Chiều cao cây cuối cùng:

Một phần của tài liệu Đề tài: Khảo nghiệm một số giống lúa chất lượng cao có triển vọng vụ Đông Xuân 2009 – 2010 tại Vĩnh Thủy – Vĩnh Linh – Quảng trị ppt (Trang 36 - 40)

Đây là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống cây trồng. Chiều cao cây cuối cùng thể hiện đặc tính di truyền của giống. Nó là kết quả tăng trưởng chiều cao của các quá trình dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh, đất đai và chế độ canh tác. Chiều cao cuối cùng là yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ, chịu phân, chịu úng và ảnh hưởng một phần đến năng suất.

Qua theo dõi chiều cao cuối cùng của các giống dao động từ 81,67 - 102,30cm. Giống HT1 (đ/c) cao 96,88cm. Tất cả các giống thí nghiệm đều sai khác có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng. Giữa các giống thí nghiệm có sự sai khác giống BN và PC6 không sai khác, BN và TP5 không sai khác, PC6 và PC10 không sai khác, giống TP6, TP5, DT34 sai khác với tất cả các giống thí nghiệm.

Bảng 4.3.: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm (Đvt: cm) Ngày sau gieo Giống 15 22 29 36 43 50 57 64 71

HT1 (đ/c) 16,99cb 33,90ab 42,06ab 50,52ab 58,80bc 66,51bc 69,31b 76,46b 78,47bc BN 17,78b 33,48b 40,42cd 47,38cd 55,65cd 65,50c 68,09b 73,13cde 75,83cd PC6 13,34e 29,12c 37,36de 45,28de 55,40cd 64,86c 68,56b 74,30bcd 75,78cd

TP6 15,95cd 30,72c 37,59e 44,44e 54,06d 63,15c 65,23c 70,95e 72,77de

TP5 15,46d 30,30c 36,93e 43,51e 54,20d 62,54ab 66,18c 72,20de 71,39e

DT34 19,10a 35,47a 43,79a 52,27a 64,50a 75,54a 78,91a 83,67a 86,91a

PC10 17,32b 31,87b 40,60bc 49,36bc 60,00b 67,16bc 69,40b 75,40bc 80,11b

4.3.2. Động thái và khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm

Đẻ nhánh là đặc điểm sinh học của cây lúa, khả năng đẻ nhánh phụ thuộc vào các yếu tố: giống, phân bón, mật độ gieo, số nhánh/khóm, mực nước trên ruộng giai đoạn lúa đẻ nhánh,…Khả năng đẻ nhánh liên quan đến số nhánh hữu hiệu và số bông/m2. Những giống có khả năng đẻ sớm, tập trung thường số nhánh hữu hiệu cao. Ngược lại những giống đẻ nhánh kéo dài thường tỉ lệ nhánh hữu hiệu thấp. Do đó trong kĩ thuật, người ta tháo nước để ruộng nứt châm chim sau đó mới cho nước vào ruộng để thay đổi sinh lí ruộng lúa, làm cho lúa đẻ nhánh nhiều, tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao. Nghiên cứu khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm thu được kết quả sau:

Bảng 4.45.: Khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đề tài: Khảo nghiệm một số giống lúa chất lượng cao có triển vọng vụ Đông Xuân 2009 – 2010 tại Vĩnh Thủy – Vĩnh Linh – Quảng trị ppt (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w