Nợ ngắn hạn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cấu trúc vốn công ty cổ phần phong phú​ (Trang 36)

1.3.1.2 .Phân loại rủi ro

2.2 Thực trạng cấu trúc vốn tổng công ty cổ phần Phong Phú:

2.2.2.1. Nợ ngắn hạn:

Nhìn trong tổng tỷ trọng nợ thì tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm cao hơn nợ dài hạn luôn trên 50% qua 3 năm . Do đó nợ ngắn hạn có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của công ty. Tình hình nợ ngắn hạn cụ thể của công ty như sau:

Bàng.2.4. Tình hình Nợ ngắn hạn:

Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty.

Đi vào chi tiết ta thấy nợ vay ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm và từng thành phần trong nợ ngắn hạn trong ba năm cũng biến động:

Nợ vay ngắn hạn năm 2015 giảm 24.449 trđ so với 2014 tương ứng giảm 1,68%, và năm 2015 công ty tiếp tục giảm mạnh nợ vay ngắn hạn xuống 269.896 trđ tương ứng giảm 18,82% để phục vụ sản xuất kinh doanh. Nợ vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 70% qua các năm nên có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình nợ ngắn hạn của công ty.

Khoản phải trả người bán năm 2015 giảm 39.967 trđ so với 2014 tương ứng giảm 16,11%, chiếm tỷ trọng 10,91% trong tổng nợ ngắn hạn; năm 2016 khoản phải trả người

chênh

lệch

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2014/2015 2015/2016

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Só tiền % Số tiền % Phải trả người bán ngắn hạn 248.082 12,85 208.115 10,91 293.324 17,68 -39.967 -16,11 85.209 40,94 Phải trả cho NLĐ 110.561 5,73 123.028 6,45 118.109 7,12 12.467 11,28 -4.919 -4 Vay ngắn hạn 1.458.277 75,51 1.433.828 75,17 1.163.932 70,15 -24.449 -1,68 - 269.896 -18,82 Các khoản phải trả khác 114.214 5,91 142.478 7,47 83.741 5,05 28.264 24,75 -58.737 -41,23 Nợ ngắn hạn 1.931.134 100 1.907.449 100 1.659.106 100 -23.685 -1,23 - 248.343 -13,02

bán tiếp tục tăng mạnh 85.209 trđ so với 2015, tương ứng tăng 40,94%, chiếm 17,68% trong tổng nợ ngắn hạn.

Các khoản phải trả khác nhìn chung có xu hướng giảm mạnh qua 3 năm nhưng giảm mạnh nhất là trong giai đoạn 2015 -2016, cụ thể năm 2016 giảm 58.737 trđ so với năm 2015 tương ứng giảm 41,23%

Như vậy nợ ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm qua 3 năm, trong đó khoản phải trả người bán tăng nhiều nhất (40,94%) và khoản phải trả khác giảm nhiều nhất (41,23%) thể hiện việc công ty chiếm dụng vốn cao.

Nợ ngắn hạn của công ty cao là do đặc điểm ngành, hoạt động chính của công ty là sản xuất kinh doanh vải nên nhu cầu về vốn ngắn hạn là rất lớn.

- Thuận lợi:

+ Tính linh hoạt trong việc huy động vốn do nguồn tài trợ này rất linh động, dễ dàng thay đổi nên từ đó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục. + Ngoài ra nợ ngắn hạn có thể tăng hoặc giảm tương ứng với các nhu cầu tài trợ thay đổi vì thế công ty chỉ gánh chịu chi phí tài trợ từ nợ khi thật sự cần thiết.

Hạn chế:

+ Chi phí sử dụng vốn cao hơn so với vốn dài hạn, nguyên nhân là do nguồn nợ từ việc vay ngắn chiếm tỷ trọng khá lớn, đây là nguồn nợ tốn tốn chi phí sử dụng vốn, tức là khi sử dụng nguồn nợ chiếm dụng này, công ty sẽ phải trả lãi vay

+ Tuy nhiên khi nợ ngắn hạn cũng như các nguồn nợ chiếm dụng này quá lớn thì công ty nên thận trọng bởi vì công ty cần cân nhắc xem khi khoản nợ vay đến hạn công ty có khả năng chi trả không.

+ Khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều thì lợi ích từ tấm chắn thuế mà công ty được hưởng cũng không nhiều bởi vì nợ vay ngắn hạn có chi phí sử dụng vốn thấp nên khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay cũng thấp.

Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ ngắn hạn trong tổng nợ vay nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong phân tích cấu trúc vốn. Bởi vì khi sử dụng nợ dài hạn nó làm phát sinh chi phí tài chính có định ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đòn bẩy của công ty và khi sử dụng nợ để tài trợ công ty luôn được hưởng một khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay. Do đó, chúng ta phải chú ý hơn trong việc xem xét tình hình biến động của khoản nợ này:

bảng 2.5 tình hình nợ vay dài hạn

ĐVT: Trđ

Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty.

Ta thấy qua 3 năm nợ dài hạn có xu hướng tăng và tăng cao nhất là trong giai đoạn 2015-2016 tăng 364.018 trđ tương ứng tăng 30.,5%. Trong đó, các khoản nợ dài hạn khác dù chiếm tỷ trọng thấp trong nợ dài hạn nhưng có tốc độ tăng cao năm 2016 tăng 57,9% so với năm 2015 tương ưng 16.559 trđ. Năm 2015 cũng tăng 511,27% so với năm 2014 tương ứng tăng 30.084 trđ. Bên cạnh đó khoản vay dài hạn chiếm tỷ trọng cao và cũng có xu hướng tăng mạnh nhưng tăng thấp hơn các khoản nợ dài hạn khác. Cụ thể năm 2016 tăng 29,68% so với năm 2015 tương ứng tăng 347.459 trđ. Qua đó cho thấy công ty gia tăng việc sử dụng đòn bẩy trong cấu trúc vốn của mình.

2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty:

Như vậy, qua những gì chúng ta phân tích thấy nợ ngắn hạn đóng vai trò khá quan trọng. Khi xem xét nợ ngắn hạn của công ty, một yếu tố quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua đó là với khoản nợ ngắn hạn mà công ty đang có thì khả năng thanh toán của

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2014/2015 2015/2016

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vay dài hạn 1.214.141 95,39 1.170.640 97,62 1.518.099 97,11 -43.501 -3,58 347.459 29,68 Các khoản

nợ dài hạn

khác 58.682 4,61 28.598 2,38 45.157 2,89 -30.084 -51,27 16.559 57,9 Nợ dài hạn 1.272.823 100 1.199.238 100 1.563.256 100 -73.585 -5.78 364.018 30,35

công ty như thế nào? Có khả năng thanh toán các khoản nợ vay khi đến hạn hay không? Bởi vì khi một nhà cung cấp, bạn hàng hay chủ nợ nhìn vào công ty, điều họ quan tâm đầu tiên là tình hình thanh toán và khả năng chi trả của công ty ra sao. Để biết được khả năng thanh toán của công ty, chúng ta sẽ lần lượt xem xét các tỷ số sau:

2.2.3.1. Tỷ số thanh toán hiện hành ( CR)

Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.

Bảng 2.6. bảng tỷ số thanh toán hiện hành.

ĐVT: trđ. 2014 2015 2016 tài sản ngắn hạn 2.292.797 2.331.087 2.228.327 Nợ ngắn hạn 1.931.134 1.907.449 1.659.106 CR 1,19 1,22 1,34

Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty.

Trong năm 2014 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 1,19 đồng tài sản ngắn hạn sẵn sàng chi trả, năm 2015 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 1,22 đồng tài sản ngắn hạn sẵn sàng chi trả, năm 2015 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 1,34 đồng tài sản ngắn hạn sẵn sàng chi trả. Qua đó ta thấy được rằng trong ba năm tỷ số thanh toán hiện hành của công ty đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng qua 3 năm, có nghĩa là trong ba năm này công ty có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn.

2.2.3.2. Tỷ số thanh toán nhanh:

Hàng tồn kho không thể chuyển hóa ngay thành tiền được cho nên tỷ số thanh toán hiện hành sẽ không còn chính xác nữa nếu hàng tồn kho bị mất giá trị hoặc hư hỏng…, để

đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán của công ty khi đến hạn, ta sẽ xem xét đến tỷ số khả năng thanh toán nhanh.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất.

Bảng 2.7. tỷ số thanh toán nhanh:

ĐVT: Trđ

tỷ số khả năng

thanh toán nhanh 2014 2015 2016 Tài sản ngắn hạn 2.292.797 2.331.087 2.228.327

hàng tồn kho 816.827 690.048 725.636 nợ ngắn hạn 1.931.134 1.907.449 1.659.106

QR 0,76 0,86 0,91

Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty.

Năm 2014 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 0,75 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Năm 2015 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 0.86 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Năm 2015 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 0,92 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh.

Ta thấy rõ tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp hơn nhiều so với tỷ số thanh toán hiện hành, điều đó chứng tỏ lượng hàng tồn kho của công ty là quá nhiều trong tổng tài sản ngắn hạn, làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty không được đảm bảo. Để khắc phục tình trạng này, công ty nên tìm ra phương pháp giảm bớt hàng tồn kho, tăng lượng tiền hoặc khoản phải thu của mình lên như xem xét lại mẫu mã hàng hóa, chính sách bán chịu…

Ngoài hai tỷ số thanh toán đã nêu trên, người ta còn dùng tỷ số thanh toán tức thời để đo khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty. Tỷ số thanh toán tức thời cho chúng ta biết khả năng sẵn sàng thanh toán nợ của doanh nghiệp trong bất cứ lúc nào.

Bảng 2.8 tỷ số thanh toán tức thời

ĐVT: trđ

2014 2015 2016

Vốn bằng tiền 56.236 110.201 93.575 Nợ phải trả 3.203.957 3.137.504 3.222.362 Tỷ số thanh toán tức thời 0.02 0.04 0.03

Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty.

Năm 2014, 1 đồng nợ được đảm bảo thanh toán tức thời bằng 0,02 đồng tiền mặt. Năm 2015, 1 đồng nợ được đảm bảo thanh toán tức thời bằng 0,04 đồng tiền mặt. Năm 2016, 1 đồng nợ được đảm bảo thanh toán tức thời bằng 0,003 đồng tiền mặt. Ta thấy tỷ số thanh toán tức thời của công ty là rất thấp, phản ánh khả năng thanh toán tức thời của công ty chưa tốt. Số tiền mặt của công ty thấp hơn rất nhiều so với khoản nợ mà công ty vay, nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn thì khả năng công ty mất khả năng chi trả là rất cao.

2.3. Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp nghiệp

Trước khi phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu, ta xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp để xem doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả với cấu trúc vốn hiện nay hay không. Bởi vì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được phản ánh qua tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cho nên trước tiên chúng ta cần phải biết tỷ suất sinh lời này của doanh nghiệp như thế nào.

Bảng 2.9 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.

ĐVT: trđ

Cấu trúc vốn 2014 2015 2016 2014/2015 2015/2016 EBIT 394.301 412.284 277.168 17.983 -135.116 Lợi nhuận sau thuế (EAT) 201.898 196.163 272.264 -5.735 76.101

Tổng tài sản 4.672.262 4.587.833 4.851.884 -84.429 264.051

ROA 4.32 4.28 5.61 -0.04 1.33

ROE 13.75 13.53 16.71 (-0.22) 3.18

Tỷ suất sinh lợi/doanh thu 4.83% 5.05% 8.40% 0.22 3.35% Doanh thu/tổng tài sản 0.89 0.85 0.67 -0.04 -0.18

Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty.

Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau:

Nhìn vào bảng tỷ suất sinh lời ta thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ( ROA) năm 2015 thấp hơn năm 2014 0,04%. nhưng đến năm 2016 thì ROA lại tăng lên còn 1,33%. Điều này cho thấy trong năm 2015, doanh nghệp hoạt động chưa có hiệu quả, nhưng sang năm 2016 thì tình hình sản xuất kinh doanh đã tốt lên rất nhiều làm cho ROA của công ty tăng mạnh so với năm trước.

Đồng thời ta cũng thấy được hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giảm qua các năm. Năm 2014 hiệu suất sử dụng tài sản của công ty là 0,89 nhưng đến năm 2015, 2015 thì hiệu suất giảm xuống lần lượt là 0,85 và 0,67; nghĩa là đã công ty sử dụng tài sản của mình chưa hiệu quả.

Tóm lại qua phân tích ta thấy cùng với việc gia tăng nợ và tài sản, trong khoản thời gian 2014-2016, công ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản của mình, đồng thời do nhu cầu và tình hình kinh tế thị trường làm doanh thu liên tục biến động lên xuống qua ba năm gây ảnh hưởng đến các tỷ số sinh lời của công ty.

Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu thông qua phân tích mối quan hệ giữa EBIT và ROE

Bảng 2.10 mối quan hệ giữa EBIT và ROE:

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2014/2015 2015/2016 Doanh thu 4.181.625 3.884.124 3.237.787 -297.501 -646.337

EBIT 394.301 412.284 457.629 17.983 45.345 Lãi vay 145.721 127.340 106.372 -18.381 -20.968 Lợi nhuận trước

thuế 220.861 200.498 277.168 -20.363 76.670

Thuế TNDN 18.963 4.335 4.904 -14.628 569

Lợi nhuận sau thuế 201.898 196.163 272.264 -5.735 76.101 VCSH 1.468.304 1.465.402 1.629.522 -2.902 164.120

ROE 13,75 13,53 16,71 (-0,22)% 3,18%

Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty.

Nhìn qua ba năm, ta thấy thu nhập của chủ sỡ hữu ( ROE) năm 2015 giảm nhẹ so với năm 2014 ( năm 2013 ROE là 13,75%, năm 2014 ROE là 13,53%, giảm 0,22%) nhưng sang đến năm 2016 thì ROE lại tăng 3,18% so với năm 2015, tương ứng 16,71%. Như vậy vào năm 2015, công ty làm ăn chưa có hiệu quả chưa mang lại thu nhập cao cho chủ sở hữu. Năm 2016 tình hình kinh doanh khả quan hơn làm cho thu nhập của chủ sở hữu cao lên.

Nhìn chung VCSH có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2015 vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 1.465.402 trđ so với 2014 và 2016 lại tăng tăng thêm 1.629.522 trđ. Lợi nhuận sau thuế năm 2015 giảm còn 196.163 trđ so với 2014. con số giảm nhẹ. tuy đến 2016 gặp thuận lợi nên tăng rất mạnh tăng 76.101 so với năm 2015 nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn là một con số dương, cho thấy công ty vẫn đang rất cố gắng gia tăng lợi nhuận sau thuế của mình.

Để có một kết luận chính xác hơn, chúng ta sẽ xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của công ty:

- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( EBIT):

EBIT của doanh nghiệp là do doanh thu và chi phí quyết định. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy rằng EBIT năm 2015 tăng lên 17.983trđ, năm 2016 tiếp tục tăng 45.345 trđ so với 2015.

Nhỉn chung doanh thu của công ty có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2016 doanh thu của công ty giảm 646.337trđ so với năm 2015 và năm 2015 công ty lại rơi vào khó khăn làm cho doanh thu giảm 297.501 trđ so với 2014.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của việc sử dụng nợ vay. Khi sử dụng nợ vay, công ty sẽ được hưởng lợi từ tấm chắn thuế.

Qua bảng 2.3 tình hình nợ vay của công ty ta thấy việc sử dụng nợ qua 3 năm nhìn chung có xu hướng tăng do công ty đã nhìn thấy được những lợi ích của lá chắn thuế.

Từ những phân tích trên, ta rút ra kết luận là ROE của công ty có xu hướng tăng nhất là năm 2016, tuy năm 2015 giảm so với 2014 nhưng kết quả này là một con số đáng mừng, chứng tỏ công ty đã cố gắng rất nhiều để gia tăng sản xuất kinh doanh tuy còn gặp khó khăn.

2.4. Phân tích chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp: bình quân của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cấu trúc vốn công ty cổ phần phong phú​ (Trang 36)