Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch , tĩnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2009 pot (Trang 49 - 51)

- Việc triển khai các văn bản pháp luật về đất đai được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc Tuy nhiên do số lượng các văn bản lớn, năng lực cán bộ địa

4.4.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất

- Chuyển đổi bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, tăng hệ số sử dụng đất, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế hơn.

- Hạn chế việc lấy đất sản xuất chuyển sang mục đích khác, tiến tới áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, ứng dụng kịp thời các thành tựu công nghệ sinh học, từng bước xây dựng một nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp bền vững.

- Việc sử dụng đất ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao nhu cầu nông sản cho xã hội.

- Việc khai thác sử dụng đất phải gắn chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường bền vững.

- Quá trình chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích khác cần phải cân nhắc cẩn thận, phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã đồng thời đảm bảo an toàn quỹ đất cho tương lai.

- Đối với đất nghĩa địa cần di dời các ngôi mộ phân tán đặc nằm xen kẽ trong đất sản xuất và quy hoạch thành khu vực nghĩa địa tập trung .

- Thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, tránh tình trạng ruộng đất sản xuất manh mún, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá…

- Tăng cường các chính sách hỗ trợ đầu tư thâm canh, tăng vụ…nhằm nâng cao năng suất, cải thiện đời sống cho người dân

- Cần đẩy mạnh công tác khuyến nông để có kiến thức về kỹ thuật, bên cạnh đó phải có chính sách đãi ngộ và điều kiện làm việc phù hợp. Hỗ trợ cho nông dân về cách tổ chức sản xuất, kỹ thuật, vốn…

- Tăng cường cho vay vốn phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cần phải năng động trong việc xây dựng mối liên hệ giữa tổ chức tiêu thụ với nông hộ, cũng như cung cấp về giá cả để người dân đưa ra quyết định trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách có lợi nhất.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch , tĩnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2009 pot (Trang 49 - 51)