, Al- Najjar và Husainy (2009) đã chứng minh chi trả cổ tức cao hay thấp không phụ thuộc vào tình trạng thanh khoản.

Ta thấy có sự tranh luận về mối quan hệ này. Trong bài này chúng ta sẽ kiểm tra xem chính sách cổ tức có bị ảnh hưởng bởi tính thanh khoản hay không. Do đó, ta có giả thuyết.

 H3: Có mối quan hệ giữa tính thanh khoản và chính sách cổ tức của các công ty tài chính trên HOSE.

Đòn bẩy tài chính

Nghiên cứu của Ahmed và Javid (2009) khẳng định đòn bẩy tài chính là một yếu tố quyết định quan trọng đến chi trả cổ tức. Các công có đòn bẩy tài chính thấp tốt hơn thì khả năng chi trả cổ tức cao hơn các công ty gặp phải vấn đề về thâm dụng đòn bẩy tài chính. Vì vậy, chi trả cổ tức phụ thuộc rất nhiều vào đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp vì khi một doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong chi trả cổ tức nghĩa là công ty đang có đòn bẩy tài chính cao. Đồng quan điểm trên Hafeez và Attiya (2008) cũng có kết luận tương tự đối với mẫu dữ liệu của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Karachi thuộc Pakistan. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Anupam (2012) đối với các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán UAE, cho rằng đòn bẩy tài chính không có mối quan hệ với chính sách cổ tức. Và chúng ta sẽ kiểm tra xem mức độ mà tỷ lệ nợ ảnh hưởng đến việc chi trả cổ tức như thế nào.

Ta có giả thuyết:

 H4: Việc chi trả cổ tức có mối tương quan nghịch chiều với đòn bẩy tài chính

Tỷ trọng TSCĐ

Theo các chuyên gia cho rằng tỷ trọng TSCĐ càng cao thì tỉ lệ chi trả cổ tức sẽ thấp.

Bài nghiên cứu này sẽ kiểm tra xem có mối liên hệ giữa hai biến tỷ trọng tài sản cố định và việc chi trả cổ tức hay không. Từ đó ta có giả thuyết:

 H5: Có mối quan hệ giữa tỷ trọng TSCĐ và chính sách chi trả cổ tức của các công ty tài chính trên HOSE.

Theo nghiên cứu của Lê Thảo Vy và cộng sự (2010) cho rằng thu nhập trên mỗi cổ phần có mối tương quan cùng chiều đến chính sách cổ tức của DN. Tuy nhiên, nghiên cứu của Franklin & Muthusamy (2010) lại phủ nhận quan điểm này và kết luận mối quan hệ nghịch chiều giữa nhân tố này với chính sách cổ tức.

Từ đây, ta có giả thuyết:

 H6: có mối quan hệ giữa thu nhập trên mỗi cổ phần và chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)