Phân tích chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cấu trúc vốn công ty cổ phần phong phú​ (Trang 44)

bình quân của doanh nghiệp:

2.4.1. Chi phí sử dụng nợ vay:

Chi phí sử dụng nợ là một tỷ lệ hiệu quả đánh giá đúng những gì công ty phải trả cho các khoản nợ hiện tại của mình.

Chi phí sử dụng nợ chính là lãi suất hiệu dụng mà công ty phải trả cho khoản vay từ tổ chức tài chính và bên cho vay khác. Đây có thể là khoản nợ dưới hình thức trái phiếu, vay, và hình thức khác. Công ty có thể tự tính toán chi phí sử dụng nợ trước hoặc sau thuế. Nhưng do khi thanh toán lãi suất, công ty thường được khấu trừ thuế, cho nên thông thường người ta hay tính chi phí sử dụng nợ sau thuế. Chi phí nợ rất hữu ích trong việc tìm kiếm mức lãi suất phù hợp nhất với yêu cầu tài chính của công ty. Ngoài ra, chi phí sử dụng nợ cũng có thể được sử dụng để đo lường mức độ rủi ro của công ty bởi vì một công ty có mức rủi ro cao thường có chi phí sử dụng nợ cao hơn.

Bảng 2.11: Bảng tình hình chi phí sử dụng nợ ĐVT: trđ. Cấu trúc vốn 2014 2015 2016 2014/2015 2015/2016 Nợ dài hạn 1.272.823 1.232.037 1.563.256 -40.786 331.219 Chi phí sử dụng nợ 11% 11% 11% Lãi vay 145.721 127.340 106.372 -18.381 -20.968 Chi phí sử dụng nợ sau thuế 8.58% 8.58% 8.58%

Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty.

Qua bảng tính trên ta thấy qua ba năm, số nợ dài hạn của công ty có xu hướng tăng, năm 2015 giảm 40.786 trđ so với 2014 và 2016 tăng 331.219 trđ so với 2015. Công ty đã nhận ra được lợi ích của tấm chắn thuế, muốn tiếp tục bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, mua thêm nguyên vật liệu để đầu tư sản xuất nên đã gia tăng khoản nợ của mình,

góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu.

- Lãi vay

Qua 3 năm lãi vay của công ty có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2015 giảm 18.381 trđ so với năm 2014 và năm 2016 giảm 20.968 trđ so với năm 2015. Năm 2016, nợ dài hạn tiếp tục tăng 331.219 trđ so với 2015 nhưng do các khoản nợ đến hạn đã được giảm bớt trong năm 2015 mà lãi vay của công ty năm 2016 là 106.372 trđ, thấp hơn 2015 127.340 trđ.

2.4.2. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu:

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cũng chính là tỷ suất sinh lợi sau thuế vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.12: Bảng tình hình chi phí sử vốn

Cấu trúc vốn 2014 2015 2016 2014/2015 2015/2016 Lợi nhuận sau thuế 201.898 196.163 272.264 -5.735 76.101

VCSH 1.468.304 1.465.402 1.629.522 -2.902 164.120

re (%) 13.75 13.39 16.71 -0.36 3.32

Từ bảng chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu trên ta thấy rằng chi phí sử dụng vốn của công ty qua các năm có những biến động rõ rệt. Cụ thể chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2015 là 13,39%. trong khi đó chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2014 là 13,75%; đến năm 2016 thì rE tăng lên là 16,71%, tăng 3,32% so với năm 2015. Nguyên nhân là do:

Qua ba năm vốn chủ sở hữu của công ty đều giảm ( năm 2014 là 1.468.304 trđ, năm 2015 là 1.465.402 trđ, năm 2016 là 1.629.522 trđ) nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty lại không ổn định, năm 2015 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 196.163 trđ giảm 5.735 trđ so với 2013, năm 2016 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt tới 272.264 trđ tăng 76.101 trđ so với 2015.

2.4.3. Chi phí sử dụng vốn bình quân ( WACC):

Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng:

Bảng 2.13: Bảng tình hình chi phí sử vốn bình quân

Cấu trúc vốn 2014 2015 2016 Tỷ trọng (%) Chi phí sử dụng vốn Tỷ trọng (%) Chi phí sử dụng vốn Tỷ trọng (%) Chi phí sử dụng vốn VCSH 31,43% 8,58% 31,61% 8,58% 33,59% 8,58% Nợ vay ngân hàng 68,57% 13,75% 68,39% 13,39% 66,41% 16,71% WACC 12,13% 11,87% 13,98%

Nguồn: tính toán từ bảng Báo cáo tài chính của công ty.

Từ bảng tính trên ta thấy chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty năm 2015 giảm từ 12,13% năm 2014 còn 11,87% năm 2015, sang 2016 chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty tăng lên 13,98%. Chi phí này biến động là do trong hai năm 2015 và 2016, công ty đã tăng cường sử dụng nợ vay, giảm bớt nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ trong vốn chủ sở hữu tăng lên góp phần làm cho WACC năm 2016 tăng khá nhiều, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2015 tăng đồng thời nợ vay ngân hàng giảm nên WACC 2015 cũng tăng lên tới 2,11%.

Trên thực tế cấu trúc vốn còn có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của công ty, theo đó không chỉ tạo ra sự dịch chuyển giá trị giữa chủ sở hữu và chủ nợ, mà còn có thể ảnh hưởng tới giá trị của toàn bộ công ty. Khi tỷ lệ nợ so với vốn cao công ty có xu hướng ưa thích các dự án có tính rủi ro cao vì điều đó có lợi hơn cho chủ sở hữu.

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP. 3.1. Nhận xét chung:

3.1.1. Ưu điểm:

Công ty có khả năng huy động nguồn vốn không trả lãi vay cao hay nói cách khác công ty đã vận dụng được khả năng chiếm dụng vốn.

Doanh thu của công ty cao từ đó phát huy được đòn bẩy tài chính.

Công ty đã vượt qua được thời kì khó khăn năm 2015 mà vẫn đảm bảo doanh thu cao thể hiện ban quản lí điều hành công ty đã làm rất tốt.

Nguồn vốn chủ sở hữu dù chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cơ cấu vốn nhưng có xu hướng tăng qua các năm, còn nợ vay thì dù chiếm tỷ trọng cao nhưng đang giảm qua các năm. Điều này thể hiện công ty đang hướng tới việc tăng khả năng tài trợ cho tài sản dài hạn bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này làm giảm áp lực khả năng thanh toán và giảm rủi ro cho công ty.

Chính sách đối với người lao động tốt , góp phần khích lệ tinh thần làm việc của cán bộ, công nhân viên nâng cao năng suất từ đó gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.

3.1.2. Nhược điểm:

Khi khoản nợ vay chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc vốn thì công ty nên cẩn thận vì dù có xu hướng giảm qua các năm nhưng khi đến hạn thanh toán thì phải xác định được công ty có khả năng để thanh toán khoản nợ dài hạn này hay không và có thanh toán đúng hạn hay không.

Khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều, sử dụng nợ dài hạn ít thì khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của công ty cũng không cao bởi vì nợ vay ngắn hạn có chi phí sử dụng vốn thấp hơn rất nhiều so với nợ dài hạn cho nên khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay cũng sẽ không cao.

3.1.3. Nguyên nhân:

Việc sử dụng nợ ngắn hạn nhiều là do đặc thù ngành kinh doanh của công ty, bên cạnh đó công ty có uy tín cao nên từ đó độ tin cậy của khách hàng cao đã giúp công ty huy động được nguồn vốn không trả lãi cao.

Hiệu quả sử dụng vốn của công ty tối ưu, công ty đã dùng một phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn, làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao vì chi phí sử dụng vốn vay dài hạn cao hơn chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn

3.2. Tóm lược các điều kiện để xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp

Trên cơ sở nghiên cứu về chi phí sử dụng vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, các nhân tố ảnh hưởng dến giá trị doanh nghiệp, có thể nói là không thể có một cấu trúc vốn tối ưu cho mọi doanh nghiệp, hay là một cấu trúc vốn tối ưu cho mọi tình huống mà ta chỉ xây dựng được cấu trúc vốn tối ưu trong những điều kiện nhất định nào đó, tôi cho rằng để thực hiện được việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu thì cần phải thiết lập các điều kiện sau:

Nền kinh tế phát triển ổn định và doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp, có được thị phần theo lộ trình. Nền kinh tế phát triển ổn định sẽ không tạo ra những cú sốc đột biến về giá cả đầu ra và đầu vào, điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thể xây dựng được một cấu trúc vốn ổn định. Lãi suất tiền vay của hệ thống ngân hàng cần phải theo quy luật của kinh tế thị trường.

Hiện nay với chính sách mở, nhà nước đã cho phép các ngân hàng thương mại được tự do áp dụng lãi suất cho vay theo từng đối tượng hay theo từng khoản vay. Điều này rất phù hợp với quy luật kinh tế thị trường, thông thường số lượng vay và rủi ro của khoản vay sẽ quyết định lãi suất của khoản vay đó

Trong thực tế, khi mà các điều kiện khác không đổi, nếu tỷ lệ nợ so với tổng tài sản của doanh nghiệp càng cao thì rủi ro đối với khoản vay càng tăng và khi đó ngân hàng sẽ xác định một lãi suất cao hơn tương ứng với rủi ro tăng thêm

Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính là yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp hiện nay, để thực hiện được mục tiêu này cần chú trọng các biện pháp sau:

+ Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh như kiểm soát giá các yếu tố đầu vào, thường xuyên rà soát lại các chỉ tiêu định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, cắt giảm chi phí không cần thiết để tạo ý thức tiết kiệm đối với nhân viên…

+ Kiểm soát và đánh giá nghiêm túc các khoản đầu tư, nhất là những khoản đầu tư trái với ngành nghề kinh doanh chính. Doanh nghiệp cần có kế hoạch huy động vốn phù hợp với nhu cầu đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính để tránh tình trạng thừa vốn hoặc thiếu hụt nguồn tài trợ.

+ Xây dựng chiến lược kinh doanh là đòi hỏi tất yếu đối với các doanh nghiệp trong từng thời kỳ và là căn cứ quan trọng xây dựng các biện pháp về phát triển sản phẩm, thị trường tiêu thụ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn cung cấp yếu tố đầu vào, huy động vốn hợp lý.

Cần chú trọng hơn đến lập kế hoạch tài chính định kỳ đầy đủ nhằm định hướng cho công tác quản trị tài chính doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu sinh lời và khả năng thanh toán.

Giảm chi phí sử dụng vốn

Tăng tính thanh khoản của công ty để giảm rủi ro và giảm chi phí sử dụng vốn như hưởng chiết khấu thanh toán khi công ty thanh toán các khoản nợ trước thời hạn, có chế độ thưởng phạt hợp lý với những khách hàng thường xuyên đúng hoặc trễ hạn thanh toán. Bên cạnh việc chiếm dụng nợ của người khác ( như trả chậm các khoản phải trả) thì doanh nghiệp cũng nên quan tâm các khoản vốn bị chiếm dụng, cần giữ nó ở mức hợp lý sao cho công ty thu hồi được nợ nhanh chóng để đồng thời giữ được khách hàng và đảm bảo năng lực cạnh tranh với những doanh nghiệp cùng ngành.

Sử dụng hợp lý nguồn vốn để tài trợ cho tài sản.

Đối với khoản vay nên vay theo phương pháp giải ngân theo yêu cầu rút vốn vay của doanh nghiệp để giảm chi phí sử dụng vốn.

Điều kiện cần để một doanh nghiệp có thể sử dụng nợ trong cấu trúc vốn là tỷ suất sinh lời trên tài sản lớn hơn chi phí sử dụng nợ bình quân sau thuế và khi đó càng tăng nợ thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng tăng.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho công ty cổ phần Phong Phú:

Một cơ cấu vốn tối ưu phải hội đủ bốn yếu tố đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo chi phí vốn tối ưu thấp nhất, tạo đủ nguồn vốn cho các kế hoạch phát triển của DN, mang lại lợi ích cao nhất cho chủ sở hữu.

Vì vậy xây dựng một cấu trúc vốn cần chú ý các điểm sau: điều chỉnh cơ cấu nợ/VCSH hợp lý, hoàn thiện các hệ số tài chính thông qua việc so sánh với các DN củng ngành trong khu vực và tại Việt Nam, đưa ra phương thức quản lý tài chính hiệu quả( yếu tố quan trọng nhất để duy trì cấu trúc vốn tối ưu), tái cấu trúc lại DN và các khoản đầu tư( bằng cách chia tách, sát nhập hoặc bán bớt cổ phần..).

Điều DN cần lưu ý trong quá trình thiết lập cơ cấu vốn tối ưu là phải căn cứ tình hình thực tế của thị trường và từng giai đoạn phát triển cụ thể của DN để đưa ra giải pháp phù hợp. Vì việc kinh doanh không có công thức chung cho tất cả các DN và việc tái cấu trúc vốn hiệu quả cũng vậy.

Để đạt được lợi nhuận tối ưu thì công ty nên hạ thấp chi phí và tối ưu hóa ROE.

Hạ thấp chi phí:

Hiện tại trong tổng nguồn nợ công ty thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trong cao hơn nợ dài hạn, và chiếm phần lớn trong đó là vay ngắn hạn cho nên chi phí nợ của công ty cao. Nhưng nợ lại đang chiếm tỷ trọng khá cao trong cấu tổng nguồn vốn, công ty nên cân nhắc lại điều này, bởi vì tuy chi phí nợ cao nhưng công ty cũng không hưởng được nhiều lợi ích từ tấm chắn thuế, mà nợ lại nhiều, trong trường hợp gặp khó khăn công ty có thể sẽ bị mất khả năng chi trả, rủi ro phá sản cao. Bởi vì công ty vẫn đang trong giai đoạn kinh doanh khó khăn, công ty nên điều chỉnh giảm bớt nợ vay ngắn hạn của mình để đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn.

Hàng tồn kho của công ty dù có xu hướng giảm qua các năm nhưng rất nhiều, chiếm trên tỷ trọng cao trong tồng tài sản ngắn hạn, điều này làm gia tăng chi phí kho bãi, rủi ro không bán được nếu hàng hóa bị hư hỏng. Công ty nên tìm biện pháp để làm giảm lượng hàng tồn kho này ví dụ như công ty có thể xem xét đến chính sách bán chịu, tìm

thêm nhiều đại lý, khách hàng mới, xem xét lại mẫu mã chất lượng để những mẫu hàng trong tương lai dễ bán hơn.

Xem xét lại nguồn cung nguyên vật liệu, tìm thêm nhiều nguồn cung khác, đưa ra những đánh giá, so sánh nhận định để có thể tìm được cho mình một nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, giá cả hợp lý góp phần hạ giá thành sản phẩm.

Kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất để tránh những thất thoát chi phí không đáng có.

- Tối ưu hóa ROE:

Để tối ưu hóa ROE, công ty nên tập trung nâng cao lợi nhuận của mình.

Loại bỏ những mặt hàng kém hiệu quả: Những mẫu mã đã cũ nên bị loại bỏ, tập trung thiết kế mới có tính ứng dụng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Công ty cũng nên thống kê lại những mặt hàng bán chậm để có hướng giải quyết, tránh để tồn kho quá lâu dễ dẫn đến hư hỏng, tốn chi phí, chiếm dụng vốn của công ty.

Đầu tư thêm về mặt hình ảnh, quảng cáo cho sản phẩm công ty trên các phương tiện truyền thông. Nâng cao số lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu ra nước ngoài, tạo nguồn thu ngoại tệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

KẾT LUẬN

Cơ cấu vốn là chỉ tiêu mang tính chất thời điểm, tuy không quyết định trực tiếp tới kết quả kinh doanh nhưng lại quyết định trực tiếp tới lợi ích VCSH. Xác định cấu trúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cấu trúc vốn công ty cổ phần phong phú​ (Trang 44)