2014
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động tín dụng trung – dài hạn tạ
3.2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc:
NHNN phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM nói chung và NHTMCP Công Thương VN – CN Tây Đô nói riêng hoạt động kinh doanh hiệu quả, bảo tồn được vốn, góp phần đưa thành phố Cần Thơ phát triển.
Cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách tín dụng, thường xuyên theo dõi đối chiếu, kiểm tra thực tế việc thực hiện các văn bản ban hành để có hướng điều chỉnh cho phù hợp.
Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NH, từ đó thúc đẩy các NH phát triển theo chiều hướng tích cực và đạt hiệu quả cao.
3.2.2. Kiến nghị đối với Vietinbank:
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của chi nhánh.
Hỗ trợ chi nhánh trong việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên NH. Trang bị những thiết bị hiện đại cho chi nhánh để hoạt động của chi nhánh ngày một nhanh chóng, hiệu quả và theo kịp với công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước.
Thường xuyên khen thưởng khi chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu được giao để khích lệ chi nhánh hoạt động ngày một có hiệu quả hơn.
Nên để chi nhánh tự quyết định chương trình khuyến mãi, hoạt động quảng cáo vì đặc tính khách hàng ở mỗi địa phương khác nhau.
3.2.3. Kiến nghị đối với Vietinbank – CN Tây Đô:
Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm KH mới, chăm sóc khách hàng đồng thời luôn giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ, khách hàng uy tín.
Các hình thức huy động vốn sẽ hiệu quả hơn nếu NH đẩy mạnh việc phát hành thẻ ATM miễn phí và bổ sung thêm máy ATM ở nhiều địa điểm thuận lợi để khuyến khích khách hàng sử dụng hệ thống ATM.
Mở các lớp huấn luyện, đào tạo kỹ năng cho nhân viên cả về nghiệp vụ lẫn kỹ năng mềm trong giao tiếp.
Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cao để đảm bảo quá trình hoạt động của NH.
Mở rộng quy mô hoạt động của NH giúp đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng vốn của người dân trong toàn thành phố.
Tạo môi trường làm việc cho đội ngũ nhân viên thoải mái trong công việc, tổ chức khen thưởng khi đạt chỉ tiêu được giao. Có như vậy nhân viên sẽ hăng hái trong công việc, nỗ lực phấn đấu góp phần mang lại hiệu quả cao cho NH.
Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các phòng ban có liên quan trong việc giám sát, hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, đảm bảo cho NH tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong công tác cho vay và thu hồi nợ.
Củng cố và phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua về lợi nhuận, DCSV, DSTN, dư nợ và nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn.
Tiếp tục tăng nguồn vốn huy động của NH để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng bằng việc áp dụng các biện pháp đề ra và tiếp tục phát huy các biện pháp huy động sẵn có của NH đã thu hút được nhiều vốn của NH qua mấy năm qua.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Từ phân tích những nguyên nhân gây ra tồn tại trong hoạt động tín dụng trung – dài hạn của Vietinbank – CN Tây Đô ở chương 2, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cả vi mô và vĩ mô thiết nghĩ nên được NH quan tâm, xem xét để hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển một cách an toàn và hiệu quả.
Các biện pháp vi mô áp dụng trong nội bộ Vietinbank đi từ định hướng kinh doanh, chính sách quản trị, nguồn nhân lực, công nghệ cần phải được thực hiện đồng thời và hiệu quả thì mới có thể tạo ra sự bứt phá cho NH trên con đường cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập WTO hiện nay.
Các biện pháp vĩ mô và hỗ trợ có liên quan đến Ngân hàng Nhà Nước và các ban ngành chức năng cũng cần phải được thực hiện trong thời gian sớm nhất để có thể thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như của ngành kinh doanh ngân hàng, trong đó có Vietinbank.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các cán bộ công nhân viên, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô đã vượt qua bao khó khăn của biến động nền kinh tế, sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác để đạt được một số kết quả nhất định. Qua phân tích, ta có thể rút ra một số vấn đề chính của chi nhánh như sau:
Về hoạt động kinh doanh: Qua phân tích ta thấy lợi nhuận của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm. Tuy chi phí có tăng nhưng ngân hàng đã tìm cách đa dạng các nguồn thu nhập, chủ yếu là các hoạt động dịch vụ làm cho tốc độ tăng nhanh hơn chi phí làm tăng lợi nhuận.
Về hoạt động cho vay: Qua phân tích tình hình tín dụng trung – dài hạn của NH trong 3 năm ta thấy DSCV, DSTN và dư nợ tăng, giảm qua các năm, hoạt động cho vay hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho NH. Đó là do NH luôn có chính sách tín dụng hợp lý, biết lựa chọn và phân loại khách hàng, cho vay những khách hàng tốt, hạn chế và kiên quyết từ chối những khách hàng xấu, khả năng xảy ra rủi ro cao để hạn chế tình trạng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng.
Song song với những thành tựu đạt được, NH cũng gặp không ít những khó khăn như DSCV và DSTN chưa tăng cao, vốn huy động sử dụng chưa thật hiệu quả,…Đây là những vấn đề cấp thiết ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ và uy tín của NH. Tuy nhiên, NH Vietinbank – CN Tây Đô đã không ngừng nỗ lực tìm ra những giải pháp tích cực để vượt qua những khó khăn đó sánh vai với các NHTM khác trên địa bàn làm cho hoạt động tín dụng của NH ngày càng mở rộng và phát triển. Nhìn chung trong những điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi NH cần cố gắng hơn nữa, mạnh dạn vượt qua thử thách để duy trì và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính, 2014. Thông tư số 65/2014/TT-BTC. Hà Nội, tháng 5 năm 2014. 2. Chính phủ, 2012. Nghị quyết số 13/2012/NQ-CP. Hà Nội, tháng 5 năm 2012. 3. Chính phủ, 2012. Nghị quyết số 02/2013/NQ-CP. Hà Nội, tháng 1 năm 2012. 4. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam
5. Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội
6. Thông tư số 13/2010 của NHNN, “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”.
7. Luật số: 47/2010/QH12, “Luật các tổ chức tín dụng năm 2010”. 8. Các trang web tham khảo:
http://cafef.vn/ www.vietinbank.vn http://ub.com.vn/ voer.edu.vn
9. Tài liệu về tín dụng của Vietinbank – CN Tây Đô.
10. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2013), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Trường ĐH Kinh tế quốc dân
11. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2013), “Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại”,NXB ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
12. PGS.TS Lê Văn Tề (2010), “Tín dụng ngân hàng”, NXB Giao thông vận tải, TP. Hồ Chí Minh
13. PGS.TS Phan Thị Cúc (2008), “Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.
14. TS. Nguyễn Minh Kiều (2012), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”,NXB Lao động – Xã hội.
15. GS. TS Nguyễn Văn Tiến (2011), “Giáo trình ngân hàng thương mại”, NXB Thống kê
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU NĂM
2012 2013 2014
A TỔNG THU NHẬP 92.495 108.239 125.969
I Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tƣơng tự 61.545 73.060 86.487
1 Thu từ lãi cho vay 61.545 73.060 86.487
2 Thu lãi tiền gửi ngân hàng khác
II Thu nhập ngoài lãi 30.950 35.179 39.482
1 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 20.156 22.659 25.131
2 Thu nhập từ mua bán chứng khoán - - -
3 Thu nhập hoạt động cho thuê tài chính - - -
4 Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần - - -
5 Thu nhập khác 10.794 12.520 14.351
B TỔNG CHI PHÍ 88.207 94.367 107.635
I Chi phí lãi huy động 60.324 63.820 70.146
II Chi phí ngoài lãi huy động 27.883 30.547 37.489
1 Chi phí hoạt động dịch vụ 10.935 11.936 14.518
2 Chi phí điều chuyển 2.324 2.790 3.847
3 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2.951 3.030 4.587
4 Chi phí quản lý - - -
5 Chi phí tài sản - - -
6 Chi phí nhân viên 6.517 7.079 8.190
7 Phí, lệ phí, thuế - - -
8 Chi phí khác 5.156 5.712 6.347
C LỢI NHUẬN TRƢỚC THUẾ 4.288 13.872 18.334