Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Sacombank Ninh Thuận:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng sacombank chi nhánh ninh thuận​ (Trang 35)

2.2.1. Ngành nghề kinh doanh:

Hoạt động chính của Ngân hàng là:

 Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi

thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.

 Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài

nước.

 Cho vay ngắn, trung và dài hạn.

 Chiết khấu thương phiếu; công trái và các giấy tờ có giá;

 Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh

2.2.2. Các sản phầm và dịch vụ của Sacombank Ninh Thuận: 2.2.2.1. Sản phẩm tiền gửi: 2.2.2.1. Sản phẩm tiền gửi:

- Tiền gửi thanh toán cá nhân và doanh nghiệp: là loại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán qua Sacombank, bao gồm các loại hình tiền gửi bằng VND, USD, EUR.

- Tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tài khoản tiền gửi được sử dụng với mục đích chủ yếu là hưởng lãi căn cứ vào kỳ hạn gửi, gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD, EUR, Vàng và VND bảo đảm theo giá trị vàng.

- Tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tài khoản được sử dụng với mục đích là gửi hoặc rút tiền mặt bất kỳ lúc nào, đồng thời nhận tiền chuyển khoản từ nơi khác chuyển đến, gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD, EUR.

- Tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng: là loại hình huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vừa hưởng lãi, vừa có cơ hội trúng thưởng may mắn.

- Tiền gửi tương lai: là loại hình tiết kiệm gửi góp một số tiền bằngVND, USD cố định định kỳ để tích lũy thành một số tiền lớn trong tương lai.

- Tiển gửi góp ngày: là loại hình tiết kiệm dành cho cá nhân, tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ, khi họ chỉ có số tiền nhỏ nhưng vẫn được gửi ngân hàng và hưởng lãi để thực hiện tích góp cho gia đình.

- Tiền gửi đa năng: là dịch vụ huy động vốn dưới hình thức tiền gửi và tiết kiệm có kỳ hạn lãnh lãi cuối kỳ, cho phép khách hàng gửi tiền vào tài khoản một lần và không giới hạn số lần rút vốn trong suốt kỳ hạn gửi tiền nhưng vẫn giữ được lãi suất kỳ hạn cho số tiền còn lại.

- Tiết kiệm Phù Đổng: là loại tiết kiệm có kỳ hạn mà cha mẹ gửi vào dành cho các bé có độ tuổi từ 0 – 15 tuổi, cho phép nộp tiền nhiều lần vào tài khoản trong suốt kỳ hạn gửi tiền.

- Tiết kiệm tích tài: là dịch vụ huy động vốn dưới hình thức tiền gửi và tiết kiệm có kỳ hạn lãnh lãi cuối kỳ, cho phép khách hàng gửi tiền vào tài khoản nhiều lần nhưng vẫn giữ được lãi suất kỳ hạn.

2.2.2.2. Sản phẩm cho vay:

- Cho vay sản xuất kinh doanh – cá nhân và doanh nghiệp: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

- Cho vay tiêu dùng: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sinh hoạt tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình, đóng học phí, du lịch, cưới hỏi, chữa bệnh, ...

- Cho vay bất động sản: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt trong xây dựng; sửa chữa, nâng cấp nhà; thanh toán tiền mua bất động sản.

- Cho vay an cư: chủ yếu cho các gia đình trẻ có nhu cầu tạo lập căn nhà đầu tiên. - Cho vay đi làm việc ở nước ngoài: tài trợ vốn nhằm hỗ trợ khách hàng có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhưng không đủ tiền để trang trải chi phí mua vé máy bay, visa, chi phí đào tạo.

- Cho vay cán bộ – công nhân viên: tài trợ vốn cho các cá nhân là CBCNV dưới hình thức vay tín chấp nhằm phục vụ sinh hoạt tiêu dùng trên cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập hợp pháp khác của CBCNV.

- Cho vay cán bộ – công nhân viên đơn vị đang giao dịch với Sacombank.

- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm: tài trợ vốn cho các khách hàng có số dư tiết kiệm, sổ tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại Sacombank nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dung hợp pháp.

- Cho vay góp chợ: tài trợ vốn đối với các khách hàng là tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Bao gồm: cho vay tiểu thương chợ loại 1, loại 2, loại 3; chợ đặc thù và cho vay phố chợ.

- Cho vay du học: tài trợ vốn cho tổ chức, cá nhân để cho một hoặc nhiều cá nhân khác có nhu cầu du học tại chỗ hoặc du học ở nước ngoài.

- Cho vay nông nghiệp: tài trợ khách hàng ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

- Cho vay thấu chi: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt khi Tài khoản của khách hàng mở tại Sacombank không đủ số dư cần thiết để thanh toán.

- Cho vay chứng minh năng lực tài chính để du học – du lịch.

2.2.2.3. Thẻ Sacombank:

- Thẻ thanh toán: Thẻ nội địa: thẻ thanh toán Plus, thẻ thanh toán 4Student, thẻ Lô Hội; Thẻ quốc tế: Thẻ thanh toán Visa debit, thẻ Platinum Imperial, thẻ Unipay, thẻ thanh toàn Doanh nghiệp.

- Thẻ tín dụng: Thẻ nội địa: thẻ tín dụng Family; Thẻ quốc tế: thẻ Infinite, thẻ Platinum, thẻ Car Card JCB, thẻ Moto Card JCB, thẻ Visa Credit, thẻ Master Card, thẻ Lady First; thẻ Unipay.

- Thẻ trả trước: Thẻ nội địa: thẻ Vinamilk, thẻ Trung Nguyên, thẻ Parkson Gift; thẻ Citimart Gift, thẻ Nutifood; Thẻ quốc tế: thẻ Visa Lucky Gift, thẻ Unipay, thẻ All for you, thẻ VIP Life, thẻ Sony.

2.2.2.4. Dịch vụ chuyển tiền:

- Chuyển tiền trong nước: thực hiện dịch vụ chuyển và nhận tiền theo yêu cầu của khách hàng tại các tỉnh, thành trên toàn lãnh thổ Việt Nam, gồm:

+ Chuyển tiền trong hệ thống Sacombank. + Chuyển tiền ngoài hệ thống.

+ Chuyển tiền ngân hàng liên kết.

- Chuyển tiền ra nước ngoài: thực hiện các dịch vụ nhằm hỗ trợ khách hàng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để sử dụng vào các mục đích khám chữa bệnh, công tác, du lịch, du học, thanh toán tiền hàng hóa, ...

- Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam: nhận tiền chuyển về của khách hàng đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài cho người thân, gia đình tại Việt Nam thông qua các công ty kiều hối, công ty chuyển tiền (Western Union, Xoom, ...), hoặc trực tiếp chuyển tiền về tài khoản ngoại tệ tại Sacombank.

2.2.2.5. Thanh toán quốc tế:

- Chuyển tiền bằng điện (T/T). - Nhờ thu.

- Tín dụng chứng từ.

2.2.2.6. Các sản phẩm dịch vụ khác:

- Kinh doanh ngoại tệ: nhận thu đổi các ngoại tệ mặt của khách hàng vãng lai, mua bán các loại ngoại tệ trên tài khoản và bán cho khách hàng có nhu cầu; thực hiện mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế gồm các loại giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, ...

- Chuyển đổi ngoại tệ: phục vụ nhu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư của khách hàng, hạn chế rủi ro cũng như tìm kiếm lợi nhuận thông qua sự biến động của các loại tỷ giá ngoại tệ.

- Chi trả hộ lương cán bộ – công nhân viên: nhận tiền mặt hoặc trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế để thanh toán lương cho CBNV theo thời gian nhất định hàng tháng.

- Thu chi hộ tiền bán hàng: thay mặt khách hàng làm các nghiệp vụ thu nhận, kiểm đếm, phân loại, vận chuyển, ... và báo có vào tài khoản hoặc chi tiền cho đối tác của khách hàng.

- Bảo lãnh: cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng, với nhiều loại hình như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, ...

- Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt: cho thuê một hoặc nhiều ngăn tủ để cất giữ những tài liệu quan trọng, tài sản có giá trị, ...

- Dịch vụ phone-banking: dịch vụ cung cấp thông tin qua điện thoại.

- Hỗ trợ du học: gồm tư vấn du học, xác nhận năng lực tài chính, tín dụng du học, chuyển tiền ra nước ngoài, tiết kiệm tích lũy giáo dục, ...

- Thanh toán hóa đơn điện tại quầy đối với công ty điện lực.

Ngoài ra, Sacombank còn cung cấp các dịch vụ như: tư vấn đầu tư, nhận ủy thác đầu tư và quản lý tài sản, chiết khấu các chứng từ có giá và các dịch vụ ngân hàng khác trong khuôn khổ được phép hoạt động của Sacombank.

2.3. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank Ninh Thuận qua 3 năm (2012-2014): 3 năm (2012-2014):

Là một Chi nhánh thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm nên khó khăn trước mắt còn rất nhiều, cơ sở vật chất và con người đang dần hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của địa phương. Mặc khác, quy mô thị trường còn hạn chế, nền kinh tế địa phương chậm phát triển, áp lực cạnh tranh giữa các NHTM trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Chính vì vậy việc xác định riêng cho mình một thị phần phát triển đang còn là chặng đường với nhiều khó khăn và thử thách.

Quan điểm nhất quán của Chi nhánh là không đối đầu mà phối hợp với các NHTM khác trong mọi hoạt động, với mục tiêu tối đa các nguồn vốn phục vụ cho đầu tư và phát

triển kinh tế địa phương. Lĩnh vực mà Chi nhánh chú trọng quan tâm là đầu tư, hỗ trợ tín dụng và phát triển công nghiệp và du lịch. Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng là cần thiết và không thể phủ nhận, tuy nhiên cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ khách hàng, cạnh tranh để khách hàng lựa chọn, đồng thời qua đó nâng cao trình độ và khả năng hoạt động, hướng tới một ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống của ngân hàng, hoạt động Chi nhánh luôn hướng tới các nhu cầu của khách hàng chưa được đáp ứng như nhu cầu cho vay hạn mức thấu chi, cho vay tiểu thương chợ, vay tiêu dùng… Về dịch vụ, tăng cường cung cấp các loại hình dịch vụ ngân hàng như ngân hàng tại nhà (Home Banking), thanh toán chuyển tiền trong nước và quốc tế với thời gian nhanh nhất và mức phí thấp nhất. Chính vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh rất khả quan thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014):

Đơn vị tính: triệu đồng.

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Thu hoạt động 21.827 29.999 37.584 8.172 37,44 7.585 25,28 Chi hoạt động 13.239 13.458 15.197 219 1,65 1.739 12,92 Lợi nhuận trước DPRR 8.588 16.541 22.387 7.953 92,61 5.846 35,34 DPRR 879 325 1.732 -554 -63,02 1.407 432,92 Lợi nhuận trước thuế 7.709 16.216 20.655 8.507 110,35 4.439 27,38

Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Về thu hoạt động: Nhìn chung, ở bảng 2.1, thu hoạt động qua các năm đều tăng, cho thấy công tác kinh doanh của Chi nhánh đang hoạt động rất tốt. Vì vậy, Chi nhánh cũng đang thể hiện sự ổn định và dần tăng trưởng của mình qua các năm. Nếu năm 2012, số tiền thu từ hoạt động là 21.827 triệu đồng thì năm 2013 vượt hơn 8.172 triệu đồng (37,44%) với số tiền là 29.999 triệu đồng. Tiếp tục đến năm 2014 số tiền thu hoạt động là 37.584 triệu đồng lại tăng hơn năm 2013 là 7.585 triệu đồng (25,28%). Ngoài việc đẩy mạnh thu

nhập từ tiền gửi và tiền vay, thu từ các hoạt động khác cũng được tiến hành mạnh mẽ như mua bán vàng miếng, mua bán ngoại tệ, ủy thác thanh toán hoá đơn …

Về chi hoạt động: Song song với nguồn thu nhập của Chi nhánh, chi cho các hoạt động cũng tăng nhưng không đáng kể. Chi cho hoạt động của Chi nhánh năm 2013 là 13.458 triệu đồng chỉ hơn 219 triệu đồng (1,65%) so với năm 2012 thấp hơn nhiều so với độ tăng của thu nhập Chi nhánh năm 2013 so với năm 2012. Đến năm 2014 với số tiền chi ra 15.197 triệu đồng cũng chỉ tăng hơn năm 2013 là 1.739 triệu đồng (12,92%). Không để chi phí tăng quá mức và quản lý chi phí một cách tốt nhất là sự góp sức không nhỏ của bộ phận nhân viên Chi nhánh, không những được đào tạo chuyên nghiệp về nghiệp vụ, mà nhân viên Sacombank nói chung và nhân viên Chi nhánh nói riêng luôn được nâng cao ý thức thông qua các quy định mà Ngân hàng đưa ra về giữ gìn tài sản ngân hàng, biết tính toán thu chi hợp lý để tạo nguồn lợi.

Biểu đồ 2.1: Thu – chi hoạt động của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014):

Đơn vị tính: triệu đồng.

Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Về lợi nhuận trước thuế: Đây là tiêu chí đánh giá sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một tổ chức kinh tế muốn duy trì được phải có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Kéo theo kết quả giữa tổng thu nhập và chi phí, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh vẫn tăng qua các năm. Mặc dù, để có được lợi nhuận trước thuế, thì trước đó phải trừ đi dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu. Nhưng, do công tác quản lý nợ tốt nên

21,827 29,999 37,584 13,239 13,458 15,197 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 2012 2013 2014

dự phòng rủi ro chỉ ở mức thấp, đặc biệt là năm 2013, dự phòng rủi ro giảm xuống rất nhiều, dẫn đến lợi nhuận trước thuế ít bị ảnh hưởng. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt 7.709 triệu đồng, năm 2013 là 16.216 triệu đồng tăng gấp đôi (110,35%) so với 2012. Năm 2014, với số tiền là 20.655 triệu đồng tăng 4.439 triệu đồng (27,38%) so với năm 2013.

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng.

Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận.

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank Ninh Thuận qua 3 năm 2012, 2013 và 2014 đang phát triển tốt, hoạt động có hiệu quả. Hiệu quả tiết kiệm chi phí tăng rõ rệt, nhờ vậy lợi nhuận trước thuế của ngân hàng qua các năm với tốc độ tăng khá ấn tượng. Trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn, Sacombank Ninh Thuận đang duy trì hoạt động hiệu quả và bền vững qua các năm.

2.4. Định hướng phát triển của Sacombank Ninh Thuận trong những năm tới:

 Hoạt động kinh doanh năm những năm tiếp theo phải đảm bảo hài hòa giữa nhiệm

vụ củng cố với nhiệm vụ phát triển, hài hòa giữa hai mục tiêu đảm bảo hoạt động “an toàn, bền vững” với điều hành kinh doanh linh hoạt nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho Sacombank; đồng thời phải đổi mới cơ chế xây dựng, giao và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh theo dòng sản phẩm, hướng tới phục vụ khách hàng.

 Vận dụng thời cơ đẩy mạnh nhịp độ phát triển trong mọi lĩnh vực và phải tiếp tục

củng cố, nâng cao chất lượng về mọi mặt.

8,588 16,541 22,387 7,709 16,216 20,655 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2012 2013 2014

 Triển khai các chính sách phát triển nguồn nhân lực để thu hút và giữ chân cán bộ giỏi, chú trọng công tác “chăm sóc khách hàng”, tăng cương năng lực tài chính, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thay đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngân hàng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất để từ đó nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng sacombank chi nhánh ninh thuận​ (Trang 35)