IV. Một số nguyên nhâ n:
2. Từ phía doanh nghiệp
Thứ nhất, trong lúc các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn đang còn kêu ca thiếu vốn cho sản xuất và kinh doanh, thì vẫn không chịu rời khỏi cái “bầu vú” quen thuộc của Nhà nước để tham gia vào TTCK, nhằm huy động vốn cho phát triển… mà còn mang nặng tư tưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, trông chờ vào nguồn vay ưu đãi. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn e ngại khâu kiểm toán và công bố niêm yết thông tin trên TTCK. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp tham gia niêm yết đều không phải là các doanh nghiệp lớn (trong số 21 công ty tham gia niêm yết hiện nay, không có một công ty nào thuộc các tcty lớn), có khả năng phát triển để hấp dẫn nhà đầu tư. Ngoài ra, ở một số công ty niêm yết, tỷ lệ vốn thuộc sở hữu nhà nước còn khá cao; do đó, khối lượng cổ phiếu thực sự đưa vào giao dịch vẫn còn rất thấp.
Thứ hai, Do quá trình cổ phần hoá các DNNN tiến hành một cách quá chậm, nên không có hàng hoá phục vụ cho thị trường, dẫn đến tình trạng, TTCK đã đi vào hoạt động được hơn 3 năm, nhưng vẫn không thể nào thoát khỏi cảnh chợ chiều.
Nhiều công ty đã CPH nhưng không đủ điểu kiện tham gia TTCK. Không ít công ty không muốn tham gia TTCK. Nhiều công ty cổ phần quan niệm lên sàn giao dịch lắm phiền phức mà ưu đãi trong 2 năm, cùng lắm chỉ giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí này không bù được công sức và tiền bỏ ra làm thủ tục. Mặt khác do nhận thức về lợi ích của thị trường chứng khoán đối với hoạt động của doanh nghiệp còn rất mơ hồ, nên nhiều doanh nghiệp chần chừ không muốn niêm yết. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn kinh doanh theo kiểu gia đình, hoặc theo mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên chưa có nhu cầu huy động vốn lớn, nguồn vốn hoạt độngcủa họ hiện chủ yếu dựa vào nguồn tín dụng của ngân hàng. Do vậy kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp vẫn chưa phát huy
hết tác dụng và chưa trở thành động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu.
Một lý do nữa khiến các công ty ngại huy động vốn trên thị trường là việc chi trả cổ tức. Với tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc tìm ra lãi để trả ở mức từ 15% trở lên như các năm trước là không dễ dàng. Trả cổ tức thấp thì các công ty niêm yết không muốn, vì lo ngại sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Vay ngân hàng với lãi suất 9% một năm vẫn tốt hơn.
Thứ ba, các doanh nghiệp niêm yết không phải là doanh nghiệp lớn, có khả năng phát triển hấp dẫn người đầu tư. Ngoài ra, ở một số công ty, niêm yết tỷ lệ vốn thuộc sở hữu nhà nước còn khá cao, do vậy, khối lượng cổ phiếu thực sự đưa vào giao dịch rất thấp.
3. Thị trường thứ cấp hoạt động trầm lắng, kém sôi động, tính thanh khoản của thị trường không cao là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hoạt động yếu kém của thị trường sơ cấp trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do việc công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trong một số trường hợp không trung thực, đánh mất lòng tin của công chúng đầu tư đối với thị trường. Có thể nêu vài ví dụ: Công ty đồ hộp Hạ Long CANFOCO, tổng giám đốc bị truy tố đến sáu tháng mà các nhà đầu tư trên TTCK không hề hay biết Công ty bánh kẹo Biên Hòa đến 30/6/2003 vẫn tiếp tục trì hoãn không công bố thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2002...
Năm 2003, sau 3 năm hoạt động, TTCK của Việt Nam còn bộc lộ nhiều khó khăn. Số lượng chứng khoán được đã niêm yết, giao dịch trên thị trường còn quá ít và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng số lượng chứng khoán của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong năm 2003 cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp Nhà nước, hơn 900 doanh nghiệp cổ phần hoá, 40.000 doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, nhưng mới chỉ có 21 loại cổ phiếu, 53 loại trái phiếu được niêm yết trên thị trường.
Năm 2005, có 30 công ty niêm yết, trong đó đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tổng giá trị cổ phiếu chỉ chiếm khoảng 0,6% GDP (nếu tính cả trái phiếu thì tổng giá trị niêm yết toàn thị trường chiếm 4,8% GDP).
Đến 8/2006, có 48 công ty niêm yết, đăng ký giao dịch tổng giá trị thị trường hơn 16850 tỷ đồng.
Thị trường niêm yết 2000 – 2005
Các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số CTyCK 7 8 9 12 13 14 Số tài khoản 2997 8774 13651 16502 21616 28672 Số CTyCK đăng ký đủ 5 NV 5 6 7 9 9 9 Công ty quản lý quỹ 2 6 Giá trị GD (tỷđ) +CP + TP 92 90 2 1035 958 77 1252 1129 123 2998 504 2495 18202 286 17883 21483 2166 19152