24. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công
3.1.4. Phương hướng phát triển ngành da giầy
• Giai đoạn từ nay đến năm 2010 ngành da giầy Việt Nam vẫn cần duy trì và lựa chọn sử dụng công nghệ truyền thống như hiện nay, đồng thời cần kết hợp đi nhanh vào công nghệ tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện đại ở những khâu quan trọng nhằm khắc phục nguy cơ chững lại, xuống dốc của ngành khi mất dần lợ thế so sánh về vị trí địa lý thuận lợi và giá nhân công rẻ. Từ nay đến năm 2010, thay dần trang thiết bị lạc hậu hết khấu hao, hiện đại hoá từng bước trong từng khâu quan trọng, đồng thời kết hợp với đầu tư mở rộng để tăng năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Việc đầu tư mở rộng cần được thực hiện chủ yếu trong các khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp chuyên ngành. Trong đầu tư công nghệ, thiết bị máy móc các doanh nghiệp cần quan tâm đến bảo vệ môi trường, hầu hết
đến cuối năm 2010 các doanh nghiệp da giầy Việt Nam áp dụng thực hiện hệ thống quản lý ISO 14000 về bảo vệ môi trường.
• Ngành da giầy có phương hướng đào tạo nhân lực được tiến hành đa dạng hoá: Đào tạo tại chỗ kết hợp kèm cặp ở doanh nghiệp, tại nơi sản suất; kết hơp đào tạo chính quy tại các trường trong và ngoài nước.
• Trong thời gian trước mắt cần ưu tiên các ngành nghề thiết kế mẫu mốt, kỹ thuật sản xuất giầy , kỹ thuật sản xuất da thuộc vì đây là những ngành nghề có vai trò quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
• Cần thành lập các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài (FDI), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giầy xuất khẩu được tham gia vào thị trường tài chính, giảm dần hình thức cho vay bằng thiết bị máy móc vật tư trong đầu tư gián tiếp hiện này bằng góp vốn