Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động huyđộng vốn của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 41)

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động huyđộng vốn của NHTM

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động vào tháng 3 năm 2008 và chính thức ra mắt ngày 1 tháng 5 năm 2008 với vốn điềulệ 3.300 tỷ đồng. Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016 của LienVietPostBank đã cho thấy tốc độc tăng trưởng nhanh chóng và vững chắc của Ngân hàng với vốn điều lệ tính đến cuối năm 2016 là 6.460 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 130.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng hơn 78.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt hơn 110.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.067.000 tỷ đồng. Song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh doanh, LienVietPostBank tự hào là ngân hàng TMCP có mạng lưới lớn nhất Việt Nam, với hệ thống gồm hơn 130 Chi nhánh và Phòng Giao dịch khắp 63 tỉnh thành, hơn 1.000 Phòng Giao dịch Bưu điện và quyền khai thác trên 10.000 điểm giao dịch thông qua các bưu cục và điểm văn hóa xã có mặt tại những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần đáng kể trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới mọi người dân Việt Nam.

Để phát huy cao nhất hiệu quả nguồn vốn huy động để góp phần giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, LienVietPostBank đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý huy động vốn cụ thể:

Về mặt lập kế hoạch huy động vốn: Chủ động phối kết hợp chặt chẽ với các

cấp, các ngành, chính quyền địa phương, tạo điều kiện thuận lợi một cách tối ưu cho khách hàng dễ dàng làm thủ tục gửi tiền. Ban Giám đốc hàng năm xây dựng kế hoạch huy động vốn để giao chỉ tiêu cụ thể đến từng chi nhánh tỉnh,thành phố để phù hợp với từng địa bàn huy động.

Trong công tác triển khai kế hoạch huy động vốn: Trong những năm gần đây, toàn hệ thống LienVietPostBank phải đối mặt với nhiều thử thách từ ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước, thị trường tài chính có nhiều biến động, sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác. Nhưng với sự đoàn kết, nhất trí cao, sự linh hoạt, sáng suốt trong chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ nhân viên toàn chi nhánh, LienVietPostBank đã cơ bản hoàn thành thắng lợi các mục tiêu hoạt động kinh doanh trong các năm.

Ngân hàng đã áp dụng tốt các biện pháp điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp với thực tế ở địa phương trong việc huy động vốn theo quy định. Mặc dù lãi suất huy động có nhiều thay đổi song công tác huy động vốn của ngân hàng luôn được đảm bảo ổn định, không vượt quá hạn mức kế hoạch đề ra. Để duy trì hoạt động có hiệu quả, bền vững, LienVietPostBank thường xuyên coi trọng công tác huy động vốn từ nhân dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn.

Về công tác kiểm soát huy động vốn: Tuy LienVietPostBank làm rất tốt về

công tác lập kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch huy động vốn hàng năm. Nhưng công tác kiểm soát huy động vốn lại chưa thực sự tốt thể hiện qua: Ban lãnh đạo đã chưa điều chỉnh được kế hoạch phù hợp cho mỗi giai đoạn làm cho có lúc không sử dụng hết nguồn vốn huy động nhưng có lúc lại thiếu nguồn.

Về công tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm: Báo cáo tổng kết hàng năm của

LienVietPostBank cũng đã tổng kết lại công tác huy động vốn xem đã thực hiện tốt kế hoạch được giao hay chưa từ đó cũng đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nguồn vốn của Chi nhánh.

1.2.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việtn Nam -Chi nhánh Thái Nguyên

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên) chính thức đi vào hoạt động đa năng như một ngân hàng thương mại từ năm 1990. Từ thời điểm này, BIDV Thái Nguyên đã phát triển mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ như huy động vốn, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, chuyển tiền kiều hối… Hoạt động huy được chú trọng trong quá trình phát triển với việc thực hiện hiện đại hóa ngân hàng, đưa ra nhiều sản phẩm tiền gửi như tiền gửi tích lũy, bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiển gửi, tiền gửi lãi suất linh hoạt… BIDV thường xuyên chăm sóc khách hàng với các chương trình khuyến mại như gửi tiền tặng thẻ bảo hiểm, tặng quà, tiền mặt tương ứng với tỷ lệ số tiền gửi. BIDV đã thực hiện việc phân khúc khách hàng tiền gửi như Khách hàng quan trọng, khách hàng cần thiết và Khách hàng phổ thông. Áp dụng các cơ chế chăm sóc với từng phân khúc khách hàng, tiếp tục mở rộng thị phần bằng việc mở các phòng Giao dịch tại một số địa bàn trong tỉnh. Nhờ những hoạt động trên, việc huy động vốn của BIDV Thái Nguyên qua các năm đã có sự tăng trưởng đều và ổn định. Tính đến hết quý I năm 2017, trong tổng nguồn vốn huy động của 25 tổ chức tín dụng trên địa bàn được trên 41,6 nghìn tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 41 nghìn tỷ đồng thì BIDV Thái Nguyên chiếm 14% về thị phần vốn huy động và gần 20% về thị phần dư nợ cho vay. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu nhiều năm liền luôn duy trì ở mức thấp, dưới 0,1%. Với những kết quả này, BIDV Thái Nguyên những năm qua luôn được xếp là một trong 30 chi nhánh chủ lực trong số gần 200 chi nhánh của BIDV trên toàn quốc.[3]

Để có được những kết quả này, BIDV Thái Nguyên đã làm tốt công tác lập kế hoạch huy động vốn. Bên cạnh yếu tố “thiên thời, địa lợi” và định hướnghoạt động đúng đắn, sát với thực tế của Ban lãnh đạo Ngân hàng, BIDV Thái Nguyên còn may mắn có một đội ngũ nhân sự am hiểu sâu sắc thị trường vốn là người dân bản địa, năng động, có kinh nghiệm công tác lâu dài trong ngành ngân hàng. Việc cung cấp tới khách hàng những sản phẩm dịch vụ hiệu quả, kịp thời, đúng nhu cầu với một thái độ chuyên nghiệp, cầu thị và thân thiện chính là những yếu tố tạo nên thành công cho BIDV Thái Nguyên, đồng thời là kinh nghiệm mà các Ngân hàng khác cần học hỏi.

Với công tác thực hiện kế hoạch huy động vốn: Với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhân viên BIDV Thái Nguyên phải trực tiếp đến từng doanh nghiệp, từng hộ gia đình hay các khu vực chợ, khu thương mại để gặp gỡ, giới thiệu cũng như nắm bắt nhu cầu và thuyết phục khách hàng tin tưởng, đồng ý sử dụng dịch vụ của BIDV. BIDV Thái Nguyên cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ cơ quan chính quyền địa phương trong các công tác phát triển mạng lưới cũng như các hoạt động kinh doanh.Đây cũng chính là kinh nghiệm để BIDV Thái Nguyên thành công trong các mặt kinh doanh, đặc biệt là trong công tác huy động vốn.

Với công tác kiểm soát huy động vốn, Ban Giám đốc BIDV Thái Nguyên đã thường xuyên giám sát tình hình nhằm đưa ra các chính sách hợp lý trong công tác huy động vốn.

Tuy nhiên, trong công tác tổng kết, rút kinh nghiệm thì BIDV Thái Nguyên lại chưa thực sự làm tốt bởi Chi nhánh chưa tự kiểm điểm được những mặt hạn chế của mình nên đã không có những bài học kinh nghiệm làm cho kết quả huy động còn chưa đạt yêu cầu.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý hoạt động huy động vốn của NHTM rút ra cho các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Từ việc quản lý huy động vốn của các ngân hàng trên cho thấy, việc thực hiện mô hình quản lý vốn ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn ngân hàng, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm để các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ áp dụng trong thời gian tới như sau:

Về lập kế hoạch huy động vốn: Hàng năm phải xây dựng kế hoạch huy động

vốn cụ thể tới từng chi nhánh sao cho phù hợp với địa bàn huy động. Chỉ tiêu huy động vốn phải được giao tới từng phòng nghiệp vụ, từng nhân viên. Hình thức huy động vốn phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền, nhằm khai thác tốt nhất mọi nguồn lực tiềm tàng trong dân cư.

Về triển khai kế hoạch huy động vốn: Phải đưa ra chính sách lãi suất thích hợp, linh hoạt để khuyến khích người dân tiết kiệm và gửi tiền vào Ngân hàng. Phải áp dụng lãi suất linh hoạt, mềm dẻo để thu hút vốn theo cơ cấu có lợi cho Ngân hàng.

Thường xuyên nghiên cứu thị trường, đáp ứng nhanh nhậy nhu cầu thị trường. Việc mở rộng huy động vốn đều phải dựa trên nền tảng tăng cường sử dụng tin học, hiện đại hóa hoạt động của Ngân hàng.

Tăng cường liên kết với các tổ chức, các bên có liên quan khác như các Ngân hàng trong ngành, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, hàng không, điện tử - viễn thông, khu du lịch, khu vui chơi giải trí,… nhằm khuyếch trương danh tiếng của Ngân hàng, mở rộng đối tượng khách hàng, phát triển nghiệp vụ thanh toán, tăng vốn huy động trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây chính là cơ sở để thu hút khách hàng mới và gia tăng uy tín, vị thế của Ngân hàng.

Đa dạng kênh phân phối và phát triển hệ thống kênh phân phối Ngân hàng hiện đại. Việc làm này giúp mở rộng mạng lưới của Ngân hàng, giúp cho các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng dể dàng tiếp cận với khách hàng hơn. Bên cạnh đó cũng giúp Ngân hàng kịp thời nắm bắt những nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng, từ đó kịp thời đưa ra những động thái phù hợp làm hài lòng khách hàng.

Hoàn thiện và phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. Từ đó, tạo niềm tin và xây dựng một lượng khách hàng trung thành ngày càng lớn cho Ngân hàng.

Về kiểm soát huy động vốn: Thường xuyên kiểm tra kế hoạch huy động vốn

để kịp thời nắm bắt tình hình để điều chỉnh kế hoạch huy động vốn sao cho phù hợp với từng thời kỳ.

Về tổng kết, đúc rút kinh nghiệm: Sau mỗi đợt huy động, phải tổng kết lại quá trình huy động để xem các chính sách đã phù hợp chưa, rồi từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm làm tốt, hiệu quả cho các đợt huy động sau.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, những câu hỏi nghiên cứu cần phải được đặt ra là:

Thực trạng hoạt động huy động vốn và quản lý hoạt động huy động vốn của các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như thế nào? Đã đạt được những kết quả gì? Có những hạn chế, bất cập ra sao?

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và quản lý hoạt động huy động vốn của các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ?

Để có thể quản lý hoạt động huy động vốn tại các Ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn tiếp theo cần phải có những quan điểm, định hướng và giải pháp cơ bản nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

2.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động huy động vốn. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý, yếu tố tâm lý. Các yếu tố bên trong gồm Khoa học và công nghệ, yếu tố con người, hoạt động chung của ngân hàng. Các yếu tố có mối quan hệ khăng khít với nhau trong một hệ thống động.

2.2.1.2. Tiếp cận thị trường mở

Kinh tế mở là nền kinh tế có sự tham gia của các thành phần kinh tế nước ngoài. Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc, thể hiện rõ nét qua việc gia nhập và thực hiện các cam kết với nhiều tổ chức quốc tế mà đặc trưng là ASEAN, APEC, tổ chức thương mại thế giới WTO, và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Mở cửa thị trường tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đòi hỏi các ngân hàng thương mại

tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối hoạt động huy động vốn. Việc hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội hơn cho việc tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ nhưng cùng đặt ra nhiều thách thức trong việc quản lý để công tác huy động đạt hiệu quả mong nuốn. Luận văn tiếp cận thị trường mở để phân tích một cách toàn diện các hướng tiếp cận nhiều nguồn vốn huy động khác nhau trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, sự cạnh tranh không chỉ với các ngân hàng trong nước mà với cả ngân hàng nước ngoài, những đòi hỏi về tiêu chuẩn, những giải pháp mới mang tính toàn diện, lâu dài trong quản lý hoạt động huy động vốn. Hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần dựa trên các nguyên tắc trong quan hệ kinh tế quốc tế và giao lưu ngoại thương, đồng thời phải tuân thủ các cam kết quốc tế.

2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu này thực hiện tại các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Tác giả lựa chọn địa bàn nghiên cứu là ngân hàng các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vì Các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Phú Thọ với nhiều tiềm năng trong phát triển. Hơn nữa tác giả công tác tại một trong các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nên am hiểu thực tế đơn vị. Trong giai đoạn hiện nay, khi nhu cầu vốn trong nền kinh tế nói chungvà trong hoạt động ngân hàng nói riêng ngày càngtăng lên, việc quản lý hoạt động vốn trở thành vấn đề vô cùng quan trọng. Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn là góp một phần quản lý hiệu quả hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.3.1. Số liệu thứ cấp

Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp.

Bài viết thu thập số liệu thứ cấp của các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; các số liệu, tài liệu của cơ quan thống kê, cơ quan quản lý nhà nước, Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam…

Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các tài liệu tham khảo như sách, báo, giáo trình, tạp chí và các trang internet.

2.2.3.2. Số liệu sơ cấp

Để thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã xây dựng các câu hỏi, đặt ra các tình huống, đặt ra những vấn đề nghiên cứu... tiến hành điều tra nghiên cứu các địa điểm giao dịch của một số ngân hàng uy tín trên địa bàn, tham vấn các chuyên gia, nhà nghiên cứu để làm sáng tỏ đề tài.

2.2.4. Phương pháp tổng hợp, và xử lý thông tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017, tình hình huy động vốn và quản lý hoạt động huy động vốn tại Các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích

và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt -Yt-1

Trong đó:

+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ ∆y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành

phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)