2.4. Tình hình cho vay
2.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay bất động sản tại chi nhánh
2.4.4.1. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số được sử dụng để so sánh sự tăng trưởng doanh số tín dụng của năm nay so với năm trước đó. Mục đích của chỉ tiêu này là để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng ở hạng mục cho vay bất động sản của ngân hàng qua các năm.
Bảng 2.10. : Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bất động sản của chi nhánh MB – Đông Sài Gòn giai đoạn 2012-2014. Đơn vị tính: tỷ đồng Doanh số cho vay Năm Tỷ lệ tăng trƣởng 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Tổng 362,58 547,04 466,94 184,46 50,87% -80.10 - 14,64%
Nguồn: NHTMCP Quân Đội – CN Đông Sài Gòn
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 2012-2014 có những giai đoạn tăng giảm khác nhau. Trong đó giai đoạn 2012 -2013 chứng kiến bước nhảy vọt trong tăng trưởng tín dụng của chi nhánh, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tăng 50,87% đạt 184,46 tỷ đồng so với năm 2012. Trong giai đoạn này, chi nhánh đã thực hiện kế hoạch tín dụng theo chủ trương của ngân
hàng, cùng những cải cách trong qui chế cho vay đã giúp chi nhánh tiếp cận được với khách hàng một cách hiệu quả, giúp chi nhánh có được sự tăng trưởng tín dụng thần kỳ trong giai đoạn này.
Bước sang giai đoạn 2013-2014, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh giảm 80,1 tỷ đồng tương ứng14,64% so với năm 2013, không phải ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tiếp xúc khách hàng mà nguyên nhân lý giải cho sự giảm nhẹ dư nợ trong giai đoạn này là do sự cạnh tranh quá khắc nghiệt giữa các ngân hàng với nhau đã dẫn đến sự biến động của doanh số cho vay. Trong đó các ngân hàng cạnh tranh chủ yếu về 2 hạng mục chính là lãi suất và thủ tục hồ sơ. Ở hạng mục lãi suất, tuy rằng ngân hàng MB có lãi suất thấp hơn so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác từ 0,2- 0,5%/năm, tuy nhiên về thủ tục hồ sơ ngân hàng còn đòi hỏi quá rườm rà, nhiều khách hàng cảm thấy chán nản và không muốn làm việc với MB dẫn đến doanh số giảm trong năm 2014. Một lý do khác cũng được đưa ra là do sự biến động của nguồn nhân lực làm cho hoạt động của chi nhánh bị ảnh hưởng, nguồn lực giảm làm dư nợ giải ngân giảm theo. Tuy nhiên, đánh giá sự sụt giảm này không suất phát từ khó khăn của ngành kinh tế mà nguyên nhân là do cơ chế hoạt động của hệ thống MB.
2.4.4.2. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ.
Bảng 2.11. : Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ trong hoạt động cho vay bất động sản của chi nhánh MB – Đông Sài Gòn giai đoạn 2012-2014.
Đơn vị tính: tỷ đồng
năm 2012 2013 2014
Doanh số giải ngân 362,58 547,04 466,94
Doanh số thu hồi nợ 77,32 85,35 104,25
Dư nợ 285,26 461,69 362,69
Tỷ lệ tăng trưởng 61,85% -21,44%
Nguồn: NHTMCP Quân Đội – CN Đông Sài Gòn
Tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng doanh số, Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2012-2014 có những giai đoạn tăng giảm khác nhau. Trong giai đoạn 2012-2014, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ năm 2014 có sự giảm mạnh so với tỷ lệ tăng trưởng doanh số cấp tín
dụng. Cụ thể, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ năm 2014 giảm 21,44% so với tỷ lệ tăng trưởng doanh số năm 2014 là 14,64%. Giải thích nguyên nhân có sự khác biệt này là do trong năm 2014, lượng khách hàng trả nợ trước hạn trong thời gian vay tăng lên, làm cho doanh số thu hồi nợ tăng dẩn đến tỷ lệ tăng trưởng dư nợ giảm. Đây có thể xem là điều đáng quan tâm trong hoạt động của chi nhánh, chi nhánh cẩn kiểm soát và tăng uy tín của mình, tránh những trường hợp tương tự trong những năm kế tiếp.
2.4.4.3. Tỷ lệ thu lãi.
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay
Bảng 2.12 : Tỷ lệ thu lãi của chi nhánh MB – Đông Sài Gòn giai đoạn 2012-2014.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2012 2013 2014
Lãi phải thu 47,1354 65,6448 51,3634
Lãi đã thu 45,8439 63,5901 49,7300
Tỷ lệ thu lãi 97,26% 96,87% 96,82%
Nguồn: NHTMCP Quân Đội – CN Đông Sài Gòn
Tình hình thu lãi của MB – CN Đông Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 giảm qua các năm, cụ thể trong năm 2012, tỷ lệ thu lãi của chi nhánh là 97,26%, trong khi 2 năm tiếp theo chứng kiến sự sụt giảm nhẹ về tỷ lệ thu lãi của chi nhánh với các con số cụ thể lần lượt là 96,87% và 96,82%. Điều này cho thấy chi nhánh đang gặp khó khăn trong quá trình thu hồi lãi, sự gia tăng doanh số cấp tín dụng nhanh, kiểm soát chưa thực sự chặt chẽ trong quá trình kiểm soát ảnh hưởng đến tỷ lệ thu lãi của chi nhánh. Việc sụt giảm tỷ lệ thu lãi sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh. Tuy nhiên, xét trên bình diện của các ngân hàng, tỷ lệ thu hồi lãi của chi nhánh được xem là tốt so với mặt bằng chung của các ngân hàng. Sự sụt giảm tỷ lệ thu hồi lãi trong giai đoạn qua cân nhắc chi nhánh cần có những biện pháp cụ thể để phòng ngừa rủi ro trong giai đoạn tới.
Bảng 2.13: Tỷ lệ thu nợ đến hạn và nợ quá hạn của chi nhánh MB – Đông Sài Gòn giai đoạn 2012-2014.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2012 2013 2014
Doanh số giải ngân 362,58 547,04 466,94
Doanh số nợ quá hạn 7,43 13,89 10,97
Doanh số thu nợ đến hạn 355,15 533,15 455,97
Tỷ lệ thu nợ đến hạn 97,95% 97,46% 97,65%
Tỷ lệ nợ quá hạn 2,05% 2,54% 2,35%
Nguồn: NHTMCP Quân Đội – CN Đông Sài Gòn
Tỷ lệ thu nợ đến hạn của chi nhánh giai đoạn 2012-2014 luôn được duy trì ở mức 97%, cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh ở mức hiệu quả, khả năng thu hồi nợ của các khoản cho vay luôn được duy trì ở mức ổn định. Điều này được lý giải là do chi nhánh thực hiện tốt các kế hoạch tín dụng và kế hoạch cho vay, thường xuyên đôn đốc chuyên viên nhắc nhở và thu hồi nợ từ phía khách hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh cũng được duy trì ở một mức độ hiệu quả. Điều này đánh giá cao trong công tác quản lý tín dụng và đôn đốc thu hồi nợ từ các khoản vay của chi nhánh. Sự kiểm soát tốt tỷ lệ nợ quá hạn giúp chi nhánh giảm thiểu được rủi ro tín dụng bởi những nhóm nợ cần chú ý là những nhóm có khả năng phát sinh và chuyển sang nợ xấu.
2.4.4.5. Tỷ lệ nợ xấu.
Bảng 2.14 : Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh MB – Đông Sài Gòn giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2012 2013 2014
Dư nợ 285,26 461,69 362,69
Nợ xấu 4,71 9,10 8,67
Tỷ lệ nợ xấu 1,65% 1,97% 2,39%
Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong giai đoạn 2012-2014 có sự biến động nhẹ, nhưng vẫn được duy trì ở một mức phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước. Cụ thể, năm 2012 nợ xấu trong hoạt động cho vay bất động sản của chi nhánh là 4,71 tỷ đồng, chiếm 1,65% tổng dư nợ trong năm. Trong năm 2013 và 2014 có sự tăng nhẹ về tỷ lệ nợ xấu, lần lượt là 1,97% và 2,39%. Lý giải cho sự gia tăng tỷ lệ này là trong giai đoạn 2013- 2014, chi nhánh thực hiện nới lỏng điều kiện cấp tín dụng, khiến nhiều khoản cấp tín dụng có nợ xấu xảy ra.
Tuy nhiên, so sánh giữa tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu có sự khác biệt rõ rệt. Điều này ghi nhận công tác kiểm soát tốt nợ nhóm 2 của chi nhánh.
Chƣơng III ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY BẤT ĐỘNG SẢN CHO ĐỐI TƢỢNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI MB – CN ĐÔNG SÀI GÕN.