4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.1.1 Cơ sở của giải pháp
3.1.1.1 Tồn tại
Từ năm 2011, hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên chuyển biến không thật sự rõ rệt và đáp ứng lợi nhuận cho ngân hàng. Vì thế cần có nhiều biện pháp thu hút các khách hàng cá nhân để tăng lợi nhuận.
Cho vay nuôi tôm và cho vay khác đang có tỷ lệ nợ xấu khá cao, phản ánh chất lượng tín dụng chưa hiệu quả.
3.1.1.2 Nguyên nhân
3.1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất là có nhiều tác động xấu từ nền kinh tế không chỉ trong nước mà còn cả thế giới thể hiện qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và lạm phát trong nước với tỷ lệ cao mặc dù trong những năm gần đây các biện pháp đẩy lùi lạm phát đang được thực hiện tốt (năm 2011 CPI là 18.58%, năm 2012 CPI là 6.81%, năm 2013 CPI là 6.04%), cùng với khí hậu có nhều sự thay đổi làm ảnh hưởng tới nông nghiệp, chăn nuôi và đặc biệt ngành chủ lực là nuôi tôm.
Thứ hai là sự phát triển và cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn Sóc Trăng trong những năm gần đây. Sóc Trăng có mật độ dân số trung bình khoảng 389 người/ Km2 nhưng có đến hơn 32 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, ngoài các đối thủ nặng ký như Agribank, Vietcombank, Viettinbank, Techcombank, Sacombank, Đông Á, … BIDV Sóc Trăng còn có các đối thủ khác như: MHB, Phương Nam, Kiên Long, Saigonbank, … Vì thế để lôi kéo được các khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân đặt ra cho BIDV Sóc Trăng nhiều thử thách.
Thứ ba là do khách hàng chủ lực của BIDV từ trước là khách hàng doanh nghiệp, tuy là trong những năm gần đây ngân hàng đang định hướng BIDV sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam đi đôi với việc tạo cơ hội tiếp cận với các khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, định hướng của BIDV chưa đủ truyền thông
cho các khách hàng cá nhân và kết quả là khách hàng cá nhân đang có nhu cầu về vốn thì thường tiếp cận các ngân hàng khác trong tỉnh.
Thứ tư, tình trạng nợ xấu của một số đối tượng như là nông dân khi sử dụng vốn vay không hiệu quả (do trình độ, thu nhập thấp, thất mùa, thiên tai, dịch bệnh, khó khăn trong giải quyết đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, …) ảnh hưởng trực tiếp kết quả kinh doanh của ngân hàng.
3.1.1.2.2 Các yếu tố chủ quan
Cũng như đã nói trên, hoạt động truyền thông của ngân hàng còn nhiều hạn chế, mặc dù đã có chính sách tín dụng cho các khách hàng cá nhân nhưng người dân vẫn chưa biết đến và còn nhiều e ngại khi đến giao dịch.
Thủ tục giải ngân còn rườm rà, chưa gọn. Công tác kiểm tra hồ sơ chưa nhanh vì thiếu nhân lực.
So với một số ngân hàng khác, đặc biệt là Agribank có rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch ở hầu hết các huyện và thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng, thì mạng lưới BIDV ở Sóc Trăng còn nhiều hạn chế khi chỉ có hai điểm giao dịch là chi nhánh và phòng giao dịch thành phố Sóc Trăng. Vì thế khó tiếp cận với các cá nhân có nhu cầu vay vốn.
Số lượng nhân viên ở bộ phận tín dụng và bộ phận quản lý rủi ro ở Chi nhánh Sóc Trăng vẫn còn ít dẫn đến việc kiểm soát hồ sơ còn bị hạn chế.
Các đặc điểm nêu trên là một số yếu tố bất cập cả về khách quan và chủ quan của BIDV Sóc Trăng, nếu như BIDV Sóc Trăng có thể tìm hiểu và khắc phục các tình trạng nêu trên, đồng thời nắm bắt thời cơ, cơ hộ cùng với cập nhật thông tin về các ngân hàng đối thủ hiện tại và mới gia nhập, tin chắc rằng ở tương lai không xa BIDV Sóc Trăng sẽ có những bước tiến mạnh mẽ và vững chắc.
3.1.2 Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động tín dụng nhân tại BIDV Sóc Trăng 3.1.2.1 Đối với công tác huy động vốn cá nhân
Những năm qua, ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng dù tăng trưởng nhưng vẫn chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu cho vay của các đối tượng khách hàng khác nhau ma ngân hàng vẫn cần phải bổ sung vốn điều chuyển, trong khi lãi vay của vốn điều chuyển khá cao, làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng. Thêm vào đó, trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay
gắt như hiện nay càng làm cho tác huy động vốn của BIDV Sóc Trăng có nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn.
- Đối với ngân hàng hiện nay do số phòng giao dịch ít nên khó huy động vốn cũng như cho vay đối với các đối tượng khách hàng ở các huyện xa trong tỉnh. Vì thế ngân hàng cần cố gắng mở thêm các điểm giao dịch tại các huyện phát triển trong tỉnh nhằm mở rộng thị trường cũng như phát triển thêm các khách hàng mới. Do ngân hàng mới có một phòng giao dịch trong tỉnh nên theo Thông tư 21/2013/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại thì ngân hàng có thể mở thêm hai phòng giao dịch nữa.
- Tăng cường tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, giữ quan hệ tốt với khách hàng truyền thống. Xác định chiến lược khách hàng phù hợp nhằm duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng trên cơ sở đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng nhất là đối với khách hàng truyền thống.
- Do hiện nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có trên 10 Ngân hàng hoạt động, các ngân hàng mới ngày càng tăng cường các hoạt động marketing nhằm có thêm nhiều khách hàng. Một phần là đối tượng khách hàng cá nhân nên khả năng nghiên cứu về các điều khoản trong hợp đồng với các ngân hàng sẽ khó hơn đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nên cần phải đẩy mạnh công tác marketing để nhóm khách hàng cá nhân có thể hiểu rõ hơn về các chương trình khuyến mãi cũng như chính sách của BIDV Sóc Trăng. Các hoạt động marketing có thể thực hiện như mở gian hàng tại hội chợ, triển lãm. Thực hiện liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp để tiến hành dịch vụ tư vấn cho các nhóm khách hàng cá nhân.
3.1.2.2. Đối với hoạt động tín dụng 3.1.2.2.1 Một số giải pháp chung 3.1.2.2.1 Một số giải pháp chung
a) Cải thiện cơ cấu tài sản có
Tăng trưởng tín dụng cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Mở rộng nâng cao chất lượng thanh toán trong nước, các loại hình bảo lãnh, kinh doanh tiền tệ. Xây dựng chiến lược khách hàng. Xây dựng hệ thống đánh giá, kiểm tra, phân tích khách hàng hiện tại để gìn giữ các mối quan hệ lâu dài, đồng thời tìm kếm các khách hàng tiềm năng.
b) Tập trung sức đào tạo và bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ trong bồi dưỡng
Cán bộ tín dụng đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy nâng cao chất lượng về mặt nhân lực là vô cùng cần thiết. Cần nâng cao một số kỹ năng như :
Kỹ năng bán hàng : đây là một trong những kỹ năng quan trọng. Vì cán bộ tín dụng cần phải giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng, nắm bắt nhu cầu khách hàng để đưa đến khách hàng những dịch vụ mà ngân hàng đang có, cạnh tranh với các ngân hàng khác. Đồng thời cũng giúp khách hàng có lòng tin với ngân hàng qua phong cách làm việc chuyên nghiệp cũng như kỹ năng thuyết phục tốt của cán bộ tín dụng.
Kỹ năng tìm hiểu điều tra : Kỹ này giúp cán bộ tín dụng thu thập thông tin từ khách hàng, thị trường và các đối thủ cạnh tranh, góp phần nâng cao kiến thức, phụ vụ cho công tác phân tích và nghiệp vụ cá nhân của mỗi cán bộ tín dụng.
Kỹ năng phân tích : Tù việc thu thập nguồn thông tin trên, phân tích đánh giá thông tin để đưa ra quyết định sáng suốt sẽ mang lại hiệu quả trong hoạt động tín dụng, góp phần hạn chế rui ro cho ngân hàng
Kỹ năng đàm phán : Thương lượng, đàm phán với khách hàng về các điều khoản, hợp đồng cho vay, tỷ lệ cho vay. Ngoài ra, giải quyết thắc mắc về hợp đồng cho vay đối với những khách hàng mới.
Ngoài trau dồi kỹ năng, ngân hàng cần có thêm các buổi tập huấn về các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước trong cơ chế tín dụng. Hoặc những chủ trương mới phát triển ngân hàng của tỉnh đề ra. Tổ chức tuyên truyền các cuộc vận động của cả nước như : Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các phong trào kêu gọi lòng yêu nước Hướng về biển Đông, … nhằm nâng cao lòng yêu nước, phẩm chất chính trị, bản lĩnh, quyết đoán trong quyết định.
Ngân hàng cũng cần có các chính sách lương thưởng rõ ràng, minh bạch, công minh. Thưởng đúng người đúng việc, thưởng theo năng lực và thành quả mang lại cho ngân hàng. Ngoải ra, cũng phải quan tâm đến các chính sách đãi ngộ, chiêu dụng người tài. Các phúc lợi bảo hiểm như bảo hiểm y tế, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Tăng cường các buổi tham quan du lịch, kết hợp nâng cao tinh thần đồng đội, tình đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhân viên.
Tóm lại, chất lượng con người luôn đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động của cuộc sống cũng như ngân hàng nói riêng. Xây dựng được hệ thống nguồn nhân lực có đầy đủ các kỹ năng, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cùng tinh thần hợp tác cao đó là mục tiêu BIDV Sóc Trăng nên chú trọng phát triển nhiều hơn nữa. Điều đó sẽ mang lại cho BIDV Sóc Trăng nhiều triển vọng phát triển hứa hẹn.
c) Thực hiện nghiêm túc quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định là khâu quan trọng trước khi cho vay. Tín dụng càng giảm rủi ro khi ngân hàng có một quy trình cụ thể, rõ ràng, thực tế và chặt chẽ. Cần tập trung vào các yếu tố sau :
Khả năng cho vay của ngân hàng
Dự án đầu tư có phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và các chính sách kinh tế của chính phủ hay không.
Khả năng hoàn trả của khách hàng
d) Tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát
Công tác kiểm soát, kiểm tra nội bộ là việc không thể thiếu trong ngân hàng. Từ công tác này mà ngân hàng có thể thu thập thông tin nội bộ cùng như khách hàng để có những quyết định phù hợp, kịp thời đưa ngân hàng luôn nằm trong tầm kiểm soát.
Để nâng cao chất lượng tín dụng thì quy trình kiểm tra, kiểm soát phải có cơ chế vận hành hợp lý, hiệu quả để giám sát quá trình kinh doanh sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, quá trình trả lãi, các vấn đề phát sinh của doanh nghiệp trong thời gian vay, từ khi vay vốn đến khi hoàn trả.
e ) Giải pháp tăng cường vốn để cho vay
Thu hút vốn để cho vay là việc hết sức quan trọng, tạo nên dư nợ tín dụng, tạo nên nguồn thu của ngân hàng. Vốn vay cần huy động ở nhiều đối tượng, như là : vốn nhàn rỗi của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và nước ngoài. Vậy để thu hút được nguồn vốn cần chú ý các biện pháp sau :
Cần nâng cao uy tín cũng như quảng bá thương hiệu của ngân hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng hiện tại và quan tâm các khách hàng tiềm năng.
Mở rộng thêm các mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch để dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng. Nâng cao thương hiệu của ngân hàng, đồng thời giúp các sản phẩm dễ dàng đến vói khách hàng hơn.
g) Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro
Chủ động phân tán rủi ro : Đối với công tác tín dụng, rủi ro là điều không
thể tránh khỏi. Vì vậy phòng ngửa và chủ động phân tán rủi ro mọi lúc là điều kiện tiên quyết trong phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Có thể phân tán về thời gian, không gian, hoạt các ngành nghề, lĩnh vực cho vay thì ngân hàng có cơ hội kịp thời xoay chuyển, và không gây ảnh hưởng tới hoạt động bình thường trong kinh doanh của ngân hàng. Một số biện pháp cụ thể như : tránh cho vay ở các ngành nghề có độ rủi ro cao ; đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực cho vay; không tập trung cho vay ở một đối tượng khách hàng, …
Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng : Khách hàng là đối
tượng cho vay vì thế khách hàng cũng là nguồn gốc rủi ro tín dụng. Nếu không thể đánh giá hoặc tìm hiểu tôt về khách hàng thì những rủi ro phát sinh từ khách hàng sẽ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng của doanh nghiệp. Vì vậy, cần nâng cao công tác thẩm định, phân tích khách hàng : như mục đích vay, kế hoạch sản xuất kinh doanh có khả quan không, trong quá trình hoạt động kinh doanh, khách hàng có gây nợ xấu ở các ngân hàng khác hay không. Công tác này góp phần không nhỏ trong việc han chế rủi ro tín dụng.
Nghiên cứu và hình thành các bảo đảm tín dụng chắc chắn : Bảo đảm tín
dụng là một trong những hình thức hạn chế rủi ro tín dụng tốt. Để bảo đảm tín dụng cần chú ý :
Tài sản đảm bảo phải được nghiên cứu theo các thông tin thị trường ở thời điểm hiện tại như : giá cả, chỉ tiêu phân tích chất lượng, sự biến động trên nền kinh tế thị trường, …
Người bảo lãnh phải đầy đủ khả năng, năng lực bảo lãnh, có uy tín lớn.
Lựa chọn hình thức bảo đảm phù hợp với khoản vay.
h) Đẩy mạnh các hoạt động Marketing ngân hàng
Hiện nay nói riêng về tín dụng cá nhân, BIDV đã có nhiều dịch vụ cho vay đối vói khách hàng là cá nhân, bao gồm : Cho vay du học, cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo,
cho vay mua nhà, cho vay ứng trươc tiền bán chứng khoán, … Vì vậy BIDV Sóc Trăng nên tăng cường, đẩy mạnh truyền thông, quảng cáo về các sản phẩm, dịch vụ cũng như định hướng phát triển hướng tới lợi ích của khách hàng mà ngân hàng muốn hướng tới. Từ đó, thu hút được nhiều khách hàng, góp phần quảng bá thương hiệu, tăng cường lòng tin và mang về nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
3.1.2.2.2 Giải pháp riêng cho từng nhóm đối tượng khách hàng
a) Cho vay hỗ trợ nhà ở
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước như Sở xây dựng, các doanh nghiệp về xây dựng để có thể nắm được hướng phát triển nhà ở trong tỉnh. Bên cạnh đó tiến hành liên kết với các doanh nghiệp để cấp vốn cho người mua nhà.
- Tập trung nhiều vào các đối tượng có thu nhập trung bình và ổn định để cấp tín dụng vì đối tượng này có nhu cầu về nhà ở nhưng thường thiếu vốn.
b) Cho vay cán bộ công nhân viên
- Thông qua các buổi họp đầu năm của các cơ quan, doanh nghiệp để giới thiệu về BIDV Sóc Trăng và chương trình cho vay CB-CNV nhằm thu hút lượng khách hàng mới.
- Tiếp tục khai thác các khách hàng hiện hữu: Trong năm 2014, lương của CB- CNV có thể tăng lên, vì vậy, chi nhánh có thể liên hệ tất cả khách hàng đang có dư nợ tất toán hồ sơ và vay lại với số tiền cao hơn.
- Ngoài ra do CB-CNV là nhóm khách hàng ít rủi ro hơn các nhóm khác nên có thể xem xét điều chỉnh lãi suất phù hợp để cho vay ưu đãi.
c) Cho vay sản xuất kinh doanh