Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài côn trùng họ bọ hung (coleoptera scarabaeidae) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la​ (Trang 33 - 37)

Điều tra thực địa đƣợc tiến hành ở KBTTN Copia, tỉnh Sơn La (Hình 5). Nghiên cứu tiến hành khảo sát, thu thập mẫu vật Scarabaeidae tại 3 sinh cảnh rừng khác nhau: rừng chƣa bị tác động bởi cháy rừng (rừng tốt, ký hiệu SC1), rừng mới cháy khoảng 4 – 6 tuần (ký hiệu SC2) và rừng đang phục hồi sau cháy từ 1 – 3 năm (ký hiệu SC3) (Hình 4). Mỗi sinh cảnh khảo sát có diện tích khoảng 10.000m2

Bảng 1. Đặc điểm các sinh cảnh rừng nghiên cứu

Sinh cảnh SC1 SC2 SC3

Đặc điểm

Sinh cảnh rừng tốt, hai bên rừng có nhiều cây gỗ lớn, tán rộng, lâu năm, chiều cao trung bình

Sinh cảnh rừng mới cháy, toàn bộ thảm thực vật bị đốt cháy, rừng chỉ còn lại thân của

Sinh cảnh rừng đang phục hồi, thảm thực vật của rừng chủ yếu là những cây gỗ nhỏ

khoảng 25 – 40 m, đƣờng kính thân dao động trong khoảng 0,2 – 0,5 m. Bên cạnh các cây gỗ còn có nhiêu cây thân leo, trảng có và cây bụi, trong rừng có nhiều lối mòn nhỏ (Hình 4a). các cây thân gỗ chơ lá (Hình 4b). và vừa, rừng trồng và rừng đang tái sinh tự nhiên, tán hẹp và thƣa, chiều cao trung bình 10 – 20 m; chủ yếu là cây keo, các cây thân leo, cây bụi (Hình 4c).

Tọa độ các điểm khảo sát:

Bẫy đèn tại sinh cảnh SC1: 21°19’50.1”N 103°35’30.0”E (xã Co Mạ). Bẫy đèn tại sinh cảnh SC2: 21°21’11.0”N 103°36’24.3”E (xã Chiềng Bôm). Bẫy đèn tại sinh cảnh SC3: 21°22’09.5”N 103° 37’35.4”E (xã Chiềng Bôm). Phân tích, định loại mẫu vật đƣợc thực hiện tại phòng Hệ thống học côn trùng, viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.

Hình 4. Các sinh cảnh rừng nghiên cứu

a, sinh cảnh SC1; b, sinh cảnh SC2; c, sinh cảnh SC3.

(Nguồn: Phạm Văn Anh, 2016)

(Nguồn: Google maps, 2018)

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài tự nhiên

Mẫu vật Scarabaeidae đƣợc thu cả vào ban ngày và ban đêm. Tiến hành thu mẫu côn trùng họ Bọ hung bằng các phƣơng bằng các phƣơng pháp vợt tay, bẫy đèn và bẫy UV. Thu mẫu bằng vợt tay đƣợc thực hiện dọc theo các tuyến đƣờng ven rừng và lối mòn trong rừng thuộc địa phận các xã: Co Mạ và Chiềng Bôm. Các loài đƣợc thu bằng phƣơng pháp này không đƣợc sử dụng để so sánh về thành phần loài giữa các dạng sinh cảnh nghiên cứu, mà để bổ sung dẫn liệu về thành phần loài.

Bẫy đèn đƣợc đặt trong khoảng thời gian khống chế từ 19 – 23h, bẫy UV đƣợc đặt qua đêm từ 18h30 ngày hôm trƣớc đến 6h30 sáng ngày hôm sau. Tại mỗi sinh cảnh đặt 1 bẫy đèn và 1 bẫy UV trong mỗi đợt khảo sát.

(Nguồn: Phạm Văn Phú, 2016)

Hình 6. Thu mẫu ngoài thực địa bằng bẫy UV (trái) và bẫy đèn (phải)

Mẫu vật sau khi thu đƣợc xử lý, bảo quản trong cồn 700, hoặc gây chết bằng etyl axetat sau đó bảo quản khô trong đệm bông đặt trong các hộp kín có chứa băng phiến.

Các số liệu sinh thái nhƣ thảm thực vật, độ cao, độ ẩm, nhiệt độ, tọa độ GPS…đều đƣợc thu thập đầy đủ ngoài thực địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài côn trùng họ bọ hung (coleoptera scarabaeidae) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la​ (Trang 33 - 37)