Được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến chín hoàn toàn. Tổng thời gian sinh trưởng do đặc tính di truyền của giống qui định. Nghiên cứu tổng thời gian sinh trưởng của giống giúp chúng ta phân biệt được giống dài ngày, giống trung ngày hay giống ngắn ngày. Là cơ sở để bố trí thời vụ hợp lí, có cơ cấu cây trồng thích hợp giúp tăng vụ, tăng năng suất ở những vùng sinh thái khác nhau, phát huy những đặc tính tốt của giống.
Qua số liệu Bbảng 4.2: Các giống thí nghiệm có tổng thời gian sinh trưởng dao động từ 101 – 118 ngày, thuộc nhóm giống ngắn ngày.
4.3. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển
4.3.1. Chiều cao cây của các giống qua các thời kì sinh trưởng, phát triển
Chiều cao cây là đặc trưng hình thái quan trọng do yếu tố di truyền quyết định, thể hiện hoạt động sống bên ngoài và liên quan đến khả năng sinh trưởng, phát triển, tính chống đổ, tính chịu phân của giống.
Ở mỗi thời kì sinh trưởng, phát triển khác nhau, sự tăng trưởng chiều cao của cây lúa cũng khác nhau. Nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều cao của cây lúa nhằm giúp chúng ta xác định cơ sở để bố trí thời vụ, mật độ trên những chân đất thích hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng năng suất của giống.
Qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm theo định kì 7 ngày một lần, chúng tôi thu được kết quả ở B bảng 4.3.
Bảng 4.3. : Chiều cao cây qua các thời kì sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm
(Đvt: cm) Thời kỳ Giống Cây con Đẻ nhánh rộ Làm đòng Bắt đầu trổ Chiều cao cuối cùng HT1 16,99 50,52 69,31 85,96 96,88b BN 17,78 47,38 65,50 85,35 86,55de PC6 13,34 45,28 68,56 85,03 88,47cd TP6 15,95 44,44 63,15 82,92 81,67f TP5 15,46 43,51 62,54 83,15 84,82e DT34 19,10 52,27 78,91 90,78 102,30a PC10 17,32 49,36 69,40 89,91 89,55c LSD0,05 - - - - 2,11
Ghi chú: LSD0,05 là sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các công thức. a, b, c, d, e, f dùng để so sánh giữa các công thức.