Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng sacombank chi nhánh ninh thuận​ (Trang 33 - 35)

Ninh Thuận (Sacombank Ninh Thuận):

Lịch sử hình thành:

Với chiến lược mở rộng mạng lưới kinh doanh, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín có mặt tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ năm 2007, ban đầu là Phòng giao dịch Phan Rang-Tháp Chàm. Nhằm mục tiêu đem lại những tiện ích ngân hàng tốt nhất đến tận tay người dân, Sacombank không những coi trọng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, khang trang để chứng minh cho việc cam kết phục vụ lâu dài của ngân hàng đối với khách hàng của mình. Qua hơn 4 năm hoạt động, cùng với sự phát triển của xã hội và quy mô khách hàng, vào ngày 18/4/2011 chi nhánh Ninh Thuận được thành lập chính thức, tại số 757 Thống Nhất – TP.Phan Rang –Tháp

Chàm, trụ sở mới tại tỉnh Ninh Thuận được xây dựng với diện tích sàn hơn 2.617 m2 gồm

1 trệt và 5 lầu tại vị trí ngay trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho việc giao dịch và kinh doanh. Sacombank Ninh Thuận đã có những bước phát triển vững chắc về sản phẩm, dịch vụ, thiết bị, công nghệ không ngừng đổi mới và nâng cao. Với hơn 60 nhân viên được trang bị kiến thức và kĩ năng không ngừng nỗ lực đem đến cho khác hàng và sát cánh cùng họ

phát triển theo phương châm hoạt động của Sacombank “Đồng hành cùng phát triển”. Sự ra đời của chi nhánh Ninh Thuận đánh dấu sự kiện Sacombank phủ kín hoạt động khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.

Cơ cấu tổ chức Sacombank Ninh Thuận:

- Giám đốc: Giám đốc chi nhánh là người phụ trách và chịu trách nhiệm với tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của hội đồng Quản Trị Ngân hàng. Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện do người uỷ quyền thực hiện.

- Phó Giám đốc: Phó Giám Đốc chi nhánh có chức năng giúp giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự uỷ quyền của giám đốc. Chức danh này thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của Tổng Giám Đốc.

- Phòng Kinh doanh: Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể; Tiếp thị và quản lý khách hàng; Chăm sóc khách hàng; Huy động vốn; Cho vay; Chức năng khác.

- Phòng Kế toán, quỹ: Quản lý công tác Kế toán tại chi nhánh; Quản lý công tác an toàn Kho Quỹ:

 Thu chi và xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá;

Giám đốc Phòng Kinh doanh Bộ phận KHCN Bộ phận KHDN Bộ phận tư vấn Phòng Kế toán, quỹ Bộ phận kế toán Bộ phận quỹ Phòng Kiểm soát rủi ro

Phòng Hành chánh Phó Giám đốc

 Kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định;

 Bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá;

 Bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

- Phòng Kiểm soát rủi ro: Hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ, lưu trữ các giấy tờ liện quan đến hợp đồng tín dụng, thông báo nhắc nợ cho các phòng ban có liên quan.

- Phòng Hành chánh: Quản lý công tác hành chánh; Quản lý công tác nhân sự; Công tác IT.

- Phòng Giao dịch:

+ Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay và cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của ngân hàng.

+ Tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ theo quy định của ngân hàng.

+ Thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động, xây dựng kế hoạch kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch.

+ Tổ chức công tác quản lý hành chính bảo đảm an toàn an ninh tài sản, theo dõi tham mưu cho cấp trên về tình hình nhân sự tại đơn vị. Đồng thời, phòng giao dịch phải thương xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng sacombank chi nhánh ninh thuận​ (Trang 33 - 35)