HOA ĐẦU
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm cytokinin đến sự tạo chồi cây Bình vôi hoa đầu vôi hoa đầu
Trong môi trường nghiên cứu in vitro, khi bổ sung các chất kích thích sinh trưởng như auxin, cytokinin, gibberellin sẽ kích thích sự sinh trưởng phát triển và phân hóa của các cơ quan, từ đó tạo nên sự sinh trưởng, phát triển tốt cho các mô và tổ chức. Tuy nhiên, mỗi loài thực vật lại thích hợp với một loại và một nồng độ chất kích thích sinh trưởng khác nhau. Vì vậy, việc tìm ra công thức môi trường với nồng độ và chất kích thích thích hợp với từng loài cây, từng giai đoạn phát triển là bước quan trọng trong quy trình nhân giống in vitro.
3.2.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng tạo chồi cây Bình vôi hoa đầu đầu
BAP (6-benzyl Amino Purin) là hormone thuộc nhóm cytokinin. Cytokinin là hoocmon phân bào, là dẫn xuất của adenin, có ảnh hưởng tới sự phân chia tế bào, sự thay đổi ưu thế ngọn và phân hóa chồi trong nuôi cấy mô tế bào thực vật. Chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm cytokinin có vai trò quan trọng trong tạo đa chồi của mẫu nuôi cấy. Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng tạo chồi cây Bình vôi hoa đầu được thực hiện trên 3 công thức môi trường với nồng độ BAP khác nhau như Bảng 3.2, và so sánh với mẫu trong môi trường đối chứng (ĐC).
Các mẫu cấy được theo dõi và lấy số liệu theo các chỉ tiêu: Số chồi/mô, chiều dài chồi, chiều dài cuống lá, màu sắc lá, màu sắc chồi. Các số liệu được lấy định kỳ
28
sau 3 tuần, 5 tuần và 7 tuần để đánh giá khả năng tạo chồi cũng như tình trạng mẫu cấy ở mỗi môi trường nghiên cứu và được trình bày trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tạo chồi cây Bình vôi hoa đầu
Công thức môi trường Nồng độ BAP (mg/l) Tỷ lệ mô tạo chồi (%) Số chồi/mô Chiều cao chồi (cm) Chiều dài lá (cm) Sau 3 tuần ĐC 0 100 1,03 ± 0,03 0,77 ± 0,12 1,50 ± 0,11 NC1 0,5 100 1,16 ± 0,07 0,43 ± 0,04 1,17 ± 0,06 NC2 1,0 100 1,67 ± 0,14 0,72 ± 0,05 0,92 ± 0,05 NC3 1,5 100 1,07 ± 0,05 0,43 ± 0,04 1,00 ± 0,11 Sau 5 tuần ĐC 0 100 1,18 ± 0,08 0,89 ± 0,11 1,75 ± 0,13 NC1 0,5 100 1,33 ± 0,14 0,55 ± 0,04 1,41 ± 0,06 NC2 1,0 100 1,70 ± 0,14 0,95 ± 0,05 1,19 ± 0,05 NC3 1,5 100 1,21 ± 0,12 0,60 ± 0,06 1,16 ± 0,1 Sau 7 tuần ĐC 0 100 1,21 ± 0,08 1,16 ± 0,12 2,30 ± 0,18 NC1 0,5 100 1,44 ± 0,15 0,84 ± 0,04 2,00 ± 0,29 NC2 1,0 100 1,74 ± 0,15 1,07 ± 0,05 1,56 ± 0,06 NC3 1,5 100 1,43 ± 0,13 0,72 ± 0,06 1,30 ± 0,11 Kết quả Bảng 3.2 cho thấy, ở mỗi công thức nghiên cứu ĐC, NC1, NC2, NC3 đều cho tỷ lệ mô tạo chồi là 100%. Tỷ lệ số chồi/mô ở các môi trưởng có bổ sung BAP đều cao hơn môi trường đối chứng (ĐC) cho thấy khả năng tạo chồi cao hơn khi có chất kích thích BAP. Trong đó, công thức môi trường NC2 với nồng độ BAP 1mg/l cho tỷ lệ số chồi/mô cao nhất và liên tục trong 3 lần lấy số liệu: sau 3 tuần là
29
1,67; sau 5 tuần là 1,7; sau 7 tuần là 1,74. Các chỉ tiêu còn lại như: Chiều cao chồi, chiều dài cuống lá cho thấy mẫu cây sinh trưởng bình thường.
Qua quan sát thấy rằng, màu sắc lá của một số mẫu ở công thức NC3 chuyển sang màu vàng từ tuần 5, sinh trưởng của cây bị ức chế. Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nồng độ BAP 1,0 mg/l là có hiệu quả cao nhất trong việc tạo