CÂU 29: THẾ NÀO LÀ QUẢN LÝ TẬP TRUNG VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ? CÁC QUAN ĐIỂM CHÍNH ỦNG HỘ CHO 2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ NÀY LÀ GÌ?

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập kinh doanh quốc tế (Trang 46 - 48)

c. Các công cụ và chính sách của chính phủ * Đối với nước nhận đầu tư

CÂU 29: THẾ NÀO LÀ QUẢN LÝ TẬP TRUNG VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ? CÁC QUAN ĐIỂM CHÍNH ỦNG HỘ CHO 2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ NÀY LÀ GÌ?

QUAN ĐIỂM CHÍNH ỦNG HỘ CHO 2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ NÀY LÀ GÌ?

Quản lý tập trung (Centralized discision making) là quyết định được ban hành tập trung tại cấp cao nhất trong hệ thống quản lý và tại một điểm, thường là ở trụ sở chính.

Phân cấp quản lý (decentralized discision making) là việc ra quyết định được thực hiện ở các cấp thấp hơn trong hệ thống quản lý.

lưu ý hai vấn đề cơ bản sau đây

Một là: Hiếm khi các công ty tập trung hoàn toàn hay phân cấp tất cả việc ra quyết định.

Họ chỉ lựa chọn cách thức có thể làm cho các quyết định của họ có hiệu lực cao nhất.

Hai là: Các công ty quốc tế có thể ra quyết định tập trung ở một khu vực thị trường nhất

định trong khi phân cấp quyết định ở thị trường khác. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn này, như nhu cầu thay đổi sản phẩm và khả năng của các nhà quản lý tại mỗi địa điểm khác nhau.

a. Các lập luận ủng hộ cơ chế quản lý tập trung

Thứ nhất, quản ký tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp. Chẳng hạn mọt

công ty có chi nhánh sản xuất bán thành phẩm tại Đài Loan và một chi nhánh lắp ráp tại Mexico. Hai chi nhánh này có thể cần phối hợp hoạt động với nhau để đảm bảo các quá trình sản xuất và lắp ráp diễn ra một cách suôn sẻ. Điều này có thể đạt được nếu các quyết định sản xuất - lắp ráp được đưa ra tại trụ sở chính của công ty.

Thứ hai, quản lý tập trung có thể giúp đảm bảo các quyết định đưa ra thích hợp với các

mục tiêu của công ty. Khi các quyết định được phân cấp cho các cấp quản lý thấp hơn thì các cấp đó có thể ra những quyết định không phù hợp với mục tiêu của cấp quản lý cao nhất. Việc những quyết định quan trọng được tập trung ở cấp quản lý cao nhất sẽ giảm thiểu khả năng xảy ra tình trạng này.

Thứ ba, việc tập trung quyền lực và thẩm quyền cho một cá nhân hoặc một nhóm các nhà

quản lý cấp cao nhất cho phép những người này có được công cụ để thực hiện những thay đổi chủ yếu cần thiết về cơ cấu tổ chức.

Thứ tư, quản lý tập trung có thể tránh được sự trùng lặp hoạt động khi các bộ phận khác

nhau trong tổ chức tiến hành những công việc tương tự nhau. Ví dụ, nhiều công ty quốc tế tập trung các chức năng nghiên cứu và phát triển chỉ ở một hoặc hai địa điểm để đảm bảo rằng hoạt động này không bị trùng lặp. Tương tự, các họat động sản xuất cũng có thể được tập trung ở một số địa điểm quan trọng vì lý do như trên.

b. Các lập luận ủng hộ phân cấp quản lý

Có năm lập luận tán đồng cho việc phân cấp quản lý.

Thứ nhất, các nhà quản lý cấp cao có thể phải làm việc quá tải khi được trao thẩm quyền

đưa ra tất cả các quyết định, và điều đó có thể dẫn đến những quyết định sai lầm. Sự phân cấp quản lý cho phép cấp quản lý cao nhất có thời gian để tập trung vào các vấn đề cốt yếu và ủy quyền cho các cấp quản lý thấp hơn xử lý những vấn đề thông thường.

Thứ hai, việc nghiên cứu động cơ của con người cũng thiên về tán đồng cho việc phân

cấp quản lý. Các nhà khoa học hành vi từ lâu đã cho rằng con người sẽ làm việc tốt hơn nếu họ có được mức độ tự do cá nhân và mức độ kiểm soát đối với công việc cao hơn.

Thứ ba, việc phân cấp quản lý tạo ra mức độ linh hoạt cao hơn - cụ thể là sự phản ứng

nhanh hơn đối với những biến động của môi trường, bởi vì các quyết định không nhất thiết lúc nào cũng phải được “đệ trình lên các cấp cao hơn”, trừ những trường hợp ngoại lệ.

Thứ tư, sự phân cấp quản lý có thể dẫn tới những quyết định tốt hơn vì chúng được đưa ra

bởi những cá nhân có thông tin tốt hơn so với nhà quản lý ở cấp cao hơn.

Thứ năm, phân cấp quản lý có thể giúp tăng cường sự kiểm soát. Có thể sử dụng sự phân

cấp quản lý để thiết lập những bộ phận nhỏ có tính độc lập tương đối trong phạm vi một tổ chức. Các nhà quản lý ở những đơn vị này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động của mình. Nếu trách nhiệm của họ đối vớí các quyết định đưa ra càng cao thì càng có ít lý do để họ có thể phủ nhận trách nhiệm của mình đối với hoạt động yếu kém của các dơn vị đó.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập kinh doanh quốc tế (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w