Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 123)

1. Tính cấp thiết của đề tài

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với NHNN

Ngân hàng Nhà Nước là ngân hàng của các ngân hàng. Mọi quyết định hành động của NHNN đều ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Khi môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường pháp lý ổn định thì hiệu quả huy động vốn cong phụ thuộc vào bản thân của ngành ngân hàng. NHNN thực hiện hoạch định, tổ chức, kiểm soát điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia đảm bảo, tạo điều kiện cho hoạt động của hệ thống ngân hàng diễn ra thuận lợi và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế qua các biện pháp sau:

- Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn dưới Luật

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý theo hướng khuyến khích các NHTM tăng cường huy động vốn nói chung và huy động vốn dân cư nói riêng để góp phần phát triển kinh tế xã hội. Luật các Tổ chức tín dụng 2010 đã sửa đổi, bổ sung 2017, cần hoàn thiện các văn bản hướng dẫn dưới

luật nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, ứng dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, qui định rõ phạm vi hoạt động cũng như loại hình sản phẩm huy động vốn ngân hàng mà các TCTD được phép thực hiện và cung ứng cho nền kinh tế.

- Áp dụng lãi suất thoả thuận trong huy động vốn từ dân cư

Vốn là một hàng hoá đặc biệt, giá của hàng hoá này chính là lãi suất. Sự biến động của lãi suất phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa. Từ đó khiến cho các NHTM khó khăn trong việc huy động vốn vì lãi suất chưa thực dương và xuất hiện hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn. Ngoài ra việc Ngân hàng Nhà nước cũng như quy định lãi suất tối đa khi rút trước hạn đã khiến cho NHTM khó khăn trong việc thiết kế các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nên để lãi suất huy động được vận động theo cơ chế thị trường, sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện bằng các công cụ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiế khấu...

- Điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc phù hợp giữa các tổ chức tín dụng Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 1 Thông tư 20/2010/TT-NHNN đối với một số TCTD của Ngân hàng Nhà nước: “Đối với TCTD có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới 70% thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với

từng kỳ hạn tiền gửi”. Hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt

Nam áp dụng cho các NHTM và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 1% và các NH thương mại là 3% đối với kỳ hạn gửi dưới 12 tháng và 1% đối với kỳ hạn gửi trên 12 tháng. Gần đây, cũng có 04 TCTD bao gồm: Ngân hàng TMCP Mê Kông, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Độ chênh lệch lớn khiến ảnh hưởng đến các NHTM phải dự trữ mức 3% khiến giảm sức cạnh tranh so các NHTM chỉ dự trữ 1%. Do đó, kiến nghị điều chỉnh mức phù hợp, không quá chênh lệch giữa các nhóm NHTM.

4.3.2. Kiến nghị với các Ngân hàng

Các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần có những chiến lược thích hợp mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút nguồn vốn thông qua ủy thác đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Xây dựng chính sách khách hàng rõ ràng cụ thể phù hợp với các vùng miền để các chi nhánh theo đó chủ động triển khai áp dụng ngay theo từng đối tượng khách hàng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động kinh doanh của các chi nhánh (đên tận chi nhánh loại 3) để phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm và quản lý các loại rủi ro, các khoản nợ xấu.

Đa dạng hóa và phát triển các hình thức huy động vốn mới, các sản phẩm dịch vụ hiện đại, an toàn phù hợp với nhu cầu khách hàng. Nâng cấp chất lượng sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đa kênh phân phối, mở rộng mạng lưới để tiêp cận, giới thiệu nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Hoàn thiện nhanh chóng các quy trình nghiệp vụ ngân hàng trên cơ sở ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, hiệu quả cho ngân hàng.

Về nguồn nhân lực các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nên có kế hoạch thi tuyển, đào tạo đội ngũ chuyên viên quản trị ngân hàng trong toàn hệ thống. Quy chế thi tuyển, tuyển dụng phải đảm bảo chặt chẽ công bằng để chọn người năng lực, trình độ, có tài có đức cống hiến cho sự phát triển của hệ thống. Ngoài ra chính sách điều tiêt phân phối quỹ thu nhập nên linh hoạt hơn, có cơ chế thưởng trong lương và bổ xung chê độ chi tiền làm thêm giờ để các chi nhánh có động lực thực hiện tốt hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, đãi ngộ những người có năng lực thật sự ở lại làm việc và thu hút nhân tài từ nên ngoài về làm việc tạicác NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Tiêp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiêt bị đầy đủ hiện đại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Mặt khác hiện đại hóa công nghệ thông tin một cách đồng bộ, đưa công nghệ hiện đại vào các thao tác nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác thanh toán điện tử. nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh củacác NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

KẾT LUẬN

Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản, thường xuyên và là vấn đề trung tâm trong hoạt động của bất kỳ NH nào. Quy mô, chất lượng huy động vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các NH nói riêng và nó quyết định tới sự cung ứng vốn cho nền kinh tế nói chung. Với phương châm của Đảng và Nhà nước ta: “Coi nguồn vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng” nhưng trong điều kiện thị trường tài chính chỉ mới phát triển ở mức độ hạn chế thì việc cung ứng vốn để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước chủ yếu phải dựa vào hệ thống NHTM. Do vậy, làm thế nào dể tăng cường huy động vốn trong Ngân hàng đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn vốn luôn là vấn đề thường xuyên được các nhà quản lý Ngân hàng quan tâm.

Trong thời gian qua, nguồn vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không ngừng tăng trưởng, hiệu quả huy động vốn tại các chi nhánh ngân hàng đã từng bước được cải thiện, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng thu nhập cho các chi nhánh ngân hàng. Qua quá trình nghiên cứu, luận văn: “Quản lý hoạt động huy động vốn tại các Ngân hàng TMCP nhà nước

trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ” đã đạt được một số kết quả sau:

Một là, Khái quát hóa được những vấn đề có tính lý luận về vốn và huy động

vốn của NHTM.

Hai là, Phân tích, đánh giá được thực trạng công tác huy động vốn của các NH TMCP NN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong đó nêu rõ những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác huy động vốn tại các NH TMCP NN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 -2017.

Ba là, Đề xuất được một số giải pháp tổng thể nhằm tăng cường huy động

vốn tại các NH TMCP NN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; đồng thời nêu một số kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước, đối với các NH TMCP NN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để tạo điều kiện thực thi có hiệu quả các giải pháp trên.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, giống như các ngân hàng khác, các NH TMCP NN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng gặp phải không ít khó khăn từ bản thân

TMCP NN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã và đang từng bước nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ nói riêng và của cả nước nói chung. Tuy nhiên, để giải quyết hoàn chỉnh các vấn đề liên quan tới hiệu quả huy động vốn đòi hỏi không chỉ nỗ lực của bản thân các chi nhánh mà cần có sự hợp tác của các cơ quan, ban ngành khác trong nền kinh tế.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ nhận thức và sự hiểu biết về lĩnh vực nghiên cứu còn hạn chế; đề tài có liên quan đến nhiều các lĩnh vực hoạt động ngânhàng. Vì vậy, luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, bất cập. Tác giảrất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để tác giả hoàn thiện đề tài hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2015-2017 Ngân hàng TMCP Vietinbank - chi nhánh Phú Thọ.

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2015-2017 Ngân hàng TMCP BIDV - chi nhánh Phú Thọ.

3. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016, Quý I - 2017 của Ngân hàng TMCP BIDV - Chi nhánh Thái Nguyên

4. Báo cáo tổng kết từ 2015-2017 Ngân hàng TMCP Vietcombank - chi nhánh Phú Thọ.

5. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ-BC tình hình KT-XH tỉnh PT số 585/BC-CTK 2017 6. Lê Vinh Danh (2009), Tiền và hoạt động Ngân hàng, NXB Giao thông vận tải. 7. Frederic. S. Mishkin (1992), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường Tài chính. NXB

Khoa học và kỹ Thuật, người dịch: Nguyễn Quang Cừ, PTS Nguyễn Đức Dỵ. 8. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng Thương mại; Quản trị và

nghiệp vụ, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

9. Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

10. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

12. Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy

định “Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam”

13. Thông tư số13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của Ngân hàng nhà nước về

việc” Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài ở Việt Nam”

14. Lê Văn Tư (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại - NXB TP. Hồ Chí Minh. 15. http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/

16. http://vietcombank.com.vn/News/Vcb_News.aspx?ID=4715

17. http://thongkephutho.vn/index.php/news/Thang-quy-nam/Tinh-hinh-kinh-te- xa-hoi-nam-2017-tinh-Phu-Tho-368.html

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)