Để thấy được mức độ tác động của các nhân tố lên khả năng sinh lời của các công ty ngành tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM ta tiến hành thực hiện mô hình hồi qui và phân tích bảng kết quả hồi qui các biến, từ đó xem xét tỷ lệ ảnh hưởng của các nhân tố lên khả năng sinh lời qua tỷ số R-squared, giá trị Coeficient cho thấy mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên khả năng sinh lời. Chỉ số Prob cho thấy biến có ý nghĩa hay không ở mức 5%.
Bảng 4.2: Bảng kết quả hồi qui các biến
Method: Least Squares Date: 06/23/16 Time: 23:01 Sample: 1 132
Included observations: 132
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.144932 0.059511 2.435366 0.0163
CR 0.002658 0.000971 2.737896 0.0071
TANG 0.007912 0.007927 0.998019 0.3202
SIZE -0.013115 0.004881 -2.686815 0.0082
DFL 0.014275 0.012463 1.145408 0.2542
EPS 1.70E-05 1.19E-06 14.29051 0.0000
LNST 9.23E-08 1.67E-08 5.521929 0.0000
R-squared 0.786237 Mean dependent var 0.022584 Adjusted R-squared 0.775977 S.D. dependent var 0.047543 S.E. of regression 0.022503 Akaike info criterion -4.698789 Sum squared resid 0.063297 Schwarz criterion -4.545913 Log likelihood 317.1201 Hannan-Quinn criter. -4.636667 F-statistic 76.62674 Durbin-Watson stat 1.463031 Prob(F-statistic) 0.000000
Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Eview 8.1
Kết quả hồi qui cho thấy giá trị R2 =0.786237, tức là mô hình đã giải thích được tương đối tốt ( 78,62%) sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Hệ số Prob. Trong bảng 4.1 cho thấy trong 6 biến độc lập đưa vào mô hình bao gồm CR, TANG, SIZE, DFL EPS, LNST thì có 4 biến có mức ý nghĩa dưới 5% là CR, SIZE, EPS và LNST, riêng 2 biến TANG và DFL chỉ số Prob. Lớn hơn 5% và được xác định là không có ý nghĩa trong mô hình.
β1= 0.002658 cho thấy tính thanh khoản của các công ty và khả năng sinh lợi có mối quan hệ đồng biến. Khi các yếu tố khác không thay đổi, tính thanh khoản tăng 1% thì khả năng sinh lợi sẽ tăng 0,26%. Điều này cho thấy để tăng trưởng khả năng sinh lời của công ty cần tăng tỷ lệ TSNH/NNH.
β2 = 0.007912 cho thấy đây là mối quan hệ đồng biến. khi các yếu tố khác không thay đổi nếu TANG tăng 1% thì PT sẽ tăng 0,7912%. Tuy nhiên trong mô hình này TANG lại không có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các công ty vì có hệ số Pro.= 0.3202 > 5%.
β3=-0.013115, cho thấy giữa qui mô công ty và khả năng sinh lợi tồn tại mối quan hệ nghịch biến với nhau. Cụ thể, khi các yếu tố khác không thay đổi, SIZE tăng 1% thì khả năng sinh lợi sẽ giảm 1,3115%.
β4= 0.014275. Tuy nhiên DFL trong mô hình này lại không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty ( Pro.= 0.2542).
β5= 0.000017, giữa thu nhập trên mỗi cổ phần và khả năng sinh lời của công ty có mối quan hệ đồng biến. khi các yếu tố khác không thay đổi, EPS tăng 1% thì PT sẽ tăng 0.0017%. Tương tự như nghiên cứu của Lê Thảo Vy và cộng sự (2010) cho rằng thu nhập trên mỗi cổ phần có mối tương quan cùng chiều đến chính sách cổ tức của DN.
β6= 0,000000923, cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa lợi nhuận sau thuế và khả năng sinh lợi của các công ty. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi LNST tăng 1% thì PT sẽ tăng 0,0000923%.