Phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp enzym nhằm định hướng ứng dụng trọng xử lyus nước thải hữu cơ​ (Trang 29 - 31)

+ Phương pháp xác định pH theo TCVN 6492 - 1999 (ISO 10523 - 1994) [21]

+ Xác định BOD theo TCVN 6001 - 1995 (ISO 5815 - 1989) [19]

Thử nghiệm BOD được thực hiện bằng cách hòa loãng mẫu nước thử với nước đã khử ion và bão hòa về oxy, thêm một lượng cố định vi sinh vật mầm giống, đo lượng oxy hòa tan và đậy chặt nắp mẫu thử để ngăn ngừa oxy không cho hòa tan thêm (từ ngoài không khí). Mẫu thử được giữ ở nhiệt độ 20 °C trong bóng tối để ngăn chặn quang hợp (nguồn bổ sung thêm ôxy ngoài dự kiến) trong vòng 5 ngày và sau đó đo lại lượng ôxy hòa tan. Khác biệt giữa lượng DO (oxy hòa tan) cuối và lượng DO ban đầu chính là giá trị của BOD. Giá trị BOD của mẫu đối chứng được trừ đi từ giá trị BOD của mẫu thử để chỉnh sai số nhằm đưa ra giá trị BOD chính xác của mẫu thử [2].

+ Xác định COD theo TCVN 6491 - 1999 (ISO 6060 - 1989). Xác định nhu cầu oxy hóa học [21]

Phạm vi áp dụng : Đối với nước có hàm lượng COD cao từ 30 ÷ 700 mg/l,

nếu giá trị COD vượt quá 700 mg/l mẫu nước cần pha loãng. Giá trị COD nằm

trong khoảng 300 - 600 mg/l đạt được độ chính xác cao nhất, hàm lượng Cl- < 1000

mg/l. Nguyên tắc: Trong môi trường axit sunfuric đặc, Với sự có mặt của xúc tác

Ag2SO4 thì khi đun nóng K2Cr2O7 oxi hoá các hợp chất hữu cơ. Chuẩn độ lượng dư

K2Cr2O7 bằng dung dịch muối Morh với chỉ thị feroin, tại điểm cuối chuẩn độ, màu

của dung dịch chuyển từ màu xanh lục sang màu nâu đỏ.

+ Xác định chất rắn lơ lửng (SS) theo TCVN 6625 – 2000

Lấy 10 ml nước đem lọc qua giấy lọc đã được sấy khô ở trọng lượng không đổi (105 o

Luận văn Thạc sĩ sinh học Nguyễn Thị Hồng Hà

T1 – T2 .1000 SS (mg/l) = --- SS (mg/l) = ---

V

Trong đó: T1: Khối lượng cặn và giấy lọc

T2: Khối lượng giấy lọc (mg)

V: Thể tích mẫu nước.

+ Xác định chất rắn lơ lửng (SS) theo TCVN 6625 - 2000 [14]

Lấy 10 ml nước đem lọc qua giấy lọc đã được sấy khô ở trọng lượng không đổi (105 o

C). Công thứ c: SS (mg/l) = (T1 – T2 .1000)/ V

Trong đó: T1: Khối lượng cặn và giấy lọc; T2: Khối lượng giấy lọc (mg); V: Thể tích mẫu nước.

+ Xác định P tổng theo Hach DR2800-10127

Nguyên tắc xác định: Trong môi trường axit, amonimolipdat phản ứng với dung dịch octophotphat tạo thành axit tạp (Axit molipdophtphoric). Với sự có mặt của vannadat axit vannadomolipdophotphoric màu vàng được hình thành. Cường độ màu thể hiện nồng độ photphat trong dung dịch. Nồng độ tối thiểu có thể phát hiện được là 10-4 g/l.

+ Xác định N tổng theo TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984)

Nguyên tắc chung của phương pháp này là dùng axit sunfuric đậm đặc oxy

hóa toàn bộ các hợp chất hữu cơ có nitơ về amoniac (NH3). Do vậy, không để lẫn

với lượng amoni mới được hình thành phải phân tích xác định NH3 tự do có sẵn

trong mẫu nước thải trước để hiệu chỉnh về sau. NH3 mới sinh ra và NH3 tự do đều

kết hợp với axit sunfuric đậm đặc để chuyển thành muối amoni sunfat. Sau đó lại

tách toàn bộ NH3 từ amoni sunfat (vừa hình thành) bay ra khỏi dung dịch bằng cách

đun nóng dung dịch với NaOH.

+ Phương pháp xác định giá tri ̣ SV30 (solid value)

Đây là phương pháp xác đi ̣nh khả năng ta ̣o bùn lắng của di ̣ch xử lý . Dịch nước thải đã được xử l ý lắc đều rót vào ống đong 500 ml. Để lắng tự nhiên , sau 30

Luận văn Thạc sĩ sinh học Nguyễn Thị Hồng Hà

phút ghi lại thể tích bùn lắng (Vtb). Giá tri ̣ SV30 đươ ̣c tính như sau:

SV30 = (Vtb/500)×100.

+ Xác định Coliforms theo TCVN 6187 - 2 : 1996 (ISO 9308 - 2:1990) [20]

Mỗi độ pha loãng được nuôi cấy lặp lại nhiều lần (3 ÷ 10 lần). Các độ pha loãng được lựa chọn sao cho trong các lần lặp lại có số lần dương tính và có số lần âm tính. Số lần dương tính được ghi nhận và so với bảng thống kê Mac Crady.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp enzym nhằm định hướng ứng dụng trọng xử lyus nước thải hữu cơ​ (Trang 29 - 31)