Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 50)

1. Tính cấp thiết của đề tài

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các nhóm chỉ tiêu phản ánh những nội dung sau:

Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn (các năm 2015-2017)

Cơ cấu nguồn vốn huy động

Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động:

Khối lượng từng NVHĐ

Tỷ trọng từng NVHĐ = x100%

Tổng NVHĐ

Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lí trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Cơ cấu vốn cần đa dang, cân đối trong đó cần đảm bào một tỷ lệ hợp lí giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữ nội tệ và ngoại tệ… mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng

Khối lượng VHĐ theo đối tượng

Tỷ trọng VHĐ theo đối tượng = x 100% Tổng NVHĐ

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Khối lượngVHĐ theo kỳ hạn

Tỷ trọng VHĐ theo kỳ hạn= x 100%

Tổng NVHĐ Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Khối lượng VHĐ theo loại tiền

Tỷ trọng VHĐ theo loại tiền= x 100%

Tổng NVHĐ

Chi phí huy động vốn bình quân

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm 2 phần: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động) và chi phí phi lãi.

Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Các ngân hàng thường xác định chi phí huy động vốn thông qua chỉ tiêu: chi phí trả lãi bình quân và chi phí phi lãi.

Chi phí trả lãi Chi phí trả lãi bình quân =

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy động được. Chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức một cách hiệu quả

Chi phí phi lãi Chi phí phi lãi bình quân =

Tổng NVHĐ

Tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn trung dài hạn

Chỉ tiêu này chính là sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn phản ánh hiệu quả huy động vốn thông qua các khía cạnh về qui mô và về kỳ hạn

Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Khái quát về các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 80 km về Phía Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Tây giáp tỉnh Sơn La; Nam giáp tỉnh Hoà Bình; Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang.

Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.392.926 nhân khẩu; 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh); 277 đơn vị hành chính cấp xã.[1.o 5]

Với phương trâm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ.

Để đấy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nhân dân và chính quyền tỉnh Phú Thọ đã và đang tạo điều kiện tốt nhất nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài vào đầu tư, nhanh chóng đưa Phú Thọ trở thành một trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương giàu đẹp phồn vinh và thịnh vượng.

Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh; đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế - xã hội như con người, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn...

3.1.2. Khái quát về các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước là một tổ chức kinh tế của nhà nước chuyên thực hiện các hoạt động thuộc ngân hàng như cung cấp tiền tệ, các dịch vụ tài chính giữa khách hàng và các ngân hàng hoặc ngược lại. Nghiệp vụ của ngân hàng TMCP nhà nước ngoài việc thực hiện các hoạt động thông thường của một ngân hàng thương mại còn được nhà nước sử dụng như một công cụ để thực hiện các chính sách của nhà nước của ngân hàng trung ương trong việc ổn định nền kinh tế, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp một các dễ dàng và đúng pháp luật..

Có 03 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đang hoạt động đó là:

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), tên giao dịch quốc tế là Joint Stock Comercial Bank for Foreign Trade of VietNam với vốn điều lệ 35.977 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), tẻn giao dịch là VietNam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade với vốn điều lệ là: 37.234 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tên giao dịch là Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of VietNam với vốn điều lệ là 37.234 tỷ đồng

3.1.3. Khái quát về các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và kết quả đạt được trong 03 năm từ tháng 01/2015 đến hết tháng 12/2017

3.1.3.1. Tổng quan về các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ a) Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Thọ - BIDV Phú Thọ

Được thành lập từ năm 1957, BIDV Phú Thọ có trụ sở chi nhánh tại 1167 đường Hùng Vương, Tiên Cát, Việt Trì, Phú Thọ với hệ thống 05 phòng nghiệp vụ và 03 phòng giao dịch, được đặt khắp thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Tổng số cán bộ, nhân viên trong chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Phú Thọ là 102 cán bộ.

Sau 61 năm tồn tại và phát triển và khẳng định mình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, BIDV Phú Thọ hiện nay và là Ngân hàng Đầu Tư và Xây dựng Phú Thọ trước đây với đội ngũ cán bộ không ngừng tu dưỡng đạo đức, tích cực học tập,

tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động tín dụng đầu tư nhưng từ đó cũng dần từng bước chuyển hướng từ cho vay theo kế hoạch của Nhà nước sang tự cho vay, tự chịu trách nhiệm.

b) Ngân hàng TMCP ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ - Vietcombank

Phú Thọ

Ngày 22/9/2011, tại Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã long trọng tổ chức Lễ khai trương hoạt động Chi nhánh Vietcombank Việt Trì. Đây là chi nhánh thứ 76 trong hệ thống và là chi nhánh đầu tiên của Vietcombank tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Có địa chỉ tại 1606A - đường Hùng Vương - Phường Gia Cẩm - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ, Vietcombank Việt Trì đi vào hoạt động sẽ cung ứng cho thị trường và các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh hầu hết các dịch vụ ngân hàng hiện đại mà Vietcombank hiện đang cung cấp cho khách hàng như: dịch vụ tiết kiệm, cho vay, thẻ, tín dụng, ngân hàng điện tử…

Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ra quyết định số 2525/QĐ-VCB-TCCB ngày 16/12/2016 về việc thay đổi tên Chi nhánh Vietcombank Việt Trì. Kể từ ngày 01/01/2017 chi nhánh Vietcombank Việt Trì có Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

Kể từ ngày 01/01/2017, các giao dịch đối với Vietcombank Việt Trì sẽ được chuyển đổi thành Các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Việc thay đổi tên này của Chi nhánh Ngân hàng được cam kết sẽ không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa các bên theo các hợp đồng đã ký.

Trong môi trường kinh tế năng động như hiện nay có khoảng trên 150 chi nhánh, phòng giao dịch của các Ngân hàng thương mại (NHTM) và các định chế tài chính phi ngân hàng hội tụ hoạt động tạo ra sức cạnh tranh hết sức quyết liệt và sôi nổi. Mặc dù chi nhánh mới đi vào hoạt động được 06 năm nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cản bộ, sự năng động của đội ngũ nhân viên song hành với định hướng kinh doanh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ đã khẳng định được những thành công trên con đương phát triển bền vững của Tỉnh.

Hiện nay, Vietcombank Phú Thọ có 07 phòng ban, 03 phòng giao dịch và 78 cán bộ nhân viên.

c) Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam chi nhánh Phú Thọ - Vietinbank Tỉnh Phú Thọ

Sáng ngày 17/03/2018 Vietinbank Phú Thọ đã long trọng tổ chức mít tinh kỷ niệm 64 năm thành lập Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và 42 năm thành lập chi nhánh Phú Thọ-Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Trụ sở của Chi nhánh đặt tại 1514 đường Hùng Vương, Gia Cẩm, Việt Trì, Phú Thọ. Hiện VietinbankPhú Thọ có 8 phòng ban, trong đó có 05 phòng nghiệp vụ, 03 phòng hỗ trợ, 05 phòng giao dịch và 135 cán bộ nhân viên.

Sau 42 năm tồn tại và Phát triển không ngừng. Dư nợ cho vay nền kinh tế của chi nhánh đạt 3.455 tỷ đồng, tăng 37.8% so với năm 2016 và đạt 114% kế hoạch được giao, chiếm 10,2% thị phần trên địa bàn tỉnh, nợ xấu còn 0,48%.

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Vietinbank Phú Thọ tiếp tục duy trì thị phần Khách hàng doanh nghiệp cả trong nguần vốn và dư nợ cho vay, phát huy thế mạnh mạng lưới, dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu tín dụng, thúc đẩy mạnh mẽ phân khúc bán lẻ, đồng thời phát triển các hoạt động dịch vụ với hệ thống sản phẩm đa dạng và cạnh tranh. Bước sang 2018, với khó khăng và thuận lợi đan xen, Vietinbank Phú Thọ tiếp tục thống nhất cao trong ý chí, hành động theo phương châm: Một mục tiêu, Một ý chí, Một văn hóa, một quyết tâm mạnh mẽ hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

3.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

a. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV Phú Thọ

Kết quả kinh doanh của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017 được tổng hợp qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Năm Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

I. Tổng thu nhập 458 100 682 100 1462 100

II. Tổng chi phí 386 100 456 100 582 100

III. Lợi nhuận đã trích DPRR 72 226 880

Trong năm 2015, tổng thunhập 458 tỷ đồng, trong tổng thu nhập thì nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh là thu từ hoạt động tín dụng. Năm này chi phí đã giảm thiểu các mức chi phí có thể, là 456 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận đã trích DPRR đạt 226 tỷ đồng.

Năm 2017, tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưng Chi nhánh vẫn kinh doanh có lãi và còn tăng khá cao so với năm 2016. Như vậy, trong tổng thu nhập thì nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh là thu từ hoạt động tín dụng. Chi phí của Chi nhánh năm này cũng tăng cao hơn, tổng chi phí 582 tỷ đồng, trích dự phòng rủi ro 10,7 tỷ đồng, lợi nhuận lũy kế đến 31/12/2017 đạt 880 tỷ đồng hoàn thành 115% kế hoạch được giao.

b. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2015 -2017

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I.Tổng thu nhập 5.700 100 6.670 100 8.453 100 II.Tổng chi phí 380 530 657 380 530 657 III.Lợi nhuận đã trích DPRR 200 240 295 200 240 295

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Phú Thọ giai đoạn 2015-2017)

Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy quy mô tín dụng của Vietcombank Phú Thọ là tương đối lớn. Vietcombank Phú Thọ cung ứng tín dụng cho nhiềuthành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh. Trong những năm gần đây ngoài đầu tư vào lĩnh vực cho vay và bảo lãnh với các khách hàng doanh nghiệp lớn là chủ yếu thì Vietcombank đã chủ động xâm nhập thị trường cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp SME) và tăng cường hấp dẫn các khách hàng là hộ gia đình kinh doanh và cá nhân vay tiêu dùng. Do vậy đã đạt được nhiều kết quả, tổng dư nợ năm 2016 đạt 6.670 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2015, năm 2017 tổng dư nợ đạt 8.453 tỷ đồng, tăng 26,7% so Năm 2016. Với kết quả đạt được góp phần mở rộng thị phần kinh doanh của Vietcombank trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Trong tổng dư nợ cho vay thì dư nợ cho vay bằng VND luôn chiếm tỷ trọng lớn, trên 99% trong tổng dư nợ do đặc thù kinh tế của địa bàn.

c. Kết quả hoạt động của ngân hàng Vietinbank

Kết quả kinh doanh của Vietinbank Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017 được tổng hợp qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Năm Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Tổng thu nhập 268 100 534 100 1.268 100 II. Tổng chi phí 207 100 427 100 1.136 100

III. Lợi nhuận đã trích DPRR 61 107 132

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank Phú Thọ giai đoạn 2015-2017)

Trong năm 2015, tổng thu nhập 268 tỷ đồng. Đến năm 2016, tổng thu nhập là 534 tỷ đồng, chi phí đã giảm thiểu các mức chi phí có thể là 427 tỷ đồng trong đó trích DPRR 9,9 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 107 tỷ đồng,

Năm 2017, tình hình kinh tế có nhiều sự biến động nhưng chi nhánh Phú Thọ vẫn kinh doanh ổn định và còn tăng cao so với năm 2016.Dovậy đã đạt được nhiều kết quả, tổng dư nợ năm 2016 đạt 6.670 tỷ đồng, tăng 17% so năm 2015, năm 2017 tổng dư nợ đạt 8.453 tỷ đồng, tăng 26,7% so với năm 2016. Với kết quả đạt được góp phần mở rộng thị phần kinh doanh của Vietcombank trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tuy vậy, chi phí của chi nhánh năm này cũng tăng cao đáng kể. Cụ thể, tổng chi phí đã tăng từ 427 tỷ đồng năm 2016 lên tới 1.136 tỷ đồng 2017.

3.2. Thực trạng huy động vốn tại các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn

Công tác huy động vốn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ mặc dù có nhiều ngân hàng, tổ chức phi ngân hàng cùng hoạt động cạnh tranh quyết liệt nhưng nguồn vốn của Các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng

- Quy mô nguồn vốn huy động

a. Quy mô huy động vốn của BIDV

Tuy tình hình huy động vốn của BIDV Phú Thọ qua các năm có nhiều biến động nhưng nguồn vốn huy động nói chung có xu hướng tăng lên được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả vốn huy động của BIDV Phú Thọ giai đoạn từ 2015 -2017

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Kế hoạch Thực hiện Thực hiện/ kế hoạch (%) Kế hoạch Thực hiện Thực hiện/kế hoạch (%) Kế hoạch Thực hiện Thực hiện/kế hoạch (%) 3.000 3.219 107 3.900 4.442 114 5.200 6.154 118

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2015- 2017)

Tính đến hết năm 2017, nguồn vốn huy động của BIDV Phú Thọtiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá. Năm 2015, BIDV Phú Thọ đã huy động được 3.219 tỷ đồng. Trong khi đó BIDV Hùng Vương huy động được 960 tỷ đồng. So với 2 chi nhánh cấp 1 của BIDV trên cùng địa bàn tỉnh Phú Thọ thì đây là một kết quả rất đáng khích lệ, chứng tỏ tiềm năng huy động vốn của BIDV Phú Thọ là rất lớn. Năm 2015, vốn huy động được tăng 1.023 tỷ đồng so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng 46.5%, đạt 107% kế hoạch năm 2015. Năm 2016, tăng 1.223 tỷ đồng so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng 38%, đạt 114% kế hoạch năm 2016 và đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)