Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán ở việt nam giải pháp và thực trạng (Trang 29 - 31)

IV. Một số nguyên nhâ n:

2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.

Từ những thành công và thất bại trong quá trình xây dựng và phát triển TTCK ở Trung Quốc có thể rút ra một số bài học cơ bản cho Việt Nam:

- Phải định hướng và có chiến lược dài hạn phát triển TTCK. Mặc dù TTCK là thiết chế lưu chuyển vốn của nền kinh tế thị trường nên nó phụ thuộc sâu sắc vào mức độ phát triển và trạng thái của nền kinh tế nhưng đối với các nước đang phát triển, không thể phó mặc sự hình thành của TTCK vào các yếu tố tự phát trong nền kinh tế. Để xây dựng và phát triển thành công TTCK phải có định hướng mục tiêu rõ ràng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TTCK để giành cho nó những chính sách và môi trường kinh tế - xã hội - chính trị phù hợp. Cung cấp hai ví dụ tương phản cho bài học này là kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc. Mặc dù tiềm năng Hàn Quốc nhỏ hơn Trung Quốc nhưng do được định hướng tốt và hỗ trợ đúng đắn trong cả quá trình TTCK Hàn Quốc đạt tới sự phát triển vượt bậc từ điểm xuất phát nghèo nàn. Ngược lại Trung Quốc do chưa có định hướng mô hình ngay từ đầu nên mặc dù tiềm năng rất rộng lớn nhưng TTCK phát triển không quy củ gây tốn kém cho quá trình cơ cấu lại.

- Trong quá trình xây dựng và phát triển TTCK Nhà nước có vai trò hết sức to lớn. Vai trò đó thể hiện qua những mặt sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước tạo môi trường pháp lý rõ ràng minh bạch, trung thực cho TTCK. Bởi lẽ TTCK của các nước đang phát triển không thể là kết quả hình thành của các yếu tố tự phát trong nền kinh tế do điều kiện thế giới hiện nay đã hết sức khác với thế kỷ 17. Hơn nữa các yếu tố của TTCK tử cải thiện bên trong và bên ngoài một nước rất không đồng đều. Do vậy một môi trường pháp lý đủ để các tổ chức có thẩm quyền điều hành một TTCK đạt đến độ công khai, trung thức và công bằng mới có sức thu hút cung và cầu chứng khoán.

Thứ hai, Nhà nước khuyến khích mở rộng và phát triển các yếu tố nội tại của TTCK như hàng hóa, các Công ty phát hành, Công ty chứng khoán và nhà đầu tư. Một môi trường kinh tế ổn định với mức lạm phát lành mạnh, với hệ thống lãi suất khuyến khích đầu tư và mua chứng khoán đi cùng chiến lược tăng trưởng kinh tế có hiệu quả là môi trường tốt nhất cho

TTCK nảy sinh và phát triển nhanh. Ngoài ra chính sách vay nợ lành mạnh của Chính phủ theo hướng vừa cung cấp hàng hóa cho TTCK vừa kích cầu nền kinh tế có tác dụng hỗ trợ phát triển lành mạnh TTCK. Philippin và Hàn Quốc là hai mặt đối lập trong ví dụ vai trò này của Nhà nước.

Thứ ba, phải có cơ quan của Nhà nước trực tiếp tổ chức điều hành TTCK. Để quản lý và giám sát tốt, cơ quan này phải có đủ quyền lực. Tất nhiên tên gọi và hình thức tổ chức có thể khác nhau ở từng nước nhưng điểm chung của tất cả các nước thành công cũng như chưa thành công đều gợi ý rằng: phải thống nhất cơ quan này vào một đầu mối, tránh phân tán làm giảm hiệu lực như thời kỳ đầu ở Trung Quốc nhưng cũng tránh cô lập cơ quan này như ở Philippin. Ngoài ra nhân sự của cơ quan này phải rất chọn lúc để đủ khả năng kiểm tra, giám sát một lĩnh vực hết sức phức tạp và nhạy cảm với các khía cạnh chính trị - xã hội như TTCK để tránh các sai lầm mà Thái Lan và Philippin đã phạm phải.

Một phần của tài liệu Khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán ở việt nam giải pháp và thực trạng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)